Hai hãng dầu khí Shell và ExxonMobil đang phải đối mặt với sự chỉ trích gắt gao từ cơ quan giám sát quảng cáo Hà Lan hôm 15.8 vì đã quảng cáo rằng khí đốt là loại 'nhiên liệu hóa thạch sạch nhất' thế giới.
Theo The Guardian, đây là lần thứ hai Cơ quan Quản lý Tiêu chuẩn Quảng cáo Hà Lan lên tiếng chống lại ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, sau đợt tẩy chay Statoil hồi tháng 6.2017 vì hãng dầu khí quốc gia Na Uy đã gọi khí đốt là “năng lượng sạch” và “nhiên liệu thải thấp”.
“Việc dùng từ ngữ chỉ mức độ tuyệt đối trong nội dung quảng cáo hàm ý rằng nhiên liệu hóa thạch là sạch sẽ vì chúng không gây thiệt hại cho môi trường. Nhưng nội dung đó không chính xác và không phù hợp với tiêu chuẩn quảng cáo ở Hà Lan”, Cơ quan Quản lý Tiêu chuẩn Quảng cáo Hà Lan nhận định.
Để giảm thiểu mức trừng phạt mới nhất từ cơ quan giám sát quảng cáo Hà Lan, các phiên bản quảng cáo trực tuyến của Shell và ExxonMobil đã phải thay đổi nội dung “nhiên liệu hóa thạch sạch nhất” thành “nhiên liệu hóa thạch ít gây ô nhiễm nhất”. Đồng thời, đại diện của NAM, công ty thăm dò và sản xuất được sở hữu bởi cả Shell và ExxonMobil, cũng thừa nhận rằng nội dung quảng cáo bản gốc đã gây ra hiểu nhầm.
“Cách hành động rõ ràng của ban quản trị tiêu chuẩn quảng cáo là rất quan trọng, đặc biệt khi thỉnh thoảng các công ty dầu khí vẫn đưa ra những giá trị thông điệp sai lệch đến cho người dân. Để ngăn ngừa quá trình thay đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng, chúng ta cần phải chấm dứt sự phụ thuộc vào tất cả các nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả khí đốt”, Paul de Clerk, người đứng đầu Ban Tư pháp Kinh tế của Friends of the Earth Europe, một tổ chức phi chính phủ về bảo vệ môi trường lớn nhất ở châu Âu, có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nói.
Khí đốt và môi trường hiện cũng là vấn đề đang gây tranh cãi và khiến Hội nghị Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Hamburg (Đức) hồi tháng 7.2017 chia rẽ, sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đẩy mạnh khí đốt và mô tả đó là “công nghệ sạch”. Trong khi đó theo giới nghiên cứu châu Âu lượng carbon mà khí đốt tự nhiên thải ra môi trường cao hơn rất nhiều so với năng lượng tái tạo.
“Việc dùng từ ngữ chỉ mức độ tuyệt đối trong nội dung quảng cáo hàm ý rằng nhiên liệu hóa thạch là sạch sẽ vì chúng không gây thiệt hại cho môi trường. Nhưng nội dung đó không chính xác và không phù hợp với tiêu chuẩn quảng cáo ở Hà Lan”, Cơ quan Quản lý Tiêu chuẩn Quảng cáo Hà Lan nhận định.
Để giảm thiểu mức trừng phạt mới nhất từ cơ quan giám sát quảng cáo Hà Lan, các phiên bản quảng cáo trực tuyến của Shell và ExxonMobil đã phải thay đổi nội dung “nhiên liệu hóa thạch sạch nhất” thành “nhiên liệu hóa thạch ít gây ô nhiễm nhất”. Đồng thời, đại diện của NAM, công ty thăm dò và sản xuất được sở hữu bởi cả Shell và ExxonMobil, cũng thừa nhận rằng nội dung quảng cáo bản gốc đã gây ra hiểu nhầm.
“Cách hành động rõ ràng của ban quản trị tiêu chuẩn quảng cáo là rất quan trọng, đặc biệt khi thỉnh thoảng các công ty dầu khí vẫn đưa ra những giá trị thông điệp sai lệch đến cho người dân. Để ngăn ngừa quá trình thay đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng, chúng ta cần phải chấm dứt sự phụ thuộc vào tất cả các nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả khí đốt”, Paul de Clerk, người đứng đầu Ban Tư pháp Kinh tế của Friends of the Earth Europe, một tổ chức phi chính phủ về bảo vệ môi trường lớn nhất ở châu Âu, có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nói.
Khí đốt và môi trường hiện cũng là vấn đề đang gây tranh cãi và khiến Hội nghị Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Hamburg (Đức) hồi tháng 7.2017 chia rẽ, sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đẩy mạnh khí đốt và mô tả đó là “công nghệ sạch”. Trong khi đó theo giới nghiên cứu châu Âu lượng carbon mà khí đốt tự nhiên thải ra môi trường cao hơn rất nhiều so với năng lượng tái tạo.
Phương Anh
Báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên
Relate Threads