Một báo cáo sơ bộ của Ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thương mại quốc tế cho thấy, việc tăng khai thác dầu thô khi giá dầu xuống thấp là bất lợi.
Nên cân nhắc việc khai thác thêm dầu
Báo cáo về tình hình kinh tế thế giới và trong nước 7 tháng đầu năm và dự báo những tháng cuối năm của cơ quan nghiên cứu này cho biết, giá dầu thế giới có xu hướng tăng nhẹ trong tháng 7, trong đó giá dầu WTI tăng từ mức trung bình 45,18 đô la Mỹ/thùng tháng 6-2017 lên 47,12 đô la Mỹ/thùng ngày 19-7-2017 do dự trữ dầu của Mỹ giảm mạnh.
Giá dầu dự kiến sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm trong bối cảnh giá dầu thế giới tháng 7 đã giảm 12% so với đầu năm.
Báo cáo đánh giá, đây là điểm cần đặc biệt chú ý khi Việt Nam xem xét khả năng khai thác thêm 1 triệu tấn dầu. Theo báo cáo trước đây, điểm hòa vốn trong khai thác dầu của Việt Nam ở mức khoảng 50 đô la Mỹ.
Báo cáo này cũng lưu ý rằng việc giá dầu giảm sâu dưới 50 đô la Mỹ cho thấy Chính phủ nên cân nhắc lại kế hoạch khai thác thêm dầu phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.
Trong báo cáo mới nhất (Shorterm Energy Outlook tháng 7-2017), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo giá dầu WTI sẽ ở mức trung bình 48,95 đô la Mỹ/thùng và giá dầu Brent là 50,79 đô la Mỹ/thùng trong năm 2017, thấp hơn so với các dự báo trước đó.
Xuất khẩu không thuận lợi
Báo cáo cho biết, các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu đang được các nước lớn như Mỹ và Úc tăng cường áp dụng.
Mỹ đang tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với máy giặt nhập khẩu, trong đó có sản phẩm của Samsung, LG sản xuất tại Việt Nam. Nếu bị áp mức thuế đặc biệt hoặc áp dụng hạn ngạch vào thị trường Mỹ, Samsung và LG tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh việc thông báo chấm dứt điều tra chống bán phá giá với sợi polyester nhập khẩu từ Việt Nam, Mỹ cũng đã thông báo từ ngày 2-8-2017 sẽ kiểm tra 100% lô hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu của Việt Nam.
Ngày 3-7, Yổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ quan điểm sẽ áp đặt thuế đối với thép và một số kim loại nhập khẩu khác. Mức thuế này được dự đoán ở mức 20%, nhưng có thể thay đổi tùy theo từng loại thép hoặc quốc gia xuất khẩu.
Tại Úc, các điều kiện nhập khẩu chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng từ ngày 7-7-2017 nhằm đảm bảo hoạt động thương mại an toàn đối với tôm và các sản phẩm tôm.
Những biện pháp trên được dự báo sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu các mặt hàng thép và tôm. Vì vậy mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam tới cuối năm có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc đạt mức kỷ lục là 15,9 tỉ đô la Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2017, vượt cả mức nhập siêu với Trung Quốc là 14,1 tỉ đô la Mỹ. Điều này phản ánh xu hướng phụ thuộc về thương mại của Việt Nam vào một số doanh nghiệp lớn đến từ Hàn Quốc, gồm Samsung và LG.
Các mặt hàng Việt Nam nhập nhiều từ Hàn Quốc gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (tăng 123,5%); điện tử, máy tính và linh kiện (tăng 46,1%); điện thoại và linh kiện (tăng 37,7%),...
Báo cáo gợi ý, để giảm nhập siêu từ Hàn Quốc, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp hỗ trợ (nhằm giảm nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị) và đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc bằng cách nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã, bảo đảm yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt với những mặt hàng có thế mạnh như nông sản, thủy sản, rau củ…
Nên cân nhắc việc khai thác thêm dầu
Báo cáo về tình hình kinh tế thế giới và trong nước 7 tháng đầu năm và dự báo những tháng cuối năm của cơ quan nghiên cứu này cho biết, giá dầu thế giới có xu hướng tăng nhẹ trong tháng 7, trong đó giá dầu WTI tăng từ mức trung bình 45,18 đô la Mỹ/thùng tháng 6-2017 lên 47,12 đô la Mỹ/thùng ngày 19-7-2017 do dự trữ dầu của Mỹ giảm mạnh.
Báo cáo đánh giá, đây là điểm cần đặc biệt chú ý khi Việt Nam xem xét khả năng khai thác thêm 1 triệu tấn dầu. Theo báo cáo trước đây, điểm hòa vốn trong khai thác dầu của Việt Nam ở mức khoảng 50 đô la Mỹ.
Báo cáo này cũng lưu ý rằng việc giá dầu giảm sâu dưới 50 đô la Mỹ cho thấy Chính phủ nên cân nhắc lại kế hoạch khai thác thêm dầu phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.
Trong báo cáo mới nhất (Shorterm Energy Outlook tháng 7-2017), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo giá dầu WTI sẽ ở mức trung bình 48,95 đô la Mỹ/thùng và giá dầu Brent là 50,79 đô la Mỹ/thùng trong năm 2017, thấp hơn so với các dự báo trước đó.
Xuất khẩu không thuận lợi
Báo cáo cho biết, các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu đang được các nước lớn như Mỹ và Úc tăng cường áp dụng.
Mỹ đang tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với máy giặt nhập khẩu, trong đó có sản phẩm của Samsung, LG sản xuất tại Việt Nam. Nếu bị áp mức thuế đặc biệt hoặc áp dụng hạn ngạch vào thị trường Mỹ, Samsung và LG tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh việc thông báo chấm dứt điều tra chống bán phá giá với sợi polyester nhập khẩu từ Việt Nam, Mỹ cũng đã thông báo từ ngày 2-8-2017 sẽ kiểm tra 100% lô hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu của Việt Nam.
Ngày 3-7, Yổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ quan điểm sẽ áp đặt thuế đối với thép và một số kim loại nhập khẩu khác. Mức thuế này được dự đoán ở mức 20%, nhưng có thể thay đổi tùy theo từng loại thép hoặc quốc gia xuất khẩu.
Tại Úc, các điều kiện nhập khẩu chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng từ ngày 7-7-2017 nhằm đảm bảo hoạt động thương mại an toàn đối với tôm và các sản phẩm tôm.
Những biện pháp trên được dự báo sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu các mặt hàng thép và tôm. Vì vậy mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam tới cuối năm có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc đạt mức kỷ lục là 15,9 tỉ đô la Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2017, vượt cả mức nhập siêu với Trung Quốc là 14,1 tỉ đô la Mỹ. Điều này phản ánh xu hướng phụ thuộc về thương mại của Việt Nam vào một số doanh nghiệp lớn đến từ Hàn Quốc, gồm Samsung và LG.
Các mặt hàng Việt Nam nhập nhiều từ Hàn Quốc gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (tăng 123,5%); điện tử, máy tính và linh kiện (tăng 46,1%); điện thoại và linh kiện (tăng 37,7%),...
Báo cáo gợi ý, để giảm nhập siêu từ Hàn Quốc, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp hỗ trợ (nhằm giảm nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị) và đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc bằng cách nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã, bảo đảm yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt với những mặt hàng có thế mạnh như nông sản, thủy sản, rau củ…
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads