Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 8-12 cho biết Moscow đã sẵn sàng bán khí đốt cho Ả Rập Saudi sau khi dự lễ khánh thành nhà máy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Công ty Yamal LNG ở bán đảo Yamal, phía trên vòng Bắc cực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ hai từ phải qua) tại lễ khánh thành nhà máy của Công ty Yamal LNG tối 8-12 Ảnh: REUTERS
Đây là một phần của dự án chung giữa các công ty Nga, Pháp và Trung Quốc, có giá trị lên đến 27 tỉ USD.
Yamal LNG là liên doanh giữa Công ty Novatek (Nga), Công ty Total (Pháp), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Quỹ đầu tư Silk Road Fund (Trung Quốc) nắm 9,9% cổ phần của dự án. Hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Putin nói với Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid al-Falih khi mẻ LNG đầu tiên được chuyển lên một chiếc tàu phá băng: "Mua khí đốt của chúng tôi và quý vị sẽ tiết kiệm được dầu. Nếu tiếp tục làm việc theo cách này, chúng ta sẽ chuyển từ đối thủ thành đối tác. Tất cả đều được hưởng lợi".
Ông Leonid Mikhelson, đồng sở hữu Công ty Novatek, hôm 8-12 tiết lộ đã thảo luận về các dự án khí đốt với giới chức Ả Rập Saudi nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Yamal LNG ra đời nhằm giúp Nga tăng gấp đôi thị phần LNG toàn cầu vào năm 2020 từ mức 4% hiện tại. Giai đoạn đầu của dự án được hoàn thành trong tháng 12. Các giai đoạn còn lại sẽ được tiến hành lần lượt vào năm 2018 và năm 2019. Khi đó, tổng công suất khai thác của dự án lên đến 17,5 triệu tấn/năm.
Theo ông Mikhelson, Yamal LNG bắt đầu giao 3 lô hàng khí đốt đầu tiên vào cuối năm nay và sẽ bán nhiên liệu theo hợp đồng dài hạn sau tháng 4-2018. Đáng chú ý, 95% sản lượng khai thác của Yamal LNG trong 20 năm tới đã được bán hết, phần lớn cho khách hàng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các khoản đầu tư vào dự án bị đe dọa sau khi Novatek bị phương Tây trừng phạt về vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng công ty nhanh chóng huy động được các nguồn tài chính khác.
Trong đó, các ngân hàng Trung Quốc cho vay hơn 12 tỉ USD; Nga rót 2,5 tỉ USD từ một quỹ dự trữ dùng cho trường hợp khẩn cấp và 4,2 tỉ USD từ các ngân hàng Sberbank và Gazprombank. Một thách thức khác của dự án là thời tiết khắc nghiệt ở Bắc cực có thể đe dọa đến sự vận hành trơn tru của nhà máy.
Trước Yamal LNG, Nga chỉ có một nhà máy LNG, gọi là Sakhalin-2 và do Tập đoàn Gazprom kiểm soát. Nhà máy này sản xuất gần 11 triệu tấn khí đốt/năm. Trong khi Gazprom độc quyền về xuất khẩu khí đốt bằng đường ống thì Novatek được phép xuất khẩu LNG bằng đường biển. Novatek đang lên kế hoạch cho một dự án khác - Arctic LNG - trên bán đảo Gydan của Nga.
Phạm Nghĩa
nld.com.vn
Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ hai từ phải qua) tại lễ khánh thành nhà máy của Công ty Yamal LNG tối 8-12 Ảnh: REUTERS
Yamal LNG là liên doanh giữa Công ty Novatek (Nga), Công ty Total (Pháp), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Quỹ đầu tư Silk Road Fund (Trung Quốc) nắm 9,9% cổ phần của dự án. Hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Putin nói với Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid al-Falih khi mẻ LNG đầu tiên được chuyển lên một chiếc tàu phá băng: "Mua khí đốt của chúng tôi và quý vị sẽ tiết kiệm được dầu. Nếu tiếp tục làm việc theo cách này, chúng ta sẽ chuyển từ đối thủ thành đối tác. Tất cả đều được hưởng lợi".
Ông Leonid Mikhelson, đồng sở hữu Công ty Novatek, hôm 8-12 tiết lộ đã thảo luận về các dự án khí đốt với giới chức Ả Rập Saudi nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Yamal LNG ra đời nhằm giúp Nga tăng gấp đôi thị phần LNG toàn cầu vào năm 2020 từ mức 4% hiện tại. Giai đoạn đầu của dự án được hoàn thành trong tháng 12. Các giai đoạn còn lại sẽ được tiến hành lần lượt vào năm 2018 và năm 2019. Khi đó, tổng công suất khai thác của dự án lên đến 17,5 triệu tấn/năm.
Theo ông Mikhelson, Yamal LNG bắt đầu giao 3 lô hàng khí đốt đầu tiên vào cuối năm nay và sẽ bán nhiên liệu theo hợp đồng dài hạn sau tháng 4-2018. Đáng chú ý, 95% sản lượng khai thác của Yamal LNG trong 20 năm tới đã được bán hết, phần lớn cho khách hàng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các khoản đầu tư vào dự án bị đe dọa sau khi Novatek bị phương Tây trừng phạt về vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng công ty nhanh chóng huy động được các nguồn tài chính khác.
Trong đó, các ngân hàng Trung Quốc cho vay hơn 12 tỉ USD; Nga rót 2,5 tỉ USD từ một quỹ dự trữ dùng cho trường hợp khẩn cấp và 4,2 tỉ USD từ các ngân hàng Sberbank và Gazprombank. Một thách thức khác của dự án là thời tiết khắc nghiệt ở Bắc cực có thể đe dọa đến sự vận hành trơn tru của nhà máy.
Trước Yamal LNG, Nga chỉ có một nhà máy LNG, gọi là Sakhalin-2 và do Tập đoàn Gazprom kiểm soát. Nhà máy này sản xuất gần 11 triệu tấn khí đốt/năm. Trong khi Gazprom độc quyền về xuất khẩu khí đốt bằng đường ống thì Novatek được phép xuất khẩu LNG bằng đường biển. Novatek đang lên kế hoạch cho một dự án khác - Arctic LNG - trên bán đảo Gydan của Nga.
Phạm Nghĩa
nld.com.vn
Relate Threads