Siemen thông báo sẽ rút toàn bộ vốn khỏi Interautomatika và phong tỏa việc giao nhận thiết bị sản xuất điện cho các công ty nhà nước của Nga.
Ngày 21/7, Tập đoàn công nghiệp Siemens của Đức tuyên bố sẽ rút khỏi công ty liên doanh Interautomatika của Nga sau khi phát hiện 4 tuốc-bin khí mà Interautomatika bán cho một số công ty tại nước này lại xuất hiện ở Crimea (Crưm), khu vực vốn đang chịu các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).
Trong một thông báo, tập đoàn có trụ sở tại Munich cho biết các tuốc-bin khí trên đã được chuyển giao vào mùa Hè năm 2016, sau đó được chỉnh sửa và nhập trái phép vào Crimea. Siemens nhấn mạnh sự việc trên rõ ràng vi phạm trách nhiệm, các hợp đồng giao nhận của tập đoàn cũng như các quy định của EU.
Theo nhiều nguồn tin, công ty Interautomatika dính líu tới việc lắp đặt và đưa các tuốc-bin nói trên đi vào hoạt động tại Crimea.
Siemen thông báo sẽ rút toàn bộ vốn khỏi Interautomatika và phong tỏa việc giao nhận thiết bị sản xuất điện cho các công ty nhà nước của Nga.
Siemens cũng sẽ chấm dứt thỏa thuận cấp phép cho thiết bị sản xuất điện mà tập đoàn đã ký với nhiều công ty Nga, đồng thời đang cân nhắc khả năng hợp tác giữa các công ty chi nhánh của tập đoàn và nhiều tổ chức khác trên thế giới liên quan đến giao dịch hàng hóa với Nga.
Sau khi Bán đảo Crimea sáp nhập trở lại vào LB Nga hồi năm 2014, vùng lãnh thổ này đã bị Liên minh châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt về công nghệ năng lượng./.
Ngày 21/7, Tập đoàn công nghiệp Siemens của Đức tuyên bố sẽ rút khỏi công ty liên doanh Interautomatika của Nga sau khi phát hiện 4 tuốc-bin khí mà Interautomatika bán cho một số công ty tại nước này lại xuất hiện ở Crimea (Crưm), khu vực vốn đang chịu các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).
Theo nhiều nguồn tin, công ty Interautomatika dính líu tới việc lắp đặt và đưa các tuốc-bin nói trên đi vào hoạt động tại Crimea.
Siemen thông báo sẽ rút toàn bộ vốn khỏi Interautomatika và phong tỏa việc giao nhận thiết bị sản xuất điện cho các công ty nhà nước của Nga.
Siemens cũng sẽ chấm dứt thỏa thuận cấp phép cho thiết bị sản xuất điện mà tập đoàn đã ký với nhiều công ty Nga, đồng thời đang cân nhắc khả năng hợp tác giữa các công ty chi nhánh của tập đoàn và nhiều tổ chức khác trên thế giới liên quan đến giao dịch hàng hóa với Nga.
Sau khi Bán đảo Crimea sáp nhập trở lại vào LB Nga hồi năm 2014, vùng lãnh thổ này đã bị Liên minh châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt về công nghệ năng lượng./.
TTXVN
Relate Threads