Năm ngoái, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) lãi 500 tỷ đồng trên doanh thu 50.000 tỷ đồng, con số quá khiêm tốn song dù sao kết quả kinh doanh còn dương. Tình hình năm nay, chia sẻ với báo giới vào cuối tuần qua tại Hà Nội, tân Tổng Giám đốc Cao Hoài Dương nói rằng “hai chữ lợi nhuận bây giờ quá xa xỉ”.
Nhìn thấy lỗ từng ngày
Ông Dương vừa nhận “ghế” Tổng Giám đốc PV Oil từ tháng 1/2016, “gánh” luôn cuộc khủng hoảng của giá dầu. Kinh qua nhiều vị trí chủ chốt tại nhiều đơn vị trong ngành Dầu khí, song có lẽ đây là “ca” khó nhất của CEO này.
“Câu chuyện có lẽ phải đi từ cái gốc như thế này: theo Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu thì tất cả doanh nghiệp đầu mối, trong đó có PV Oil, luôn phải có dự trữ về sản phẩm xăng dầu tương đương với 30 ngày hoạt động.
Năm 2015 diễn biến giá dầu nửa năm đầu hoặc là đi ngang hoặc là có hơi lên một chút, 6 tháng cuối năm bắt đầu cứ thế đi xuống, trong làm kinh doanh, chúng tôi cũng chắt chiu, dành dụm…, cũng còn có được một chút lợi nhuận, xấp xỉ 500 tỷ đồng, dù so với doanh thu 50.000 tỷ thì ai cũng thấy rằng tỷ suất lợi nhuận rất là nhỏ.
Bước sang đầu năm 2016, giá dầu liên tục giảm, ngày hôm nay thấp hơn ngày hôm qua và ngày mai lại thấp hơn ngày hôm nay. Các anh chị hình dung, hàng mình mua, mình nhập, ký hợp đồng trong ngày hôm nay, giá ngày hôm nay thì sớm nhất cũng phải vài ngày mới về đến kho, và đến tay người tiêu dùng cũng mất từ 1 tuần đến 10 ngày. Như vậy là khi bán ra thì giá đã tụt rồi. Chuyện lỗ là nó xuất phát như vậy.
Do hàng phải luôn luôn dự trữ 30 ngày, nhưng khi chúng tôi đảo hàng bán ra thì phải theo chu kỳ 15 ngày điều chỉnh theo giá thế giới, lúc này giá đã thấp hơn giá khi nhập vào. Đó là nguyên nhân lớn nhất gây lỗ” – ông Dương chia sẻ.
“Chia lửa” với Dung Quất
Nhưng câu chuyện trên mới chỉ là một vế của vấn đề. PV Oil là doanh nghiệp 100% vốn của Tập đoàn Dầu khí, Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng là đơn vị 100% vốn của Tập đoàn, coi như là “người cùng nhà”.
“So với các đơn vị xăng dầu đầu mối khác, chúng tôi có nhiệm vụ được Tập đoàn giao là ưu tiên tiêu thụ hàng Dung Quất. Năm nay kế hoạch của chúng tôi là sẽ kinh doanh khoảng 3,2 triệu tấn/m3 xăng dầu, trong đó hơn 2/3 là chúng tôi mua của Dung Quất” – ông Dương cho biết.
Trong khi đó, Nhà máy Dung Quất đang kêu trời vì các sản phẩm xăng dầu nội bị áp mức thuế nhập khẩu cao hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do (Form D).
Đặc biệt, với Thông tư 201/2015/TT-BTC ngày 16/12/2015, thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc giảm chỉ còn một nửa so với thuế áp đối với xăng Dung Quất (10% so với 20%). Như vậy, riêng về chi phí thuế, xăng Dung Quất đã cao hơn xăng nhập 4,87 USD/thùng (tính theo giá trung bình tháng 1/2016 của sản phẩm xăng).
“Nếu như các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối khác, không ràng buộc gì cả, thì họ vẫn thích nhập khẩu bên ngoài về vì có chênh lệch về thuế. Chúng tôi không có được sự linh hoạt như vậy, nhưng chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ, các đơn vị trong Tập đoàn phải chia sẻ với nhau, phải ưu tiên nhập hàng của Dung Quất trước” – Tổng Giám đốc PV Oil nói.
“Khó lúc này, dễ lúc khác”
Theo ông Dương, trong điều kiện bình thường, công suất của Dung Quất là 6,5 triệu tấn (dầu thô)/năm, trong khi đó nhu cầu xăng dầu toàn thị trường là 16 – 17 triệu tấn, một mình Nhà máy Dung Quất cũng không thể nào đáp ứng được, vẫn phải nhập từ bên ngoài.
Nhưng bối cảnh hiện nay, nếu như so sánh đơn thuần về giá thì đúng là mua của bên ngoài được lợi hơn nhiều, và vì PV Oil đang phải chấp nhận mất đi lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.
“Chúng tôi không có cách nào khác là phải tự co kéo. Cùng là đơn vị thành viên của Tập đoàn thì chúng tôi phải chia sẻ khó khăn với nhau vì lợi ích chung của Tập đoàn, không thể nào mình chỉ bo bo nghĩ về mình được.
Thực ra tôi vẫn hy vọng rằng có lúc này, lúc khác. Chẳng có cái gì mãi mãi là lợi thế hay mãi mãi là bất lợi cả. Cho nên tôi nghĩ là khó lúc này sẽ dễ lúc khác. Có lúc chúng tôi khó khăn thì Dung Quất lại hỗ trợ”.
Ông Dương vừa nhận “ghế” Tổng Giám đốc PV Oil từ tháng 1/2016, “gánh” luôn cuộc khủng hoảng của giá dầu. Kinh qua nhiều vị trí chủ chốt tại nhiều đơn vị trong ngành Dầu khí, song có lẽ đây là “ca” khó nhất của CEO này.
“Câu chuyện có lẽ phải đi từ cái gốc như thế này: theo Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu thì tất cả doanh nghiệp đầu mối, trong đó có PV Oil, luôn phải có dự trữ về sản phẩm xăng dầu tương đương với 30 ngày hoạt động.
Năm 2015 diễn biến giá dầu nửa năm đầu hoặc là đi ngang hoặc là có hơi lên một chút, 6 tháng cuối năm bắt đầu cứ thế đi xuống, trong làm kinh doanh, chúng tôi cũng chắt chiu, dành dụm…, cũng còn có được một chút lợi nhuận, xấp xỉ 500 tỷ đồng, dù so với doanh thu 50.000 tỷ thì ai cũng thấy rằng tỷ suất lợi nhuận rất là nhỏ.
Bước sang đầu năm 2016, giá dầu liên tục giảm, ngày hôm nay thấp hơn ngày hôm qua và ngày mai lại thấp hơn ngày hôm nay. Các anh chị hình dung, hàng mình mua, mình nhập, ký hợp đồng trong ngày hôm nay, giá ngày hôm nay thì sớm nhất cũng phải vài ngày mới về đến kho, và đến tay người tiêu dùng cũng mất từ 1 tuần đến 10 ngày. Như vậy là khi bán ra thì giá đã tụt rồi. Chuyện lỗ là nó xuất phát như vậy.
Do hàng phải luôn luôn dự trữ 30 ngày, nhưng khi chúng tôi đảo hàng bán ra thì phải theo chu kỳ 15 ngày điều chỉnh theo giá thế giới, lúc này giá đã thấp hơn giá khi nhập vào. Đó là nguyên nhân lớn nhất gây lỗ” – ông Dương chia sẻ.
“Chia lửa” với Dung Quất
Nhưng câu chuyện trên mới chỉ là một vế của vấn đề. PV Oil là doanh nghiệp 100% vốn của Tập đoàn Dầu khí, Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng là đơn vị 100% vốn của Tập đoàn, coi như là “người cùng nhà”.
“So với các đơn vị xăng dầu đầu mối khác, chúng tôi có nhiệm vụ được Tập đoàn giao là ưu tiên tiêu thụ hàng Dung Quất. Năm nay kế hoạch của chúng tôi là sẽ kinh doanh khoảng 3,2 triệu tấn/m3 xăng dầu, trong đó hơn 2/3 là chúng tôi mua của Dung Quất” – ông Dương cho biết.
Trong khi đó, Nhà máy Dung Quất đang kêu trời vì các sản phẩm xăng dầu nội bị áp mức thuế nhập khẩu cao hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do (Form D).
Đặc biệt, với Thông tư 201/2015/TT-BTC ngày 16/12/2015, thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc giảm chỉ còn một nửa so với thuế áp đối với xăng Dung Quất (10% so với 20%). Như vậy, riêng về chi phí thuế, xăng Dung Quất đã cao hơn xăng nhập 4,87 USD/thùng (tính theo giá trung bình tháng 1/2016 của sản phẩm xăng).
“Nếu như các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối khác, không ràng buộc gì cả, thì họ vẫn thích nhập khẩu bên ngoài về vì có chênh lệch về thuế. Chúng tôi không có được sự linh hoạt như vậy, nhưng chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ, các đơn vị trong Tập đoàn phải chia sẻ với nhau, phải ưu tiên nhập hàng của Dung Quất trước” – Tổng Giám đốc PV Oil nói.
“Khó lúc này, dễ lúc khác”
Theo ông Dương, trong điều kiện bình thường, công suất của Dung Quất là 6,5 triệu tấn (dầu thô)/năm, trong khi đó nhu cầu xăng dầu toàn thị trường là 16 – 17 triệu tấn, một mình Nhà máy Dung Quất cũng không thể nào đáp ứng được, vẫn phải nhập từ bên ngoài.
Nhưng bối cảnh hiện nay, nếu như so sánh đơn thuần về giá thì đúng là mua của bên ngoài được lợi hơn nhiều, và vì PV Oil đang phải chấp nhận mất đi lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác.
“Chúng tôi không có cách nào khác là phải tự co kéo. Cùng là đơn vị thành viên của Tập đoàn thì chúng tôi phải chia sẻ khó khăn với nhau vì lợi ích chung của Tập đoàn, không thể nào mình chỉ bo bo nghĩ về mình được.
Thực ra tôi vẫn hy vọng rằng có lúc này, lúc khác. Chẳng có cái gì mãi mãi là lợi thế hay mãi mãi là bất lợi cả. Cho nên tôi nghĩ là khó lúc này sẽ dễ lúc khác. Có lúc chúng tôi khó khăn thì Dung Quất lại hỗ trợ”.
Theo Đức Sơn/Pháp luật Việt Nam
Relate Threads