Với việc hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và tài chính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã vượt “bão” thành công để về đích 2017.
Với việc hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu đầy thách thức về sản lượng khai thác dầu thô trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã vượt “bão” thành công để về đích 2017, tiếp tục đóng góp quan trọng thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Phóng viên BNEWS đã phỏng vấn Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn về một năm đầy “sóng gió” của Tập đoàn.
BNEWS: Xin ông đánh giá những kết quả nổi bật về sản xuất kinh doanh và tài chính của PVN trong năm 2017?
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn: Năm 2017, PVN đã hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh và tài chính, dù đây là những chỉ tiêu được Chính phủ và các bộ, ngành xác định là đầy thách thức với PVN, nhất là trong bối cảnh Tập đoàn có những xáo trộn về mặt nhân sự.
Tuy nhiên, với nỗ lực của người lao động dầu khí, sản lượng khai thác dầu năm 2017 toàn Tập đoàn ước đạt 15,51 triệu tấn; trong đó khai thác dầu trong nước ước đạt 13,58 triệu tấn, vượt 1,3 triệu tấn so với kế hoạch Chính phủ giao. Khai thác dầu thô ở nước ngoài ước đạt 1,92 triệu tấn, hoàn thành kế hoạch được giao. Khai thác khí ước đạt 9,8 tỷ m3, vượt 2% so với kế hoạch Chính phủ giao.
Về tài chính, tổng doanh thu toàn Tập đoàn vượt 12% kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2016. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 94 nghìn tỷ đồng, vượt 24% so với kế hoạch năm, tăng 4% so với năm 2016. Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất ước đạt 23,8 nghìn tỷ đồng, vượt 43% kế hoạch năm.
Đặc biệt, một số đơn vị thành viên của PVN như Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas), Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) đã về đích sớm so với kế hoạch từ 35 - 60 ngày.
Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo đúng hướng, quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành. Đặc biệt, Chính phủ đã có nhiều quyết sách tháo gỡ những rào cản chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của Tập đoàn. Kết quả này cũng thể hiện bản lĩnh, ý chí của người lao động dầu khí, với truyền thống không lùi bước trước khó khăn, quyết tâm tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Vượt qua “bão” để về đích. Ảnh: Huy Hùng-TTXVN
BNEWS: Theo ông đâu là khó khăn lớn nhất của PVN trong năm 2017. Và để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao, PVN đã có những giải pháp cụ thể gì?
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn: Trong năm 2017, PVN đối mặt với nhiều khó khăn rất lớn. Trước hết đây là năm thứ ba giá dầu tiếp tục duy trì ở mức thấp, ảnh hưởng đến nguồn thu của PVN. Vì vậy, việc cân đối tài chính để thực hiện các dự án đang đầu tư và mở rộng đầu tư phát triển gặp khó khăn. Nhiều dự án tìm kiếm, thăm dò đã phải dừng, giãn tiến độ. Một số mỏ phải đóng bớt những giếng sản lượng thấp hoặc có giá thành khai thác cao hơn giá bán để tránh lỗ.
Giá dầu thấp cũng khiến cho các hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí của PVN và các nhà thầu nước ngoài bị thu hẹp ảnh hưởng rất lớn đến thị trường dịch vụ dầu khí mà các đơn vị thành viên của PVN là nhà cung cấp như Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí (PVD).
Bên cạnh đó, việc thiếu các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho 5 dự án yếu kém từ giai đoạn trước cũng chính là thách thức đối với PVN trong năm 2017.
Ngoài ra, khó khăn rất lớn liên quan đến những xáo trộn về mặt nhân sự của PVN khi có các cá nhân sai phạm liên quan tới pháp luật. Những việc này đã khiến cho tâm lý và niềm tin của người lao động dầu khí bị giảm sút nghiêm trọng.
Trong bối cảnhđó, tập thể lãnh đạo Tập đoàn đã đưa ra những giải pháp và nhóm giải pháp để từng bước xử lý các khó khăn.
PVN đã thực hiện rà soát lại tất cả những dự án đã triển khai hoặc chuẩn bị triển khai, nếu dự án nào chưa thực sự cấp bách thì giãn tiến độ; dự án kém hiệu quả thì kiên quyết dừng hoặc cắt.
PVN cũng quyết liệt tái cơ cấu để tiết giảm một cách tối đa chi phí quản lý, chi phí sản xuất và thực hành tiết kiệm, tối ưu hóa sản xuất, mạnh dạn áp dụng công nghệ mới vào tìm kiếm, thăm dò; bố trí hợp lý các khâu trong dây chuyền sản xuất kinh doanh; đồng thời đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Nhờ thế đã làm lợi cho Tập đoàn hàng trăm triệu USD.
BNEWS: Một số ý kiến cho rằng những khó khăn về mặt tài chính, nhân sự của PVN cũng như các vụ việc liên quan tới pháp luật thời gian qua có thể làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai 7 dự án nhiệt điện do PVN làm chủ đầu tư; trong đó có dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Xin ông cho biết kết thúc năm 2017 các dự án điện này đã có tiến triển gì?
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn: Hiện PVN đang có 7 dự án điện bao gồm: Nhiệt điện Thái Bình 2; Nhiệt điện Long Phú 1; Nhiệt điện Sông Hậu 1; Nhà máy điện Kiên Giang 1,2; Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4; Nhà máy điện Miền Trung 1, 2; Nhà máy điện Sơn Mỹ 2.
Trong các dự án này, có ba dự án đang đầu tư xây dựng và đến giai đoạn thi công nước rút là Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Long Phú 1, Nhiệt điện Sông Hậu 1. Những dự án còn lại đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lựa chọn tư vấn lập dự án đầu tư, chuẩn bị mặt bằng.
Đặc biệt, với dự án điện đang được Chính phủ, Bộ Công Thương và PVN quan tâm đặc biệt là Nhiệt điện Thái Bình 2, Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc PVN đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 6356/NQLT-ĐU-HĐTV-TGĐ ngày 5/10/2017 thể hiện sự thống nhất ý chí, huy động cả hệ thống chính trị, tập trung cao nhất các nguồn lực của PVN để đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất, góp phần hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đối với dự án, Tập đoàn và các nhà thầu.
Theo đó, Hội đồng Thành viên PVN cũng ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo đặc biệt về dự án NMNĐ Thái Bình 2 nhằm đẩy nhanh công tác thi công, lắp đặt các hạng mục trên công trường; trong đó tập trung ưu tiên các hạng mục phục vụ đốt dầu lần đầu vào tháng 6 năm 2018.
Nếu không có gì thay đổi, trong khoảng 3 đến 5 năm nữa sẽ có một loạt các nhà máy điện chạy than, điện khí của PVN đi vào hoạt động, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng.
Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn. Ảnh: PVN
BNEWS: Hiện dư luận đang đặc biệt quan tâm tới việc xử lý 5 dự án tồn đọng của PVN. Vậy ông có thể cho biết kết quả xử lý 5 dự án này cho đến nay như thế nào?
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn: Việc xử lý 5 dự án chưa hiệu quả đang được Chính phủ, Bộ Công Thương và PVN thực hiện rất khẩn trương.
Trong năm 2017, một số dự án đã có “lối thoát” và mọi việc đang được tiến hành theo chiều hướng tương đối “lạc quan”.
Theo đó, dự án Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTEX) đã tìm được đối tác chiến lược có uy tín và kinh nghiệm để giúp cho việc chuẩn bị khởi động lại Nhà máy. Hiện tại, PVTEX đang hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Nhà máy và sẽ đi vào sản xuất với một diện mạo mới hoàn toàn.
Đối với dự án nhiên liệu sinh học Dung Quất (BSR-BF), công tác khắc phục xử lý nước thải đang được tiến hành tích cực và đã có phương án khởi động vận hành lại Nhà máy.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, các cổ đông là Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR ), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đang chỉ đạo BSR-BF hoàn thành đàm phán với các đối tác để có kết quả tốt nhất báo cáo cấp có thẩm quyền trong thời giantới.
Đối với dự án nhiên liệu sinh học Bình Phước (OBF), dự kiến Nhà máy sẽ bắt đầu vận hành lại theo đúng kế hoạch. Việc bán sản phẩm Ethanol của Nhà máy, OBF đã hoàn thiện dự thảo Hợp đồng mua bán Ethanol giữa OBF và PVOIL và đang làm việc với các khách hàng khác như Petrolimex, Saigon Petro.
Về dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Chính phủ và Bộ Công Thương đã đồng ý triển khai các bước tiếp theo để tìm kiếm đối tác đầu tư, hoàn thiện dự án song song với việc thực hiện phương án ưu tiên là chuyển nhượng/thoái vốn khỏi dự án theo Đề án được duyệt.
Về dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN đang thực hiện theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1468/QĐ-TTg về “Đề án xử lý tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương”.
Hiện nay, PVN đang có nhiều hình thức giúp đỡ, hỗ trợ cho người lao động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất về việc làm và thu nhập.
Với những gì mà Tập đoàn đã và đang làm, chúng tôi tin rằng 5 dự án chưa hiệu quả này sẽ được giải quyết dứt điểm và cũng sẽ có dự án hoạt động hiệu quả.
Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn (mũ vàng) trên công trường. Ảnh: PVN
BNEWS: Giá dầu thế giới trong năm 2018 được dự báo sẽ có sự phục hồi, nhưng chưa thể trở về mức cao như trước. Vậy PVN sẽ có những các giải pháp đột phá gì để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiếp tục đóng góp quan trọng vào ngân sách và tăng trưởng GDP của Việt Nam?
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn: Theo nhận định của PVN, những khó khăn của năm 2017 sẽ tiếp tục hiện diện và sẽ có dấu hiệu khó khăn hơn trong năm 2018.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2018, những ngày này PVN đã bắt tay vào xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ với 2 giải pháp chủ yếu.
Đó là khẩn trương hoàn thiện đề án tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tiếp đến là động viên tinh thần và lấy lại niềm tin của CBCNV toàn PVN, từ đó có thể đồng lòng thực hiện nhiệm vụ năm 2018 với tinh thần cao nhất.
Tôi tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương và quyết tâm của người lao động dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vẫn đứng vững và phát triển, không phụ lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Với việc hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu đầy thách thức về sản lượng khai thác dầu thô trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã vượt “bão” thành công để về đích 2017, tiếp tục đóng góp quan trọng thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Phóng viên BNEWS đã phỏng vấn Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn về một năm đầy “sóng gió” của Tập đoàn.
BNEWS: Xin ông đánh giá những kết quả nổi bật về sản xuất kinh doanh và tài chính của PVN trong năm 2017?
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn: Năm 2017, PVN đã hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh và tài chính, dù đây là những chỉ tiêu được Chính phủ và các bộ, ngành xác định là đầy thách thức với PVN, nhất là trong bối cảnh Tập đoàn có những xáo trộn về mặt nhân sự.
Tuy nhiên, với nỗ lực của người lao động dầu khí, sản lượng khai thác dầu năm 2017 toàn Tập đoàn ước đạt 15,51 triệu tấn; trong đó khai thác dầu trong nước ước đạt 13,58 triệu tấn, vượt 1,3 triệu tấn so với kế hoạch Chính phủ giao. Khai thác dầu thô ở nước ngoài ước đạt 1,92 triệu tấn, hoàn thành kế hoạch được giao. Khai thác khí ước đạt 9,8 tỷ m3, vượt 2% so với kế hoạch Chính phủ giao.
Về tài chính, tổng doanh thu toàn Tập đoàn vượt 12% kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2016. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 94 nghìn tỷ đồng, vượt 24% so với kế hoạch năm, tăng 4% so với năm 2016. Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất ước đạt 23,8 nghìn tỷ đồng, vượt 43% kế hoạch năm.
Đặc biệt, một số đơn vị thành viên của PVN như Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas), Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) đã về đích sớm so với kế hoạch từ 35 - 60 ngày.
Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo đúng hướng, quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành. Đặc biệt, Chính phủ đã có nhiều quyết sách tháo gỡ những rào cản chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của Tập đoàn. Kết quả này cũng thể hiện bản lĩnh, ý chí của người lao động dầu khí, với truyền thống không lùi bước trước khó khăn, quyết tâm tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Vượt qua “bão” để về đích. Ảnh: Huy Hùng-TTXVN
BNEWS: Theo ông đâu là khó khăn lớn nhất của PVN trong năm 2017. Và để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao, PVN đã có những giải pháp cụ thể gì?
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn: Trong năm 2017, PVN đối mặt với nhiều khó khăn rất lớn. Trước hết đây là năm thứ ba giá dầu tiếp tục duy trì ở mức thấp, ảnh hưởng đến nguồn thu của PVN. Vì vậy, việc cân đối tài chính để thực hiện các dự án đang đầu tư và mở rộng đầu tư phát triển gặp khó khăn. Nhiều dự án tìm kiếm, thăm dò đã phải dừng, giãn tiến độ. Một số mỏ phải đóng bớt những giếng sản lượng thấp hoặc có giá thành khai thác cao hơn giá bán để tránh lỗ.
Giá dầu thấp cũng khiến cho các hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí của PVN và các nhà thầu nước ngoài bị thu hẹp ảnh hưởng rất lớn đến thị trường dịch vụ dầu khí mà các đơn vị thành viên của PVN là nhà cung cấp như Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí (PVD).
Bên cạnh đó, việc thiếu các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho 5 dự án yếu kém từ giai đoạn trước cũng chính là thách thức đối với PVN trong năm 2017.
Ngoài ra, khó khăn rất lớn liên quan đến những xáo trộn về mặt nhân sự của PVN khi có các cá nhân sai phạm liên quan tới pháp luật. Những việc này đã khiến cho tâm lý và niềm tin của người lao động dầu khí bị giảm sút nghiêm trọng.
Trong bối cảnhđó, tập thể lãnh đạo Tập đoàn đã đưa ra những giải pháp và nhóm giải pháp để từng bước xử lý các khó khăn.
PVN đã thực hiện rà soát lại tất cả những dự án đã triển khai hoặc chuẩn bị triển khai, nếu dự án nào chưa thực sự cấp bách thì giãn tiến độ; dự án kém hiệu quả thì kiên quyết dừng hoặc cắt.
PVN cũng quyết liệt tái cơ cấu để tiết giảm một cách tối đa chi phí quản lý, chi phí sản xuất và thực hành tiết kiệm, tối ưu hóa sản xuất, mạnh dạn áp dụng công nghệ mới vào tìm kiếm, thăm dò; bố trí hợp lý các khâu trong dây chuyền sản xuất kinh doanh; đồng thời đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Nhờ thế đã làm lợi cho Tập đoàn hàng trăm triệu USD.
BNEWS: Một số ý kiến cho rằng những khó khăn về mặt tài chính, nhân sự của PVN cũng như các vụ việc liên quan tới pháp luật thời gian qua có thể làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai 7 dự án nhiệt điện do PVN làm chủ đầu tư; trong đó có dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Xin ông cho biết kết thúc năm 2017 các dự án điện này đã có tiến triển gì?
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn: Hiện PVN đang có 7 dự án điện bao gồm: Nhiệt điện Thái Bình 2; Nhiệt điện Long Phú 1; Nhiệt điện Sông Hậu 1; Nhà máy điện Kiên Giang 1,2; Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4; Nhà máy điện Miền Trung 1, 2; Nhà máy điện Sơn Mỹ 2.
Trong các dự án này, có ba dự án đang đầu tư xây dựng và đến giai đoạn thi công nước rút là Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Long Phú 1, Nhiệt điện Sông Hậu 1. Những dự án còn lại đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lựa chọn tư vấn lập dự án đầu tư, chuẩn bị mặt bằng.
Đặc biệt, với dự án điện đang được Chính phủ, Bộ Công Thương và PVN quan tâm đặc biệt là Nhiệt điện Thái Bình 2, Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc PVN đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 6356/NQLT-ĐU-HĐTV-TGĐ ngày 5/10/2017 thể hiện sự thống nhất ý chí, huy động cả hệ thống chính trị, tập trung cao nhất các nguồn lực của PVN để đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất, góp phần hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đối với dự án, Tập đoàn và các nhà thầu.
Theo đó, Hội đồng Thành viên PVN cũng ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo đặc biệt về dự án NMNĐ Thái Bình 2 nhằm đẩy nhanh công tác thi công, lắp đặt các hạng mục trên công trường; trong đó tập trung ưu tiên các hạng mục phục vụ đốt dầu lần đầu vào tháng 6 năm 2018.
Nếu không có gì thay đổi, trong khoảng 3 đến 5 năm nữa sẽ có một loạt các nhà máy điện chạy than, điện khí của PVN đi vào hoạt động, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng.
Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn. Ảnh: PVN
BNEWS: Hiện dư luận đang đặc biệt quan tâm tới việc xử lý 5 dự án tồn đọng của PVN. Vậy ông có thể cho biết kết quả xử lý 5 dự án này cho đến nay như thế nào?
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn: Việc xử lý 5 dự án chưa hiệu quả đang được Chính phủ, Bộ Công Thương và PVN thực hiện rất khẩn trương.
Trong năm 2017, một số dự án đã có “lối thoát” và mọi việc đang được tiến hành theo chiều hướng tương đối “lạc quan”.
Theo đó, dự án Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTEX) đã tìm được đối tác chiến lược có uy tín và kinh nghiệm để giúp cho việc chuẩn bị khởi động lại Nhà máy. Hiện tại, PVTEX đang hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Nhà máy và sẽ đi vào sản xuất với một diện mạo mới hoàn toàn.
Đối với dự án nhiên liệu sinh học Dung Quất (BSR-BF), công tác khắc phục xử lý nước thải đang được tiến hành tích cực và đã có phương án khởi động vận hành lại Nhà máy.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, các cổ đông là Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR ), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đang chỉ đạo BSR-BF hoàn thành đàm phán với các đối tác để có kết quả tốt nhất báo cáo cấp có thẩm quyền trong thời giantới.
Đối với dự án nhiên liệu sinh học Bình Phước (OBF), dự kiến Nhà máy sẽ bắt đầu vận hành lại theo đúng kế hoạch. Việc bán sản phẩm Ethanol của Nhà máy, OBF đã hoàn thiện dự thảo Hợp đồng mua bán Ethanol giữa OBF và PVOIL và đang làm việc với các khách hàng khác như Petrolimex, Saigon Petro.
Về dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Chính phủ và Bộ Công Thương đã đồng ý triển khai các bước tiếp theo để tìm kiếm đối tác đầu tư, hoàn thiện dự án song song với việc thực hiện phương án ưu tiên là chuyển nhượng/thoái vốn khỏi dự án theo Đề án được duyệt.
Về dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN đang thực hiện theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1468/QĐ-TTg về “Đề án xử lý tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương”.
Hiện nay, PVN đang có nhiều hình thức giúp đỡ, hỗ trợ cho người lao động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất về việc làm và thu nhập.
Với những gì mà Tập đoàn đã và đang làm, chúng tôi tin rằng 5 dự án chưa hiệu quả này sẽ được giải quyết dứt điểm và cũng sẽ có dự án hoạt động hiệu quả.
Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn (mũ vàng) trên công trường. Ảnh: PVN
Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn: Theo nhận định của PVN, những khó khăn của năm 2017 sẽ tiếp tục hiện diện và sẽ có dấu hiệu khó khăn hơn trong năm 2018.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2018, những ngày này PVN đã bắt tay vào xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ với 2 giải pháp chủ yếu.
Đó là khẩn trương hoàn thiện đề án tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tiếp đến là động viên tinh thần và lấy lại niềm tin của CBCNV toàn PVN, từ đó có thể đồng lòng thực hiện nhiệm vụ năm 2018 với tinh thần cao nhất.
Tôi tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương và quyết tâm của người lao động dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vẫn đứng vững và phát triển, không phụ lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN
Relate Threads