Giá dầu giảm, cùng với sự tiến bộ của các loại xe sử dụng năng lượng tái tạo và điện đã khiến Big Oil lên kế hoạch từ từ đưa khí đốt tự nhiên vào danh mục đầu tư của họ.
Tất cả các dự báo hiện tại cho thấy khí đốt tự nhiên sẽ trở thành loại nhiên liệu hóa thạch có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường năng lượng trong nhiều thập kỷ tới. Được coi là loại nhiên liệu đốt sạch nhất (so với than đá và dầu), khí đốt tự nhiên được dự đoán sẽ trở thành nhiên liệu cầu nối giữa than và năng lượng tái tạo, cho đến khi các giải pháp lưu trữ cho phép các nguồn năng lượng tái tạo ít bị gián đoạn hơn.
Theo phóng viên của Bloomberg Gadfly, Liam Denning, tương lai của khí đốt tự nhiên sẽ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của giá cả, đặc biệt là tại các thị trường châu Á. Không nghi ngờ gì về việc nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên các câu hỏi đặt là nhu cầu tăng bao nhiêu? Và liệu khí đốt tự nhiên có phải là thời gian để tự khẳng định mình là nhiên liệu cầu nối sạch hơn cho đến khi năng lượng tái tạo chiếm lĩnh thị trường?
Tất cả 5 công ty của Big Oil đều đặt cược vào khí đốt tự nhiên cho tương lai.
Business Insider cho biết, khí đốt tự nhiên đã chiếm hơn một nửa sản lượng của tập đoàn Shell. Trong khi, Giám đốc điều hành của Total, ông Patrick Pouyanne nói: “khí đốt là nhiên liệu hóa thạch trong tương lai và đủ linh hoạt để cung cấp sự kết hợp phù hợp với năng lượng tái tạo. Chúng tôi đang định vị Total theo hướng phát triển khí đốt nhiều hơn, và trong 35 năm tới Total sẽ sản xuất và phân phối nhiều khí đốt hơn dầu”.
Công ty BP lên kế hoạch giảm giá dầu và chuyển hướng, đưa khí đốt vào danh mục đầu tư của họ như một phần trong chiến lược kinh doanh.
Ngoài ra, ExxonMobil nhìn nhận khí đốt tự nhiên là một sự thay đổi lớn với lượng khí thải ít hơn, linh hoạt và dư thừa.
Khí đốt cũng là phân khúc tăng trưởng trong danh mục đầu tư năng lượng của tập đoàn Chevron. Tập đoàn này nói rằng họ có những năng lực cần thiết để phát triển nguồn lực và cung cấp khí đốt tự nhiên cho các thị trường, nơi mà việc sử dụng loại nhiên liệu đang phát triển.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu khí đốt toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1,6% hàng năm trong 5 năm tới, với Trung Quốc chiếm 40%.
Theo ông Alex Dewar tại Trung tâm Enegy Impact của tập đoàn Boston Consultan, trong dài hạn, cho đến năm 2040, Trung Quốc sẽ cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng năng lượng phát điện bằng khí đốt với công suất 8,7 GW hàng năm, so với mức 5 GW hàng năm trong giai đoạn 2010 - 2015, để nhấn mạnh mức dự báo tăng trưởng nhu cầu 1,6%.
Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị cho sự bùng nổ của hoạt động nhập khẩu khí đốt tự nhiên, và đang xây dựng các cơ sở nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Nguyên nhân là vì nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch hơn để đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thị trường LNG vốn có nguồn cung lớn, và khí đốt hóa lỏng mới của Mỹ cũng được giao bán trực tuyến.
"Tình trạng dư thừa LNG đã ảnh hưởng đến việc hình thành giá và các mô hình kinh doanh truyền thống, đồng thời thu hút những quốc gia sử dụng LNG mới như Pakistan, Thái Lan và Jordan”, IEA cho biết trong báo cáo Khí đốt 2017.
Theo ông Dewar, sự dư thừa hiện tại có thể ảnh hưởng đến các nhà cung cấp LNG trong ngắn hạn do giá thấp, nhưng LNG có thể giúp họ trong dài hạn vì lượng cung dư thừa cũng khuyến khích việc xây dựng cơ sở hạ tầng đối với người mua hiện tại và tiềm năng.
IEA cũng cho biết, ngành công nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu cho tới năm 2022, trong khi sản xuất điện, phân khúc tiêu thụ khí đốt chủ yếu, được dự kiến tăng trưởng ở mức độ trung bình, dưới 1% hàng năm.
"Trên nhiều thị trường cân bằng, sự gia tăng nhanh chóng trong việc sản xuất điện năng từ năng lượng tái tạo, kết hợp với sự tăng trưởng nhu cầu về điện khiêm tốn, đã hạn chế các cơ hội đối với sản xuất nhiệt điện. Tại nhiều thị trường mới nổi dựa vào nguồn khí đốt nhập khẩu, đặc biệt là đối với những quốc gia không áp thuế đối với khí thải carbon hoặc ra các quy định nghiêm ngặt về ô nhiễm không khí, khí đốt phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ than đá”, IEA cho biết.
Cho tới năm 2022, IEA nhận định khí đốt sẽ có chỗ đứng lớn ở Nam và Đông Á vì nguồn cung lớn, giá cả cạnh tranh sẽ giúp mở rộng cơ hội cho loại nhiên liệu này.
Theo đó, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đi đầu về tăng trưởng nhu cầu ở châu Á, nhưng các quốc gia khác như Pakistan và Bangladesh cũng cho thấy một hình ảnh tương tự về tăng trưởng mạnh mẽ vì giá LNG giảm, lượng khí đốt sử dụng cho ngành điện và công nghiệp gia tăng.
Nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu chắc chắn sẽ tăng lên, nhưng phần lớn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của giá khí đốt tự nhiên so với năng lượng tái tạo và than đá trên các thị trường không áp thuế đối với khí thải carbon.
Tất cả các dự báo hiện tại cho thấy khí đốt tự nhiên sẽ trở thành loại nhiên liệu hóa thạch có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường năng lượng trong nhiều thập kỷ tới. Được coi là loại nhiên liệu đốt sạch nhất (so với than đá và dầu), khí đốt tự nhiên được dự đoán sẽ trở thành nhiên liệu cầu nối giữa than và năng lượng tái tạo, cho đến khi các giải pháp lưu trữ cho phép các nguồn năng lượng tái tạo ít bị gián đoạn hơn.
Theo phóng viên của Bloomberg Gadfly, Liam Denning, tương lai của khí đốt tự nhiên sẽ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh của giá cả, đặc biệt là tại các thị trường châu Á. Không nghi ngờ gì về việc nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên các câu hỏi đặt là nhu cầu tăng bao nhiêu? Và liệu khí đốt tự nhiên có phải là thời gian để tự khẳng định mình là nhiên liệu cầu nối sạch hơn cho đến khi năng lượng tái tạo chiếm lĩnh thị trường?
Tất cả 5 công ty của Big Oil đều đặt cược vào khí đốt tự nhiên cho tương lai.
Business Insider cho biết, khí đốt tự nhiên đã chiếm hơn một nửa sản lượng của tập đoàn Shell. Trong khi, Giám đốc điều hành của Total, ông Patrick Pouyanne nói: “khí đốt là nhiên liệu hóa thạch trong tương lai và đủ linh hoạt để cung cấp sự kết hợp phù hợp với năng lượng tái tạo. Chúng tôi đang định vị Total theo hướng phát triển khí đốt nhiều hơn, và trong 35 năm tới Total sẽ sản xuất và phân phối nhiều khí đốt hơn dầu”.
Ngoài ra, ExxonMobil nhìn nhận khí đốt tự nhiên là một sự thay đổi lớn với lượng khí thải ít hơn, linh hoạt và dư thừa.
Khí đốt cũng là phân khúc tăng trưởng trong danh mục đầu tư năng lượng của tập đoàn Chevron. Tập đoàn này nói rằng họ có những năng lực cần thiết để phát triển nguồn lực và cung cấp khí đốt tự nhiên cho các thị trường, nơi mà việc sử dụng loại nhiên liệu đang phát triển.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu khí đốt toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1,6% hàng năm trong 5 năm tới, với Trung Quốc chiếm 40%.
Theo ông Alex Dewar tại Trung tâm Enegy Impact của tập đoàn Boston Consultan, trong dài hạn, cho đến năm 2040, Trung Quốc sẽ cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng năng lượng phát điện bằng khí đốt với công suất 8,7 GW hàng năm, so với mức 5 GW hàng năm trong giai đoạn 2010 - 2015, để nhấn mạnh mức dự báo tăng trưởng nhu cầu 1,6%.
Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị cho sự bùng nổ của hoạt động nhập khẩu khí đốt tự nhiên, và đang xây dựng các cơ sở nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Nguyên nhân là vì nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch hơn để đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thị trường LNG vốn có nguồn cung lớn, và khí đốt hóa lỏng mới của Mỹ cũng được giao bán trực tuyến.
"Tình trạng dư thừa LNG đã ảnh hưởng đến việc hình thành giá và các mô hình kinh doanh truyền thống, đồng thời thu hút những quốc gia sử dụng LNG mới như Pakistan, Thái Lan và Jordan”, IEA cho biết trong báo cáo Khí đốt 2017.
Theo ông Dewar, sự dư thừa hiện tại có thể ảnh hưởng đến các nhà cung cấp LNG trong ngắn hạn do giá thấp, nhưng LNG có thể giúp họ trong dài hạn vì lượng cung dư thừa cũng khuyến khích việc xây dựng cơ sở hạ tầng đối với người mua hiện tại và tiềm năng.
IEA cũng cho biết, ngành công nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu cho tới năm 2022, trong khi sản xuất điện, phân khúc tiêu thụ khí đốt chủ yếu, được dự kiến tăng trưởng ở mức độ trung bình, dưới 1% hàng năm.
"Trên nhiều thị trường cân bằng, sự gia tăng nhanh chóng trong việc sản xuất điện năng từ năng lượng tái tạo, kết hợp với sự tăng trưởng nhu cầu về điện khiêm tốn, đã hạn chế các cơ hội đối với sản xuất nhiệt điện. Tại nhiều thị trường mới nổi dựa vào nguồn khí đốt nhập khẩu, đặc biệt là đối với những quốc gia không áp thuế đối với khí thải carbon hoặc ra các quy định nghiêm ngặt về ô nhiễm không khí, khí đốt phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ than đá”, IEA cho biết.
Cho tới năm 2022, IEA nhận định khí đốt sẽ có chỗ đứng lớn ở Nam và Đông Á vì nguồn cung lớn, giá cả cạnh tranh sẽ giúp mở rộng cơ hội cho loại nhiên liệu này.
Theo đó, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đi đầu về tăng trưởng nhu cầu ở châu Á, nhưng các quốc gia khác như Pakistan và Bangladesh cũng cho thấy một hình ảnh tương tự về tăng trưởng mạnh mẽ vì giá LNG giảm, lượng khí đốt sử dụng cho ngành điện và công nghiệp gia tăng.
Nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu chắc chắn sẽ tăng lên, nhưng phần lớn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của giá khí đốt tự nhiên so với năng lượng tái tạo và than đá trên các thị trường không áp thuế đối với khí thải carbon.
Lyly Cao
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads