Vốn là một nhóm ngành lớn trên sàn chứng khoán, với số lượng cổ phiếu chiếm tỷ trọng vốn hóa cao, tại bất kỳ thời điểm nào, dòng cổ phiếu “P” của họ dầu khí vẫn nhận được sự quan tâm của thị trường.
Hiện tại, với việc nhiều dự báo đưa ra cho thấy, giá dầu sẽ duy trì giao dịch trong mức 45 USD - 55 USD/thùng đến giữa năm 2017, liệu nhóm cổ phiếu dầu khí có tạo được sức hút dòng tiền từ nay đến cuối năm?
Thích nghi với môi trường giá dầu thấp
Giá dầu được xem là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng mạnh nhất không chỉ với những công ty dầu khí thuần túy, mà còn với các công ty thuộc ngành dầu khí nhưng hoạt động ở lĩnh vực khác như bất động sản, xây dựng, tài chính...
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư, CTCK Maybank KimEng (MBKE) cho rằng, với các phân tích khách quan, khó có khả năng giá dầu tăng mạnh để về khoảng giá lịch sử trên 100 USD/thùng, khi các nhà xuất khẩu năng lượng lớn, bao gồm Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Nga, Iran vẫn đang vì lợi ích của mình mà không chịu cắt giảm sản lượng.
Mặt khác, việc đang có nhiều nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ như nhiên liệu sinh học, điện, năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời,.. khiến giá dầu khó có thể lên tới mức đỉnh cũ, trừ khi đồng USD mất giá. Yếu tố này khó xảy ra, bởi hiện tại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang trong quá trình thắt chặt tiền tệ và dự định có thể tăng lãi suất trong thời gian tới.
Với các phân tích trên và giá dầu đang giao dịch ở mức dưới 50 USD/thùng, theo ông Khánh, khó có khả năng dòng tiền chuyển hướng về nhóm dầu khí. Dù vậy, một số công ty nhất định trong ngành vẫn sẽ nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.
Trong thời gian qua, một số công ty dầu khí đã nhanh chóng thích nghi với bối cảnh giá dầu thấp, thay đổi chiến lược bằng việc đầu tư vào các lĩnh vực mới, trong đó có năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; chủ động kết hợp với các công ty nước ngoài trong việc đầu tư, phát triển dự án mới tại lĩnh vực đang thu hút dòng tiền chảy mạnh vào. Tuy nhiên, ông Khánh nhấn mạnh, chỉ một số ít các công ty đang thay đổi để phát triển mới nhận được sự quan tâm của dòng tiền, không phải toàn bộ ngành dầu khí nói riêng và ngành năng lượng nói chung.
Thực tế, giá dầu đã bắt đầu giảm kể từ cuối quý III/2014, kéo dài cho đến nay và mới chỉ hồi phục được một phần, trong khi rất khó để dự báo diễn biến của giá dầu bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đối với nhóm cổ phiếu ngành dầu khí, vốn thường có biến động giá cổ phiếu tỷ lệ thuận với diễn biến giá dầu khảo sát, Bloomberg từng đưa ra dự báo giá dầu có thể tăng lên thêm 10 USD - 15 USD/thùng (tính tại thời điểm giá dầu đang ở mức 40 USD/thùng) cho tới cuối năm 2016 và sẽ là cơ hội cho nhóm cổ phiếu dầu khí phục hồi trở lại nếu xét về dài hạn. Nói cách khác, với những nhà đầu tư giá trị thì cổ phiếu ngành dầu khí vẫn là một lựa chọn hấp dẫn.
Bên cạnh đó, ông Hoàng Thạch Lân, chuyên gia chứng khoán cho rằng, ngoài việc kỳ vọng giá dầu sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm nay, cần phải nhìn vào triển vọng tham gia các dự án lớn của ngành dầu khí để dự báo tăng trưởng của các công ty trong ngành.
Kết quả kinh doanh đã ở mức thấp nhất
Những cổ phiếu dầu khí như PVD, PVS, PVC… thường có diễn biến tương quan với giá dầu nên chỉ số P/E và P/B của nhóm cổ phiếu này đang thấp hơn đáng kể so với mức trung bình thị trường. Thực tế, việc giá dầu Brent đã tăng hơn 78% kể từ đầu năm 2016 đến nay đã tác động tích cực lên nhóm cổ phiếu dầu khí, trong đó có GAS (+100%), PVD (+64%), PVS (+38%),…
Hiện tại, giá dầu Brent đang tiến về mức 50 USD/thùng - mức kháng cự mạnh đối với loại nguyên liệu này. Phiên họp sắp tới của OPEC (diễn ra ngày 26 - 29/9/2016) là sự kiện quan trọng quyết định đến xu hướng tiếp theo của giá dầu. Rủi ro ngắn hạn cao hay thấp của cổ phiếu dòng P sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc họp này.
Khi phân tích nhóm cổ phiếu, các nhà phân tích cũng như công chúng đầu tư thường nhìn vào các tổng công ty lớn, hay còn gọi là nhóm cấp 1 trực thuộc Tập đoàn Dầu khí (PVN) như DCM, DPM, GAS, PVD, PVC, PVS, PVT, PXS... và công ty con cấp 2 như PGD, PGS, CNG... Đa số công ty cấp 1 đều mang đặc tính gần như độc quyền tự nhiên trong những lĩnh vực kỹ thuật và thương mại nhất định, thường tham gia vào các dự án lớn của PVN.
Nhìn vào báo cáo tài chính quý II/2016 đã công bố vừa qua, dễ nhận thấy lợi nhuận của nhiều công ty lớn như GAS, PVD, PVS... vẫn suy giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm trước đó, dù giá dầu đã hồi phục so với cuối năm 2015.
Tuy nhiên, một số công ty ghi nhận mức tăng trưởng khá tích cực. Đơn cử như PVT, 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu PVT đạt 3.271 tỷ đồng (tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 54% kế hoạch cả năm), lợi nhuận sau thuế đạt 242 tỷ đồng (tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 51% kế hoạch năm).
Lãnh đạo PVT chia sẻ, biên lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự tăng trưởng chủ yếu do PVT đã kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu, giúp tiết giảm từ 5 - 10% chi phí nhiên liệu và các chi phí sửa chữa khác. Dù chưa có con số cụ thể nhưng theo lãnh đạo PVT, lợi nhuận quý III/2016 của Tổng công ty tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, đối với PVS, trong các mảng hoạt động chính là dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí; dịch vụ vận hành quản lý (liên doanh); hoạt động dịch vụ cơ khí dầu khí, khảo sát địa chấn; dịch vụ căn cứ cảng và dịch vụ vận hành - bảo dưỡng, dưới tác động của giá dầu thấp, hoạt động thăm dò và khai thác sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi nhu cầu thăm dò và khai thác giảm cộng với áp lực cạnh tranh gia tăng sẽ khiến cho giá thuê bị sụt giảm. Do đó, CTCK Dầu khí (PSI) cho rằng, doanh thu và lợi nhuận năm 2016 của PVS sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Dù vậy, nhờ giá dầu đã phục hồi trở lại sau khi chạm đáy vào đầu năm, nhìn chung giới đầu tư vẫn khá lạc quan vào triển vọng giá dầu trong 6 tháng cuối năm. Đây là cơ sở kỳ vọng kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm của PVS sẽ có xu hướng được cải thiện hơn.
Ông Hoàng Thạch Lân cho rằng: “Một số công ty chứng khoán lớn khi lập mô hình định giá các công ty dầu khí đều giả định giá dầu ở mức 45 USD/thùng, mức giá mà hoạt động của các công ty trên sẽ ổn định. Tuy nhiên, với những dự báo phổ biến nhất hiện nay, giá dầu sẽ chỉ trụ vững trên mốc 40 USD/thùng. Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay của các công ty dầu khí đã ở mức thấp nhất và sẽ hồi phục trong thời gian tới. Thực tế, nhiều công ty dầu khí đang có hợp đồng trở lại, như PVD, đó là điểm tích cực cho dự báo nửa cuối năm. Bên cạnh đó, GAS có thêm những khoản thu nhập tài chính hồi tố; nhiều khả năng PVN triển khai mạnh hơn các dự án lớn của Tập đoàn, nhất là dự án Ô Môn và Cá Voi Xanh trong năm 2017, nên dự báo kết quả kinh doanh của các công ty trên cũng sáng sủa hơn. Cơ hội luôn đi kèm với rủi ro và điều này càng đúng đối với dòng cổ phiếu P”.
Những cổ phiếu tiềm năng mà các CTCK thường đề cập đến là PVD, PVT, PXS, PVS... nhưng triển vọng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗi công ty là khác nhau. Đặc biệt, rủi ro đối với nhóm cổ phiếu này đến từ dao động giá dầu hàng tuần là khá mạnh, ảnh hưởng lên tâm lý nhà đầu tư, nhất là với các nhà đầu tư ưa lướt sóng, sử dụng margin. Theo ông Khánh, những công ty không quá phụ thuộc vào diễn biến giá dầu mà có tham gia những lĩnh vực khác hỗ trợ như xây lắp, cơ sở hạ tầng dầu khí, M&A các doanh nghiệp trong ngành,... mới là những công ty có tiềm năng và được dòng tiền quan tâm.
Hiện nay, nhà đầu tư có thể cân nhắc thêm vào danh mục những cổ phiếu dầu khí có chỉ số P/E và P/B đã ở mức chiết khấu cao so với lịch sử và mức độ tương quan cao với giá dầu. Diễn biến khá “gập ghềnh” mà nhóm cổ phiếu dòng P gặp phải trong thời gian qua đã hình thành vùng kháng cự với khối lượng bán tiềm năng lớn, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu lớn và các mã đã tăng giá mạnh trước khi có cú sốc giá dầu. Do đó, trong trường hợp giá cổ phiếu hồi phục, việc mua vào trong sóng điều chỉnh sau khi giá cổ phiếu đã phản ứng với những ngưỡng kháng cự này sẽ an toàn hơn.
Hải Vân (Tinnhanhchungkhoan.vn)
Hiện tại, với việc nhiều dự báo đưa ra cho thấy, giá dầu sẽ duy trì giao dịch trong mức 45 USD - 55 USD/thùng đến giữa năm 2017, liệu nhóm cổ phiếu dầu khí có tạo được sức hút dòng tiền từ nay đến cuối năm?
Thích nghi với môi trường giá dầu thấp
Giá dầu được xem là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng mạnh nhất không chỉ với những công ty dầu khí thuần túy, mà còn với các công ty thuộc ngành dầu khí nhưng hoạt động ở lĩnh vực khác như bất động sản, xây dựng, tài chính...
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư, CTCK Maybank KimEng (MBKE) cho rằng, với các phân tích khách quan, khó có khả năng giá dầu tăng mạnh để về khoảng giá lịch sử trên 100 USD/thùng, khi các nhà xuất khẩu năng lượng lớn, bao gồm Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Nga, Iran vẫn đang vì lợi ích của mình mà không chịu cắt giảm sản lượng.
Mặt khác, việc đang có nhiều nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ như nhiên liệu sinh học, điện, năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời,.. khiến giá dầu khó có thể lên tới mức đỉnh cũ, trừ khi đồng USD mất giá. Yếu tố này khó xảy ra, bởi hiện tại, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn đang trong quá trình thắt chặt tiền tệ và dự định có thể tăng lãi suất trong thời gian tới.
Với các phân tích trên và giá dầu đang giao dịch ở mức dưới 50 USD/thùng, theo ông Khánh, khó có khả năng dòng tiền chuyển hướng về nhóm dầu khí. Dù vậy, một số công ty nhất định trong ngành vẫn sẽ nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.
Trong thời gian qua, một số công ty dầu khí đã nhanh chóng thích nghi với bối cảnh giá dầu thấp, thay đổi chiến lược bằng việc đầu tư vào các lĩnh vực mới, trong đó có năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; chủ động kết hợp với các công ty nước ngoài trong việc đầu tư, phát triển dự án mới tại lĩnh vực đang thu hút dòng tiền chảy mạnh vào. Tuy nhiên, ông Khánh nhấn mạnh, chỉ một số ít các công ty đang thay đổi để phát triển mới nhận được sự quan tâm của dòng tiền, không phải toàn bộ ngành dầu khí nói riêng và ngành năng lượng nói chung.
Thực tế, giá dầu đã bắt đầu giảm kể từ cuối quý III/2014, kéo dài cho đến nay và mới chỉ hồi phục được một phần, trong khi rất khó để dự báo diễn biến của giá dầu bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đối với nhóm cổ phiếu ngành dầu khí, vốn thường có biến động giá cổ phiếu tỷ lệ thuận với diễn biến giá dầu khảo sát, Bloomberg từng đưa ra dự báo giá dầu có thể tăng lên thêm 10 USD - 15 USD/thùng (tính tại thời điểm giá dầu đang ở mức 40 USD/thùng) cho tới cuối năm 2016 và sẽ là cơ hội cho nhóm cổ phiếu dầu khí phục hồi trở lại nếu xét về dài hạn. Nói cách khác, với những nhà đầu tư giá trị thì cổ phiếu ngành dầu khí vẫn là một lựa chọn hấp dẫn.
Bên cạnh đó, ông Hoàng Thạch Lân, chuyên gia chứng khoán cho rằng, ngoài việc kỳ vọng giá dầu sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm nay, cần phải nhìn vào triển vọng tham gia các dự án lớn của ngành dầu khí để dự báo tăng trưởng của các công ty trong ngành.
Kết quả kinh doanh đã ở mức thấp nhất
Những cổ phiếu dầu khí như PVD, PVS, PVC… thường có diễn biến tương quan với giá dầu nên chỉ số P/E và P/B của nhóm cổ phiếu này đang thấp hơn đáng kể so với mức trung bình thị trường. Thực tế, việc giá dầu Brent đã tăng hơn 78% kể từ đầu năm 2016 đến nay đã tác động tích cực lên nhóm cổ phiếu dầu khí, trong đó có GAS (+100%), PVD (+64%), PVS (+38%),…
Khi phân tích nhóm cổ phiếu, các nhà phân tích cũng như công chúng đầu tư thường nhìn vào các tổng công ty lớn, hay còn gọi là nhóm cấp 1 trực thuộc Tập đoàn Dầu khí (PVN) như DCM, DPM, GAS, PVD, PVC, PVS, PVT, PXS... và công ty con cấp 2 như PGD, PGS, CNG... Đa số công ty cấp 1 đều mang đặc tính gần như độc quyền tự nhiên trong những lĩnh vực kỹ thuật và thương mại nhất định, thường tham gia vào các dự án lớn của PVN.
Nhìn vào báo cáo tài chính quý II/2016 đã công bố vừa qua, dễ nhận thấy lợi nhuận của nhiều công ty lớn như GAS, PVD, PVS... vẫn suy giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm trước đó, dù giá dầu đã hồi phục so với cuối năm 2015.
Tuy nhiên, một số công ty ghi nhận mức tăng trưởng khá tích cực. Đơn cử như PVT, 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu PVT đạt 3.271 tỷ đồng (tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 54% kế hoạch cả năm), lợi nhuận sau thuế đạt 242 tỷ đồng (tăng 38% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 51% kế hoạch năm).
Lãnh đạo PVT chia sẻ, biên lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự tăng trưởng chủ yếu do PVT đã kiểm soát mức tiêu hao nhiên liệu, giúp tiết giảm từ 5 - 10% chi phí nhiên liệu và các chi phí sửa chữa khác. Dù chưa có con số cụ thể nhưng theo lãnh đạo PVT, lợi nhuận quý III/2016 của Tổng công ty tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, đối với PVS, trong các mảng hoạt động chính là dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí; dịch vụ vận hành quản lý (liên doanh); hoạt động dịch vụ cơ khí dầu khí, khảo sát địa chấn; dịch vụ căn cứ cảng và dịch vụ vận hành - bảo dưỡng, dưới tác động của giá dầu thấp, hoạt động thăm dò và khai thác sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi nhu cầu thăm dò và khai thác giảm cộng với áp lực cạnh tranh gia tăng sẽ khiến cho giá thuê bị sụt giảm. Do đó, CTCK Dầu khí (PSI) cho rằng, doanh thu và lợi nhuận năm 2016 của PVS sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Dù vậy, nhờ giá dầu đã phục hồi trở lại sau khi chạm đáy vào đầu năm, nhìn chung giới đầu tư vẫn khá lạc quan vào triển vọng giá dầu trong 6 tháng cuối năm. Đây là cơ sở kỳ vọng kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm của PVS sẽ có xu hướng được cải thiện hơn.
Ông Hoàng Thạch Lân cho rằng: “Một số công ty chứng khoán lớn khi lập mô hình định giá các công ty dầu khí đều giả định giá dầu ở mức 45 USD/thùng, mức giá mà hoạt động của các công ty trên sẽ ổn định. Tuy nhiên, với những dự báo phổ biến nhất hiện nay, giá dầu sẽ chỉ trụ vững trên mốc 40 USD/thùng. Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay của các công ty dầu khí đã ở mức thấp nhất và sẽ hồi phục trong thời gian tới. Thực tế, nhiều công ty dầu khí đang có hợp đồng trở lại, như PVD, đó là điểm tích cực cho dự báo nửa cuối năm. Bên cạnh đó, GAS có thêm những khoản thu nhập tài chính hồi tố; nhiều khả năng PVN triển khai mạnh hơn các dự án lớn của Tập đoàn, nhất là dự án Ô Môn và Cá Voi Xanh trong năm 2017, nên dự báo kết quả kinh doanh của các công ty trên cũng sáng sủa hơn. Cơ hội luôn đi kèm với rủi ro và điều này càng đúng đối với dòng cổ phiếu P”.
Những cổ phiếu tiềm năng mà các CTCK thường đề cập đến là PVD, PVT, PXS, PVS... nhưng triển vọng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗi công ty là khác nhau. Đặc biệt, rủi ro đối với nhóm cổ phiếu này đến từ dao động giá dầu hàng tuần là khá mạnh, ảnh hưởng lên tâm lý nhà đầu tư, nhất là với các nhà đầu tư ưa lướt sóng, sử dụng margin. Theo ông Khánh, những công ty không quá phụ thuộc vào diễn biến giá dầu mà có tham gia những lĩnh vực khác hỗ trợ như xây lắp, cơ sở hạ tầng dầu khí, M&A các doanh nghiệp trong ngành,... mới là những công ty có tiềm năng và được dòng tiền quan tâm.
Hiện nay, nhà đầu tư có thể cân nhắc thêm vào danh mục những cổ phiếu dầu khí có chỉ số P/E và P/B đã ở mức chiết khấu cao so với lịch sử và mức độ tương quan cao với giá dầu. Diễn biến khá “gập ghềnh” mà nhóm cổ phiếu dòng P gặp phải trong thời gian qua đã hình thành vùng kháng cự với khối lượng bán tiềm năng lớn, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu lớn và các mã đã tăng giá mạnh trước khi có cú sốc giá dầu. Do đó, trong trường hợp giá cổ phiếu hồi phục, việc mua vào trong sóng điều chỉnh sau khi giá cổ phiếu đã phản ứng với những ngưỡng kháng cự này sẽ an toàn hơn.
Hải Vân (Tinnhanhchungkhoan.vn)
Relate Threads