Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa đề xuất lên Bộ Công Thương để trình Thủ tướng cho phép áp dụng cơ chế giá sàn đối với giá khí bán cho các nhà máy điện khí (vốn là khách hàng tiêu thụ đến hơn 80% lượng khí của PVN) với lý do giá khí bán cho các nhà máy điện khí hiện nay làm PVN bị lỗ (?).
Với chính sách giá khí theo cơ chế giá thị trường như hiện nay thì phần lớn khách hàng của PVN đều mua khí với mức giá được xác định bằng 46% giá dầu FO cộng chi phí vận chuyển. Với mức giá dầu khoảng 50 đô la Mỹ/thùng thì mức giá thị trường của khí vào khoảng 3,5 đô la Mỹ/triệu BTU. Nhưng nếu áp dụng theo cơ chế giá sàn do PVN đề xuất thì các nhà máy điện có thể phải mua khí với giá đến hơn 5 đô la Mỹ/triệu BTU, tức tương đương với giá dầu 75 đô la Mỹ/thùng. Nói cách khác, PVN chỉ hoạt động hiệu quả nếu giá dầu từ mức 75 đô la Mỹ/thùng, cao hơn đến 50% so với giá thị trường hiện nay.
Không chỉ là chuyện giữa PVN với nhà máy điện khí
Có thể thấy rằng giá khí bán cho các nhà máy điện không chỉ ảnh hưởng đến PVN và các nhà máy điện khí mà còn tác động sâu sắc đến nền kinh tế nói chung và đặc biệt là người tiêu dùng điện nói riêng.
Giá khí bán cho các nhà máy điện khí tác động trực tiếp và tức thời đến giá điện mà các nhà máy điện khí bán cho tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thực tế, giá điện các nhà máy điện bán cho EVN phần lớn được xác định theo hợp đồng bao tiêu (PPA) ký kết giữa nhà máy điện với EVN (chiếm đến 90% sản lượng). Theo hợp đồng này (được điều chỉnh bởi Thông tư số 56/2014/TT-BCT), giá mua bán điện được tính trên cơ sở giá khí (nguyên liệu) đầu vào và do đó bất kỳ một sự biến đổi về giá khí nào cũng sẽ làm thay đổi giá mua bán điện ngay lập tức.
Đối với phần sản lượng ngoài hợp đồng PPA, các nhà máy điện này bán trên thị trường điện cạnh tranh. Mặc dù được gọi là thị trường cạnh tranh, tức EVN sẽ mua theo giá từ thấp đến cao, nhưng các nhà máy điện khí vẫn phải bán điện dưới mức giá trần quy định, và một lần nữa mức giá trần này được xác định bởi giá khí đầu vào, và do đó khi giá khí đầu vào tăng lên thì mức giá trần này cũng sẽ tăng lên tương ứng nên giá mua điện của EVN cũng sẽ tăng lên tương ứng.
Như vậy, có thể thấy rằng giá khí bán cho các nhà máy điện khí ảnh hưởng tức thời đến giá mua điện của EVN đối với các nhà máy điện khí này. Do vậy, bất kỳ một sự gia tăng giá khí bán cho các nhà máy điện khí nào, qua đề xuất “giá sàn” của PVN, cũng sẽ làm gia tăng tương ứng giá điện của các nhà máy điện khí bán cho EVN mà hầu như không ảnh hưởng đáng kể nào đến các nhà máy điện khí, bởi vì trong cơ chế giá điện này các nhà máy điện gần như chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán tiền khí đầu vào (mua từ PVN) sang đầu ra (bán cho EVN).
Tuy nhiên, sự việc sẽ không dừng ở đây. EVN là một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khác và được xem là hoạt động không hiệu quả. Khi EVN mua điện khí (chiếm hơn 30% sản lượng điện) với giá cao hơn sẽ làm tăng giá mua, sản xuất điện bình quân của EVN và do đó đến lượt EVN sẽ có lý do là giá điện đầu vào tăng lên làm EVN bị lỗ, để trình Bộ Công Thương và Thủ tướng đề nghị tăng giá điện bán ra cho người tiêu dùng.
Như vậy, câu chuyện đề xuất giá sàn đối với giá khí bán cho nhà máy điện khí không chỉ gói gọn giữa PVN và nhà máy điện khí mà thực chất đó là câu chuyện giá khí và giá điện bán cho người tiêu dùng.
DNNN sẽ ngày càng kém hiệu quả
Điểm chung của vấn đề giá khí và giá điện ở đây là cả khí và điện đều do DNNN phân phối độc quyền và giá cả đều được Nhà nước quản lý. Chính sách quản lý độc quyền và quản lý giá đối với các doanh nghiệp này đang làm cho các doanh nghiệp ngày càng kém hiệu quả và hao tốn nguồn lực của đất nước. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp như PVN và EVN vốn được ưu đãi sử dụng nguồn lực lớn về tài nguyên, tài chính... và đặc biệt là độc quyền về thị trường gần như vô thời hạn nên không có động lực, động cơ để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh (do không có đối thủ cạnh tranh) và do đó, các doanh nghiệp này thường có xu hướng sử dụng nguồn lực được ưu đãi một cách lãng phí và hoạt động ngày càng kém hiệu quả khi các nguồn lực này ngày càng cạn kiệt hoặc bị tác động bất lợi nào đó từ thị trường. Việc giá dầu suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của PVN là ví dụ điển hình. Trong những trường hợp gặp bất lợi như vậy, các doanh nghiệp này này, thay vì cắt giảm chi phí, nâng cao năng suất... để tăng hiệu quả hoạt động thì tiếp tục “xin” cơ chế ưu đãi mới từ Chính phủ.
Thứ hai, do được hưởng các ưu đãi lớn từ Chính phủ nên các doanh nghiệp này thường có xu hướng tiếp tục bảo vệ cơ chế ưu đãi của mình trước những áp lực cải cách từ thị trường. EVN là ví dụ điển hình cho trường hợp này khi mà mục tiêu xây dựng thị trường điện cạnh tranh là yêu cầu bắt buộc nhưng cho đến nay, thị trường điện cạnh tranh hoạt động chỉ mang tính hình thức và sản lượng phát điện trên thị trường cạnh tranh là rất nhỏ so với tổng sản lượng điện.
Việc tiếp tục áp dụng giá trần trên thị trường điện cạnh tranh và mua phần lớn sản lượng điện của các nhà máy điện theo hợp đồng PPA được điều chỉnh bởi Thông tư số 56/2014/TT-BCT như hiện nay (xem thêm bài Lỗ tỷ giá bao nhiêu? trên TBKTSG Online ngày 17-9-2015) sẽ làm cho các nhà máy điện không hiệu quả vẫn tiếp tục hoạt động trong khi các nhà máy hiệu quả hơn thì bị khống chế lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc dùng lợi nhuận của doanh nghiệp hiệu quả hơn bù đắp cho khoản lỗ của doanh nghiệp kém hiệu quả và do đó triệt tiêu động cơ cạnh tranh trong hoạt động sản xuất điện, qua đó làm giảm hiệu quả hoạt động của EVN.
Ngoài ra, việc EVN là người mua duy nhất của các nhà máy điện đang làm cho các nhà máy điện ở vị thế không có khả năng đàm phán trong việc thương lượng hợp đồng mua bán điện với EVN và do vậy EVN một lần nữa không có động cơ để nâng cao sức cạnh tranh trong việc tìm kiếm nguồn cung điện ổn định với giá cả hợp lý.
Giá khí và câu chuyện ngân sách
Việc các DNNN được hưởng các chính sách ưu đãi vô điều kiện hoạt động không hiệu quả là có thể đoán định được nếu xét về mặc suy luận logic. Tuy nhiên, câu chuyện PVN xin áp dụng giá sàn đối với giá khí bán cho các nhà máy điện không chỉ nằm ở khía cạnh tính hiệu quả của PVN mà có thể còn nằm ở khía cạnh khác là ngân sách nhà nước.
Nguồn thu từ dầu khí trong tỷ trọng thu ngân sách nhà nước đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn là nguồn thu quan trọng với ngân sách. Do vậy, giá dầu, khí giảm đã làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách.
Việc PVN đề nghị áp dụng mức giá sàn đối với giá khí bán cho các nhà máy điện dễ làm người ta liên tưởng đến việc chúng ta đang áp dụng sàn giá khí như là một trong những giải pháp để cứu nguồn thu ngân sách vốn đang căng thẳng trong thời gian gần đây. Và nếu như vậy, việc áp dụng giá sàn này có thể dẫn đến giá điện tăng mà người chi trả chi phí này chính là người dân và doanh nghiệp tiêu dùng điện. Đây như là một cách tăng thuế đối với người dân và doanh nghiệp trong điều kiện ngân sách khó khăn như thời điểm hiện nay.
Nếu lập luận này là đúng thì có thể nói việc áp dụng chính sách này là không thỏa đáng bởi lẽ nguyên nhân chính gây nên khó khăn ngân sách hiện nay không nằm ở sự sụt giảm giá dầu, khí mà nằm ở chính sách chi tiêu ngân sách thâm hụt trong những năm gần đây.
Đề xuất của PVN một lần nữa cho thấy rằng nếu tiếp tục duy trì chính sách ưu đãi vô điều kiện cho các DNNN như hiện nay sẽ tiếp tục làm cho các doanh nghiệp này ngày càng kém hiệu quả và lãng phí nguồn lực của đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh các nguồn lực này ngày càng khan hiếm và các doanh nghiệp từ các thành phần kinh tế khác vốn hiệu quả hơn không đủ nguồn lực để phát triển.
Với chính sách giá khí theo cơ chế giá thị trường như hiện nay thì phần lớn khách hàng của PVN đều mua khí với mức giá được xác định bằng 46% giá dầu FO cộng chi phí vận chuyển. Với mức giá dầu khoảng 50 đô la Mỹ/thùng thì mức giá thị trường của khí vào khoảng 3,5 đô la Mỹ/triệu BTU. Nhưng nếu áp dụng theo cơ chế giá sàn do PVN đề xuất thì các nhà máy điện có thể phải mua khí với giá đến hơn 5 đô la Mỹ/triệu BTU, tức tương đương với giá dầu 75 đô la Mỹ/thùng. Nói cách khác, PVN chỉ hoạt động hiệu quả nếu giá dầu từ mức 75 đô la Mỹ/thùng, cao hơn đến 50% so với giá thị trường hiện nay.
Không chỉ là chuyện giữa PVN với nhà máy điện khí
Có thể thấy rằng giá khí bán cho các nhà máy điện không chỉ ảnh hưởng đến PVN và các nhà máy điện khí mà còn tác động sâu sắc đến nền kinh tế nói chung và đặc biệt là người tiêu dùng điện nói riêng.
Giá khí bán cho các nhà máy điện khí tác động trực tiếp và tức thời đến giá điện mà các nhà máy điện khí bán cho tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thực tế, giá điện các nhà máy điện bán cho EVN phần lớn được xác định theo hợp đồng bao tiêu (PPA) ký kết giữa nhà máy điện với EVN (chiếm đến 90% sản lượng). Theo hợp đồng này (được điều chỉnh bởi Thông tư số 56/2014/TT-BCT), giá mua bán điện được tính trên cơ sở giá khí (nguyên liệu) đầu vào và do đó bất kỳ một sự biến đổi về giá khí nào cũng sẽ làm thay đổi giá mua bán điện ngay lập tức.
Đối với phần sản lượng ngoài hợp đồng PPA, các nhà máy điện này bán trên thị trường điện cạnh tranh. Mặc dù được gọi là thị trường cạnh tranh, tức EVN sẽ mua theo giá từ thấp đến cao, nhưng các nhà máy điện khí vẫn phải bán điện dưới mức giá trần quy định, và một lần nữa mức giá trần này được xác định bởi giá khí đầu vào, và do đó khi giá khí đầu vào tăng lên thì mức giá trần này cũng sẽ tăng lên tương ứng nên giá mua điện của EVN cũng sẽ tăng lên tương ứng.
Như vậy, có thể thấy rằng giá khí bán cho các nhà máy điện khí ảnh hưởng tức thời đến giá mua điện của EVN đối với các nhà máy điện khí này. Do vậy, bất kỳ một sự gia tăng giá khí bán cho các nhà máy điện khí nào, qua đề xuất “giá sàn” của PVN, cũng sẽ làm gia tăng tương ứng giá điện của các nhà máy điện khí bán cho EVN mà hầu như không ảnh hưởng đáng kể nào đến các nhà máy điện khí, bởi vì trong cơ chế giá điện này các nhà máy điện gần như chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán tiền khí đầu vào (mua từ PVN) sang đầu ra (bán cho EVN).
Tuy nhiên, sự việc sẽ không dừng ở đây. EVN là một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khác và được xem là hoạt động không hiệu quả. Khi EVN mua điện khí (chiếm hơn 30% sản lượng điện) với giá cao hơn sẽ làm tăng giá mua, sản xuất điện bình quân của EVN và do đó đến lượt EVN sẽ có lý do là giá điện đầu vào tăng lên làm EVN bị lỗ, để trình Bộ Công Thương và Thủ tướng đề nghị tăng giá điện bán ra cho người tiêu dùng.
Như vậy, câu chuyện đề xuất giá sàn đối với giá khí bán cho nhà máy điện khí không chỉ gói gọn giữa PVN và nhà máy điện khí mà thực chất đó là câu chuyện giá khí và giá điện bán cho người tiêu dùng.
DNNN sẽ ngày càng kém hiệu quả
Điểm chung của vấn đề giá khí và giá điện ở đây là cả khí và điện đều do DNNN phân phối độc quyền và giá cả đều được Nhà nước quản lý. Chính sách quản lý độc quyền và quản lý giá đối với các doanh nghiệp này đang làm cho các doanh nghiệp ngày càng kém hiệu quả và hao tốn nguồn lực của đất nước. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ hai, do được hưởng các ưu đãi lớn từ Chính phủ nên các doanh nghiệp này thường có xu hướng tiếp tục bảo vệ cơ chế ưu đãi của mình trước những áp lực cải cách từ thị trường. EVN là ví dụ điển hình cho trường hợp này khi mà mục tiêu xây dựng thị trường điện cạnh tranh là yêu cầu bắt buộc nhưng cho đến nay, thị trường điện cạnh tranh hoạt động chỉ mang tính hình thức và sản lượng phát điện trên thị trường cạnh tranh là rất nhỏ so với tổng sản lượng điện.
Việc tiếp tục áp dụng giá trần trên thị trường điện cạnh tranh và mua phần lớn sản lượng điện của các nhà máy điện theo hợp đồng PPA được điều chỉnh bởi Thông tư số 56/2014/TT-BCT như hiện nay (xem thêm bài Lỗ tỷ giá bao nhiêu? trên TBKTSG Online ngày 17-9-2015) sẽ làm cho các nhà máy điện không hiệu quả vẫn tiếp tục hoạt động trong khi các nhà máy hiệu quả hơn thì bị khống chế lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc dùng lợi nhuận của doanh nghiệp hiệu quả hơn bù đắp cho khoản lỗ của doanh nghiệp kém hiệu quả và do đó triệt tiêu động cơ cạnh tranh trong hoạt động sản xuất điện, qua đó làm giảm hiệu quả hoạt động của EVN.
Ngoài ra, việc EVN là người mua duy nhất của các nhà máy điện đang làm cho các nhà máy điện ở vị thế không có khả năng đàm phán trong việc thương lượng hợp đồng mua bán điện với EVN và do vậy EVN một lần nữa không có động cơ để nâng cao sức cạnh tranh trong việc tìm kiếm nguồn cung điện ổn định với giá cả hợp lý.
Giá khí và câu chuyện ngân sách
Việc các DNNN được hưởng các chính sách ưu đãi vô điều kiện hoạt động không hiệu quả là có thể đoán định được nếu xét về mặc suy luận logic. Tuy nhiên, câu chuyện PVN xin áp dụng giá sàn đối với giá khí bán cho các nhà máy điện không chỉ nằm ở khía cạnh tính hiệu quả của PVN mà có thể còn nằm ở khía cạnh khác là ngân sách nhà nước.
Nguồn thu từ dầu khí trong tỷ trọng thu ngân sách nhà nước đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn là nguồn thu quan trọng với ngân sách. Do vậy, giá dầu, khí giảm đã làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách.
Việc PVN đề nghị áp dụng mức giá sàn đối với giá khí bán cho các nhà máy điện dễ làm người ta liên tưởng đến việc chúng ta đang áp dụng sàn giá khí như là một trong những giải pháp để cứu nguồn thu ngân sách vốn đang căng thẳng trong thời gian gần đây. Và nếu như vậy, việc áp dụng giá sàn này có thể dẫn đến giá điện tăng mà người chi trả chi phí này chính là người dân và doanh nghiệp tiêu dùng điện. Đây như là một cách tăng thuế đối với người dân và doanh nghiệp trong điều kiện ngân sách khó khăn như thời điểm hiện nay.
Nếu lập luận này là đúng thì có thể nói việc áp dụng chính sách này là không thỏa đáng bởi lẽ nguyên nhân chính gây nên khó khăn ngân sách hiện nay không nằm ở sự sụt giảm giá dầu, khí mà nằm ở chính sách chi tiêu ngân sách thâm hụt trong những năm gần đây.
Đề xuất của PVN một lần nữa cho thấy rằng nếu tiếp tục duy trì chính sách ưu đãi vô điều kiện cho các DNNN như hiện nay sẽ tiếp tục làm cho các doanh nghiệp này ngày càng kém hiệu quả và lãng phí nguồn lực của đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh các nguồn lực này ngày càng khan hiếm và các doanh nghiệp từ các thành phần kinh tế khác vốn hiệu quả hơn không đủ nguồn lực để phát triển.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads