Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của công ty Technavio, đến năm 2021, thị trường nhiên liệu sinh học tiên tiến trên thế giới có khả năng đạt 44,6 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 44%.
Nhiên liệu sinh học tiên tiến được sản xuất từ nguyên liệu là các chất thải phi thực phẩm, chất thải hữu cơ, chất thải công nghiệp và chất thải rắn. Cellulosic ethanol sử dụng nhiều cho ô tô là nhiên liệu sinh học tiên tiến phổ biến nhất, chiếm khoảng 40% tổng doanh thu và được làm từ chất thải nông nghiệp thông qua công nghệ enzyme thủy phân và thủy phân axit.
Các nhà phân tích của Technavio đã đưa ra ba nhân tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị trường nhiên liệu sinh học tiên tiến toàn cầu. Trong đó, một lý do chính của việc chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sinh học tiên tiến là chúng được làm từ chính các chất thải tại địa phương, nhờ đó sẽ giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng dầu mỏ, đem lại lợi ích cho khu vực nông nghiệp qua việc tận dụng nguyên liệu chất thải tại chỗ.
Nhiên liệu thay thế hiện đang được chú ý hơn do những bất ổn về giá nhiên liệu trên thế giới, vấn đề an ninh năng lượng và mức độ phát thải khí ô nhiễm gia tăng.
Nhiên liệu sinh học là những nguồn năng lượng sạch, không gây phát thải khí carbon và có khả năng sản xuất ở quy mô thương mại. Một số quốc gia đã đặt mục tiêu sử dụng nhiên liệu sinh học nhiều hơn hoặc sử dụng pha trộn với các loại nhiên liệu khác. Ví dụ như Đức và Ấn Độ đều đang hướng tới việc sử dụng xăng sinh học, ethanol sinh học trong hệ thống vận tải công cộng của mình. Liên minh châu Âu (EU) đã ra chỉ thị về Năng lượng tái tạo (RED) với mục tiêu đến năm 2020 đạt 10% hệ thống vận tải sử dụng năng lượng tái tạo.
Nhiên liệu sinh học tiên tiến được sản xuất từ nguyên liệu là các chất thải phi thực phẩm, chất thải hữu cơ, chất thải công nghiệp và chất thải rắn. Cellulosic ethanol sử dụng nhiều cho ô tô là nhiên liệu sinh học tiên tiến phổ biến nhất, chiếm khoảng 40% tổng doanh thu và được làm từ chất thải nông nghiệp thông qua công nghệ enzyme thủy phân và thủy phân axit.
Nhiên liệu thay thế hiện đang được chú ý hơn do những bất ổn về giá nhiên liệu trên thế giới, vấn đề an ninh năng lượng và mức độ phát thải khí ô nhiễm gia tăng.
Nhiên liệu sinh học là những nguồn năng lượng sạch, không gây phát thải khí carbon và có khả năng sản xuất ở quy mô thương mại. Một số quốc gia đã đặt mục tiêu sử dụng nhiên liệu sinh học nhiều hơn hoặc sử dụng pha trộn với các loại nhiên liệu khác. Ví dụ như Đức và Ấn Độ đều đang hướng tới việc sử dụng xăng sinh học, ethanol sinh học trong hệ thống vận tải công cộng của mình. Liên minh châu Âu (EU) đã ra chỉ thị về Năng lượng tái tạo (RED) với mục tiêu đến năm 2020 đạt 10% hệ thống vận tải sử dụng năng lượng tái tạo.
Trung tâm Đào tạo và Thông tin Dầu khí (CPTI)
Relate Threads