Nhu cầu sử dụng năng lượng quá cao, Nga cấp tiếp lô hàng khí hóa lỏng thứ 2 từ Bắc Cực tới Mỹ.
Cách thức chuyến hàng LNG của Nga sang Mỹ cũng giống như chuyến hàng đầu tiên đã được thực hiện, tức là thông qua một quốc gia trung gian tạm nhập để xuất tiếp sang Mỹ.
Tàu Provalys lấy khí từ cảng Dunkirk của Pháp, số khí đốt này trước đó đã được vận chuyển từ Nga tới đây.
Nhiệm vụ của Provalys là đưa nhiên liệu tới cảng New England (đông bắc Mỹ), nơi đang có nhu cầu cao về khí đốt do nhiên liệu đá phiến từ các vùng khác của nước này không đủ cung cấp trong mùa cao điểm.
Tờ Bloomberg cho biết, Provalys dự kiến sẽ đến nơi dỡ hàng vào khoảng 15/2.
Chuyến tàu chở khí đốt hoá lỏng Nga đầu tiên là Gaselys. Theo dữ liệu của nguồn tài nguyên Marine Traffic chuyên theo dõi các tàu trong chế độ trực tuyến, hiện Gaselys đang chờ vào cảng Boston dỡ hàng.
Tàu Gaselys dự kiến đến Mỹ vào ngày 20/1, nhưng một ngày trước đó bất ngờ quay đầu về hướng cảng Algeciras của Tây Ban Nha. Công ty Pháp Engie giải thích đó là động tác tạm thời liên quan đến điều kiện thời tiết.
Bloomberg ghi nhận, nếu không có nghĩa vụ chuyển LNG đến một cảng nào đó theo các điều khoản hợp đồng, chủ hàng có thể đưa khí đốt đến một vị trí khác, tùy thuộc vào tình hình trên thị trường, mặc dù các trường hợp như vậy không thường xuyên xảy ra.
Theo Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Sergey Pravosudov nhận xét rằng: "Đây là một thương vụ khá bất ngờ. Một đất nước tự khai thác khí đốt và đưa sản phẩm ra xuất khẩu như Mỹ, mặc dù tạm thời mới chỉ có số lượng chưa nhiều, bỗng dưng bắt đầu nhập khẩu LNG.
Nhưng không phải điều ngẫu nhiên khi có báo cáo rằng tại trạm tiếp nhận khí đốt này đây sẽ là trường hợp mua hàng đầu tiên kể từ năm 2014.
Tình huống xảy ra như vậy do điều kiện thời tiết ở Mỹ: đã xảy ra hiện tượng băng giá khắc nghiệt, nhiều cơn bão tuyết, dẫn đến nhu cầu tăng cao về khí đốt.
Theo đó, giá gas tăng lên rất nhiều, vì vậy việc mua khí đốt từ các nước khác trở thành thương vụ có lợi nhuận, việc khai thác, sản xuất không thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ có xu hướng dài hạn. Điều đó có nghĩa là nếu ở Mỹ xuất hiện một số khủng hoảng nào đó, thì đúng ra là họ có thể mua gas trên thị trường" — ông Sergei Pravosudov nói.
Dẫu khả năng tự lực của Mỹ có tới đâu, Nga vẫn sẵn sàng các hợp đồng bán dầu và khí LNG cho cường quốc này.
Ngọc Dương
baodatviet.vn
Cách thức chuyến hàng LNG của Nga sang Mỹ cũng giống như chuyến hàng đầu tiên đã được thực hiện, tức là thông qua một quốc gia trung gian tạm nhập để xuất tiếp sang Mỹ.
Tàu Provalys lấy khí từ cảng Dunkirk của Pháp, số khí đốt này trước đó đã được vận chuyển từ Nga tới đây.
Nhiệm vụ của Provalys là đưa nhiên liệu tới cảng New England (đông bắc Mỹ), nơi đang có nhu cầu cao về khí đốt do nhiên liệu đá phiến từ các vùng khác của nước này không đủ cung cấp trong mùa cao điểm.
Tờ Bloomberg cho biết, Provalys dự kiến sẽ đến nơi dỡ hàng vào khoảng 15/2.
Tàu Gaselys dự kiến đến Mỹ vào ngày 20/1, nhưng một ngày trước đó bất ngờ quay đầu về hướng cảng Algeciras của Tây Ban Nha. Công ty Pháp Engie giải thích đó là động tác tạm thời liên quan đến điều kiện thời tiết.
Bloomberg ghi nhận, nếu không có nghĩa vụ chuyển LNG đến một cảng nào đó theo các điều khoản hợp đồng, chủ hàng có thể đưa khí đốt đến một vị trí khác, tùy thuộc vào tình hình trên thị trường, mặc dù các trường hợp như vậy không thường xuyên xảy ra.
Theo Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Sergey Pravosudov nhận xét rằng: "Đây là một thương vụ khá bất ngờ. Một đất nước tự khai thác khí đốt và đưa sản phẩm ra xuất khẩu như Mỹ, mặc dù tạm thời mới chỉ có số lượng chưa nhiều, bỗng dưng bắt đầu nhập khẩu LNG.
Nhưng không phải điều ngẫu nhiên khi có báo cáo rằng tại trạm tiếp nhận khí đốt này đây sẽ là trường hợp mua hàng đầu tiên kể từ năm 2014.
Tình huống xảy ra như vậy do điều kiện thời tiết ở Mỹ: đã xảy ra hiện tượng băng giá khắc nghiệt, nhiều cơn bão tuyết, dẫn đến nhu cầu tăng cao về khí đốt.
Theo đó, giá gas tăng lên rất nhiều, vì vậy việc mua khí đốt từ các nước khác trở thành thương vụ có lợi nhuận, việc khai thác, sản xuất không thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ có xu hướng dài hạn. Điều đó có nghĩa là nếu ở Mỹ xuất hiện một số khủng hoảng nào đó, thì đúng ra là họ có thể mua gas trên thị trường" — ông Sergei Pravosudov nói.
Dẫu khả năng tự lực của Mỹ có tới đâu, Nga vẫn sẵn sàng các hợp đồng bán dầu và khí LNG cho cường quốc này.
Ngọc Dương
baodatviet.vn
Relate Threads