Saudi Arabia sẽ không một mình bù đắp cho phần sản lượng giảm bởi Iran

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Một nguồn tin thân cận với các nhà hoạch đình chính sách dầu mỏ Saudi Arabia cho biết nước này đang theo dõi tác động của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran tới các nguồn cung dầu mỏ và sẵn sàng bù cho bất kỳ thiếu hụt nào, nhưng họ sẽ không hành động một mình.

Ngày 8/5 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ thỏa thuận hạn nhân với Iran và thông báo các lệnh cấm vận mức cao nhất chống lại thành viên OPEC này. Các thỏa thuận ban đầu đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của mình.

Iran là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 của OPEC sau Saudi Arabia và Iraq. Trong đợt trừng phạt gần nhất, nguồn cung dầu mỏ của Iran đã giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày, nhưng nước này tái xuất hiện như một nhà xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt, đặc biệt sang các nhà máy lọc dầu ở châu Á, sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ trong tháng 1/2016.
Riyadh đang làm việc với UAE, nước giữ chức chủ tịch của OPEC trong năm 2018, và Nga nhà sản xuất ngoài OPEC để phối hợp và tham vấn thị trường. Ông cho biết bất kỳ hành động nào sẽ được phối hợp giữa các đối tác trong và ngoài OPEC nếu cần.

Thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu mỏ của các nước trong và ngoài OPEC đã xóa dư cung toàn cầu và tăng giá. Thỏa thuận này hết hạn vào cuối năm 2018. Các quan chức từ Saudi Arabia, UAE và Nga cùng với vài nhà sản xuất khác trong hiệp ước này sẽ nhóm họp vào ngày 22-23/5 tại Saudi Arabia.

r

Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và nhà sản xuất hàng đầu của OPEC đã lo ngại về tác động tiêu cực từ khả năng tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ của các nước tiêu thụ dầu. Nhưng Saudi Arabia có đủ công suất sản xuất dầu mỏ - hiện ở mức 12 triệu thùng/ngày - để duy trì sự ổn định của thị trường.

Iran sản xuất khoảng 3,8 triệu thùng/ngày. Khi thỏa thuận hạt nhân của Iran có hiệu lực, xuất khẩu của họ tăng lên khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, từ mức chưa tới 1 triệu thùng/ngày. Phần lớn xuất khẩu dầu của Iran sang châu Á, chỉ khoảng 600.000 thùng/ngày được chuyển sang châu Âu. Các nhà phân tích hiện nay dự kiến nguồn cung của Iran giảm khoảng 200.000 tới 1 triệu thùng/ngày, phụ thuộc có bao nhiêu nước cắt giảm cùng với Washington.

Dự đoán các lệnh trừng phạt mới của Mỹ có thể gây thiệt hại cho xuất khẩu dầu thô của Iran và gây căng thẳng tại Trung Đông đã đẩy giá dầu tăng trong vài tuần qua. Dầu Brent giao dịch khoảng 77 USD/thùng, ở mức cao 3 năm rưỡi trong ngày 9/5, nâng lo ngại rằng giá sẽ quá cao và quá nhanh.

Ông Trump đã cáo buộc OPEC trong tháng trước về việc thúc đẩy giá giả tạo trên trang Twitter, lần đầu tiên ông đề cập tới OPEC trên phương tiện truyền thông xã hội.

Một đồng minh quan trọng của Mỹ là Saudi Arabia đã hoan nghênh quyết định rút khỏi thỏa thuận với Iran của Trump và tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế.

Riyadh cũng cho biết họ sẽ làm việc với các nước trong và ngoài OPEC để giảm nhẹ ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt dầu trong một dấu hiệu rõ ràng rằng nước này đã phối hợp với Washington trong thời gian trước đó.

Các nước trong và ngoài OPEC nhóm họp vào tháng 6 tới và họ được dự kiến rộng rãi sẽ duy trì việc hạn chế nguồn cung cho đến hết năm 2018.

Nhưng xuất khẩu của Iran giảm do các lệnh trừng phạt của Mỹ, cộng với gián đoạn nguồn cung tại các thành viên OPEC như Venezuela, có thể giảm nguồn cung nhiều hơn so với dự kiến, dẫn tới khả năng giá tăng vọt.

Nhưng nguồn tin OPEC cho biết sự gia tăng về giá do những lo lắng của thị trường về nguồn cung sẽ không phải là một tham số để OPEC điều chỉnh sản lượng.

Bất kỳ quyết định nâng sản lượng trong tháng 6 sẽ được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt hay giảm sản lượng từ bất kỳ nguồn cung cấp dầu thô nào không chỉ Iran.

Saudi Arabia không dự kiến có tác động vật lý nào tới thị trường dầu mỏ từ các lệnh trừng phạt của Mỹ cho tới quý 3 và 4 năm nay.

Mục tiêu của OPEC vẫn là giảm tồn kho dầu thô toàn cầu xuống mức chấp nhận được và bất kỳ điều chỉnh nào trong mục tiêu sản lượng nên được thực hiện theo cách phối hợp.

Nguồn: VITIC/Retuers
 

Việc làm nổi bật

Top