Với việc giá cổ phiếu Exxon không mấy khả quan so với các đối thủ, có lẽ Darren Woods sẽ phải nghĩ đến những động thái quyết liệt.
Dường như không mấy ai biết về vị CEO mà ExxonMobil vừa chọn làm người thay thế Rex Tillerson, Bộ trưởng Ngoại giao mới của nước Mỹ. Tiểu sử của Woods trên Wikipedia chỉ có vài dòng. Không nói rõ ngày tháng năm sinh, ExxonMobil chỉ tiết lộ ông năm nay 52 tuổi. Nhưng không hề gì, thông tin đáng quan tâm nhất về Woods là ông đến từ mảng lọc dầu và hóa chất của Tập đoàn, một bộ phận ngày càng trở thành cỗ máy hái ra tiền quan trọng trong bối cảnh giá dầu khí đang giảm. Tuy nhiên, mảng khai thác và sản xuất dầu mới là trận địa chính mà tân CEO này phải đối mặt.
Cuối tháng 1 vừa qua, ExxonMobil báo cáo thêm một năm lợi nhuận suy giảm. Mức lãi kiếm được trong 1 năm chưa bằng mức lãi từng làm ra trong 1 quý và cũng thấp hơn cả mức lãi mà Tập đoàn kiếm được trước thời điểm sáp nhập với Mobil vào năm 1999 trong thương vụ trị giá 80 tỉ USD.
Thực ra, lợi nhuận của các tập đoàn dầu mỏ khác cũng bị “bầm dập” bởi giá dầu giảm trong suốt 2,5 năm qua. Nhu cầu dầu mỏ suy yếu do chính sách chống biến đổi khí hậu, sự nở rộ của xe hơi chạy điện. Trong khi đó, nguồn cung thì đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu đá phiến đang tăng trưởng rất nhanh.
Đó là thực trạng mà tất cả các tập đoàn dầu mỏ lớn đều đối mặt. Vì thế, phía trước là một tương lai đầy thách thức cho họ và ExxonMobil không phải ngoại lệ. Tình thế khó khăn đã buộc ExxonMobil phải vay mượn nhiều để thực hiện các nghĩa vụ chia cổ tức và trang trải cho các hoạt động đầu tư.
Cho dù vậy, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi ExxonMobil đã ghi giảm 2 tỉ USD giá trị một số tài sản khí đốt ở Mỹ. Trong quá khứ, ExxonMobil luôn tránh những đợt ghi giảm như vậy. Trong thời gian sắp tới, Tập đoàn dự kiến sẽ giảm lượng khai thác tới 4,6 tỉ thùng dầu thô ở Bắc Mỹ từ mức dự trữ 25 tỉ thùng, vì chi phí sản xuất quá đắt đỏ không đủ tạo ra lãi. Đây cũng là một sự kiện hiếm khác nữa.
Những điều này cho thấy ExxonMobil đang chật vật tìm nguồn cung giá rẻ cho hoạt động sản xuất dầu để chuẩn bị cho một thế giới có xu hướng thừa cung. Chính lý do này đã khiến cho giá cổ phiếu Tập đoàn bị tụt sau các hãng dầu mỏ như Chevron, đối thủ Mỹ lớn nhất của ExxonMobil, tới 20% trong năm vừa qua, cũng như sau các đối thủ châu Âu như Royal Dutch Shell, BP và Total. Lysle Brinker, đứng đầu bộ phận nghiên cứu doanh nghiệp dầu mỏ, thuộc hãng tư vấn IHS Energy, cho rằng mặc dù trong lịch sử cổ phiếu của ExxonMobil đã được giao dịch với thị giá cao hơn giá trị tài sản so với các đối thủ lớn, nhưng trong năm vừa qua “Chevron đã qua mặt”.
Do sức ép giá dầu khí giảm kể từ năm 2014, sức mạnh tài chính, một trong những đặc điểm nổi trội của ExxonMobil, đang dần mờ nhạt. Vào tháng 2, Tập đoàn đã hoãn lại đợt mua cổ phiếu quỹ mà theo đó, hoàn lại khoảng 75 tỉ USD cho nhà đầu tư trong giai đoạn 2011-2015. Tháng 4 năm ngoái, Standard & Poor’s cũng đã lấy đi xếp hạng AAA mà doanh nghiệp này nắm giữ từ năm 1930.
Hiện sản xuất dầu khí của Tập đoàn đang đình trệ. Tổng sản lượng dù tăng nhẹ vào năm 2015, nhưng vẫn thấp hơn 9% so với năm 2011. Tại cuộc họp thường niên với chuyên gia phân tích vào tháng 3.2016, ExxonMobil cho biết dự kiến sản lượng vào năm 2020 sẽ chỉ xấp xỉ bằng năm 2015. Với dòng tiền bị thu hẹp bởi giá dầu thấp, ExxonMobil đang phải cắt giảm các dự án phát triển lớn, vốn là lẽ sống của mình.
Nhằm giải tỏa những mối lo này, nước cờ đầu tiên của ExxonMobil dưới thời của Woods là thực hiện một thương vụ mua lại 6,6 tỉ USD bằng cổ phiếu và tiền mặt, với mục đích tăng hơn gấp đôi sản lượng của Tập đoàn tại vịnh Permian ở Texas và New Mexico, lên tới 350.000 thùng mỗi ngày từ mức 140.000 thùng. Tập đoàn hy vọng việc thâu tóm nhiều mỏ dầu đá phiến hơn sẽ đẩy tăng tỉ trọng dầu khí có giá sản xuất tương đối rẻ và nhanh trong danh mục, so với những dự án phức tạp hơn và đắt đỏ hơn ở những nơi như Bắc Cực. Hơn nữa, gần đây, Tập đoàn đã có những khám phá dầu mỏ quan trọng tại Guyana và Nigeria.
Chevron thì may mắn hơn nhiều. Hãng dầu này có được các mỏ dầu ở Permian từ những năm 1920, lên tới 2 triệu mẫu Anh so với chỉ 250.000 mẫu mà ExxonMobil gần đây mua được. Chevron sống tốt hơn nhờ dầu đá phiến, trong khi ExxonMobil đặt cược lớn vào khí đá phiến thông qua thương vụ sáp nhập 41 tỉ USD vào năm 2010 với XTO Energy. Đáng tiếc là kể từ đó, tài sản khí đã trở nên ít có giá hơn tài sản dầu, khiến cho ExxonMobil chật vật.
Một giải pháp nữa cho Woods sẽ là thực hiện các thương vụ ở vịnh Ba Tư, nơi chi phí sản xuất dầu rẻ nhưng đây lại là khu vực đang đối mặt với áp lực cạnh tranh và địa chính trị đang gia tăng. Thách thức không chỉ ở đó. Woods trở thành CEO trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều dấu hỏi về nhu cầu trong tương lai đối với nhiên liệu hóa thạch. Các nhà hoạt động môi trường và ngày càng nhiều nhà đầu tư yêu cầu phải có sự minh bạch rõ ràng hơn. Vào đầu tháng 2.2017, ExxonMobil đã đưa Susan Avery, một nhà khoa học khí quyển trước đây cố vấn cho Liên hiệp Quốc, gia nhập Hội đồng Quản trị. Một số cho rằng đây chỉ là chiêu trò đối phó với truyền thông. Nhưng đó cũng có thể là một động thái táo bạo nhằm thay đổi tư duy của Tập đoàn về biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, một tập đoàn có quy mô cỡ Exxon cần phải tăng cường sản xuất một cách mạnh mẽ mới đủ tạo nên một sự thay đổi đáng kể về sản lượng. Nhưng những động thái gần đây của ExxonMobil được giới phân tích đánh giá có vẻ không đủ để cải thiện triển vọng của Tập đoàn.
Câu hỏi đặt ra cho Woods là ông có phải làm gì đó thực sự quyết liệt như một thương vụ khủng mang tính đột phá, để giải quyết các vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối tại Tập đoàn. Vào cuối thập niên 1990, đối mặt với các điều kiện tương tự - tăng trưởng yếu và giá thấp, câu trả lời của Exxon là sáp nhập với Mobil, cho phép Tập đoàn áp dụng, kết hợp các kỹ năng quản lý và kỹ thuật cấp tiến của mình với các tài sản hàng đầu của Mobil, bao gồm cổ phần tại các mỏ dự trữ khí khổng lồ ở Qatar. Robin West, Giám đốc Điều hành BCG Center for Energy Impact, mô tả thương vụ này là “nước cờ xuất sắc”, “mang lại cho Tập đoàn một danh mục tài sản mà nó có thể phát triển trong những năm tới”.
Có nhiều ứng viên để Woods thực hiện động thái M&A tương tự, như Anadarko Petroleum, Occidental Petroleum hay Pioneer Natural Resources tại Mỹ. BP cũng được cho rằng là một mục tiêu có tiềm năng. “Tôi kỳ vọng Darren sẽ thực hiện một thương vụ khủng trong vài năm tới. Bạn cần một tài sản có thể tạo ra lợi nhuận và dòng tiền”, Fadel Gheit, chuyên gia phân tích dầu mỏ cấp cao tại Oppenheimer & Company, nhận xét.
Nhưng không phải thương vụ M&A nào cũng như ý. Thương vụ sáp nhập hãng sản xuất khí XTO Energy năm 2010 dưới thời của người tiền nhiệm Tillerson đã nhận nhiều lời chỉ trích vì kể từ sau cuộc thâu tóm, giá khí đã giảm mạnh và Tập đoàn bị cáo buộc là đã trả quá cao cho XTO.
Văn hóa của Exxon rất coi trọng sự ổn định và tính đáng tin cậy. Với việc giá cổ phiếu Exxon không mấy khả quan so với các đối thủ, có lẽ Darren Woods sẽ phải nghĩ đến động thái quyết liệt. Đối với Woods, thực hiện một thương vụ như vậy có nghĩa là phải chấp nhận rủi ro, nhưng không làm thì cũng rủi ro. Đó là nguy cơ đối mặt thêm một thập niên tăng trưởng ì ạch.
Cuối tháng 1 vừa qua, ExxonMobil báo cáo thêm một năm lợi nhuận suy giảm. Mức lãi kiếm được trong 1 năm chưa bằng mức lãi từng làm ra trong 1 quý và cũng thấp hơn cả mức lãi mà Tập đoàn kiếm được trước thời điểm sáp nhập với Mobil vào năm 1999 trong thương vụ trị giá 80 tỉ USD.
Thực ra, lợi nhuận của các tập đoàn dầu mỏ khác cũng bị “bầm dập” bởi giá dầu giảm trong suốt 2,5 năm qua. Nhu cầu dầu mỏ suy yếu do chính sách chống biến đổi khí hậu, sự nở rộ của xe hơi chạy điện. Trong khi đó, nguồn cung thì đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu đá phiến đang tăng trưởng rất nhanh.
Đó là thực trạng mà tất cả các tập đoàn dầu mỏ lớn đều đối mặt. Vì thế, phía trước là một tương lai đầy thách thức cho họ và ExxonMobil không phải ngoại lệ. Tình thế khó khăn đã buộc ExxonMobil phải vay mượn nhiều để thực hiện các nghĩa vụ chia cổ tức và trang trải cho các hoạt động đầu tư.
Cho dù vậy, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi ExxonMobil đã ghi giảm 2 tỉ USD giá trị một số tài sản khí đốt ở Mỹ. Trong quá khứ, ExxonMobil luôn tránh những đợt ghi giảm như vậy. Trong thời gian sắp tới, Tập đoàn dự kiến sẽ giảm lượng khai thác tới 4,6 tỉ thùng dầu thô ở Bắc Mỹ từ mức dự trữ 25 tỉ thùng, vì chi phí sản xuất quá đắt đỏ không đủ tạo ra lãi. Đây cũng là một sự kiện hiếm khác nữa.
Những điều này cho thấy ExxonMobil đang chật vật tìm nguồn cung giá rẻ cho hoạt động sản xuất dầu để chuẩn bị cho một thế giới có xu hướng thừa cung. Chính lý do này đã khiến cho giá cổ phiếu Tập đoàn bị tụt sau các hãng dầu mỏ như Chevron, đối thủ Mỹ lớn nhất của ExxonMobil, tới 20% trong năm vừa qua, cũng như sau các đối thủ châu Âu như Royal Dutch Shell, BP và Total. Lysle Brinker, đứng đầu bộ phận nghiên cứu doanh nghiệp dầu mỏ, thuộc hãng tư vấn IHS Energy, cho rằng mặc dù trong lịch sử cổ phiếu của ExxonMobil đã được giao dịch với thị giá cao hơn giá trị tài sản so với các đối thủ lớn, nhưng trong năm vừa qua “Chevron đã qua mặt”.
Do sức ép giá dầu khí giảm kể từ năm 2014, sức mạnh tài chính, một trong những đặc điểm nổi trội của ExxonMobil, đang dần mờ nhạt. Vào tháng 2, Tập đoàn đã hoãn lại đợt mua cổ phiếu quỹ mà theo đó, hoàn lại khoảng 75 tỉ USD cho nhà đầu tư trong giai đoạn 2011-2015. Tháng 4 năm ngoái, Standard & Poor’s cũng đã lấy đi xếp hạng AAA mà doanh nghiệp này nắm giữ từ năm 1930.
Hiện sản xuất dầu khí của Tập đoàn đang đình trệ. Tổng sản lượng dù tăng nhẹ vào năm 2015, nhưng vẫn thấp hơn 9% so với năm 2011. Tại cuộc họp thường niên với chuyên gia phân tích vào tháng 3.2016, ExxonMobil cho biết dự kiến sản lượng vào năm 2020 sẽ chỉ xấp xỉ bằng năm 2015. Với dòng tiền bị thu hẹp bởi giá dầu thấp, ExxonMobil đang phải cắt giảm các dự án phát triển lớn, vốn là lẽ sống của mình.
Nhằm giải tỏa những mối lo này, nước cờ đầu tiên của ExxonMobil dưới thời của Woods là thực hiện một thương vụ mua lại 6,6 tỉ USD bằng cổ phiếu và tiền mặt, với mục đích tăng hơn gấp đôi sản lượng của Tập đoàn tại vịnh Permian ở Texas và New Mexico, lên tới 350.000 thùng mỗi ngày từ mức 140.000 thùng. Tập đoàn hy vọng việc thâu tóm nhiều mỏ dầu đá phiến hơn sẽ đẩy tăng tỉ trọng dầu khí có giá sản xuất tương đối rẻ và nhanh trong danh mục, so với những dự án phức tạp hơn và đắt đỏ hơn ở những nơi như Bắc Cực. Hơn nữa, gần đây, Tập đoàn đã có những khám phá dầu mỏ quan trọng tại Guyana và Nigeria.
Một giải pháp nữa cho Woods sẽ là thực hiện các thương vụ ở vịnh Ba Tư, nơi chi phí sản xuất dầu rẻ nhưng đây lại là khu vực đang đối mặt với áp lực cạnh tranh và địa chính trị đang gia tăng. Thách thức không chỉ ở đó. Woods trở thành CEO trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều dấu hỏi về nhu cầu trong tương lai đối với nhiên liệu hóa thạch. Các nhà hoạt động môi trường và ngày càng nhiều nhà đầu tư yêu cầu phải có sự minh bạch rõ ràng hơn. Vào đầu tháng 2.2017, ExxonMobil đã đưa Susan Avery, một nhà khoa học khí quyển trước đây cố vấn cho Liên hiệp Quốc, gia nhập Hội đồng Quản trị. Một số cho rằng đây chỉ là chiêu trò đối phó với truyền thông. Nhưng đó cũng có thể là một động thái táo bạo nhằm thay đổi tư duy của Tập đoàn về biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, một tập đoàn có quy mô cỡ Exxon cần phải tăng cường sản xuất một cách mạnh mẽ mới đủ tạo nên một sự thay đổi đáng kể về sản lượng. Nhưng những động thái gần đây của ExxonMobil được giới phân tích đánh giá có vẻ không đủ để cải thiện triển vọng của Tập đoàn.
Câu hỏi đặt ra cho Woods là ông có phải làm gì đó thực sự quyết liệt như một thương vụ khủng mang tính đột phá, để giải quyết các vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối tại Tập đoàn. Vào cuối thập niên 1990, đối mặt với các điều kiện tương tự - tăng trưởng yếu và giá thấp, câu trả lời của Exxon là sáp nhập với Mobil, cho phép Tập đoàn áp dụng, kết hợp các kỹ năng quản lý và kỹ thuật cấp tiến của mình với các tài sản hàng đầu của Mobil, bao gồm cổ phần tại các mỏ dự trữ khí khổng lồ ở Qatar. Robin West, Giám đốc Điều hành BCG Center for Energy Impact, mô tả thương vụ này là “nước cờ xuất sắc”, “mang lại cho Tập đoàn một danh mục tài sản mà nó có thể phát triển trong những năm tới”.
Có nhiều ứng viên để Woods thực hiện động thái M&A tương tự, như Anadarko Petroleum, Occidental Petroleum hay Pioneer Natural Resources tại Mỹ. BP cũng được cho rằng là một mục tiêu có tiềm năng. “Tôi kỳ vọng Darren sẽ thực hiện một thương vụ khủng trong vài năm tới. Bạn cần một tài sản có thể tạo ra lợi nhuận và dòng tiền”, Fadel Gheit, chuyên gia phân tích dầu mỏ cấp cao tại Oppenheimer & Company, nhận xét.
Nhưng không phải thương vụ M&A nào cũng như ý. Thương vụ sáp nhập hãng sản xuất khí XTO Energy năm 2010 dưới thời của người tiền nhiệm Tillerson đã nhận nhiều lời chỉ trích vì kể từ sau cuộc thâu tóm, giá khí đã giảm mạnh và Tập đoàn bị cáo buộc là đã trả quá cao cho XTO.
Văn hóa của Exxon rất coi trọng sự ổn định và tính đáng tin cậy. Với việc giá cổ phiếu Exxon không mấy khả quan so với các đối thủ, có lẽ Darren Woods sẽ phải nghĩ đến động thái quyết liệt. Đối với Woods, thực hiện một thương vụ như vậy có nghĩa là phải chấp nhận rủi ro, nhưng không làm thì cũng rủi ro. Đó là nguy cơ đối mặt thêm một thập niên tăng trưởng ì ạch.
Ngô Ngọc Châu - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads