Sự xuất hiện của trạm bán xăng có 100% vốn nước ngoài, việc các công ty đầu mối xăng dầu lần lượt bán vốn nhà nước... theo các chuyên gia và người trong ngành, vẫn chưa thể khiến thị trường xăng dầu Việt Nam trở nên cạnh tranh đúng nghĩa.
Những chuyển động chậm chạp đầu tiên
Vừa qua UBND tỉnh Bình Dương đã phát đi thông báo mời các nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại Tổng công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH MTV (Thalexim). Các nhà đầu tư có thể mua tới 107,768 triệu cổ phần, tương đương 45,5% vốn điều lệ của công ty sau cổ phần hóa.
Đây là một trong những động thái thực hiện Quyết định 1165 phê duyệt phương án cổ phần hóa tại Thalexim do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ký ban hành ngày 9-8-2017. Tại phiên đấu giá chào bán 11,83 triệu cổ phần (tương đương 5% vốn điều lệ) diễn ra vào ngày 31-10-2017 với giá khởi điểm là 10.600 đồng/cổ phần, có 44 nhà đầu tư đấu giá thành công với giá bình quân 14.823 đồng/cổ phần, tổng giá trị thu về hơn 175 tỉ đồng. Sau khi bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược, cho công chúng và cho người lao động, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại Thalexim xuống mức 49%. Mức sở hữu này, theo chỉ đạo của Chính phủ, cũng sẽ được giảm dần xuống còn 36% trước khi kết thúc năm 2018 và tiếp tục thoái dần sau đó.
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cũng đang có những động thái tương tự như Thalexim. Công ty đã công bố lịch IPO vào cuối tháng 6-2017 và việc này được dự báo sẽ tạo nên “bom tấn” trên thị trường nhờ lợi thế của một đầu mối có thị phần đứng thứ hai sau tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau một lần gia hạn, PV Oil vẫn chưa chính thức chào sàn. Theo thông tin từ trang web của PV Oil, dự kiến phải đến cuối năm nay PV Oil mới IPO và quy mô vốn chào sàn sẽ tăng lên gấp đôi so với kế hoạch ban đầu, tức 210 triệu cổ phiếu, tương đương 20% vốn điều lệ. PV Oil cũng đang đàm phán để bán 44,7% vốn cho các nhà đầu tư chiến lược (là các đối tác nước ngoài). Sau khi bán vốn cho nhà đầu tư và công chúng, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại công ty dự kiến sẽ giảm xuống còn 35,1%.
Một trường hợp khác là Công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex). Công ty này từng dự kiến nộp hồ sơ IPO lên HOSE vào cuối tháng 8 và sẽ tổ chức đấu giá vào đầu tháng 10. Nhưng thời hạn này đã trễ so với chỉ đạo trước đó của cơ quan quản lý do vướng mắc trong định giá tài sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, lịch IPO của Petimex vẫn chưa thành hình cụ thể.
Petrolimex thì đã IPO thành công ngày 21-4-2017 tại HOSE và hoàn tất bán hơn 8% cổ phần cho nhà đầu tư Nhật Bản (tập đoàn JX Nippon Oil & Energy). Tại Petrolimex, nhà đầu tư nước ngoài được phép sử hữu tối đa 20% vốn.
Theo tổng giám đốc một công ty đầu mối xăng dầu phía Nam, cách đây khá lâu, cũng đã có một số công ty bán vốn nhà nước. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Vật tư - Xăng dầu (Comeco) đã có cổ đông nước ngoài từ 10 năm trước.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng đúng là các doanh nghiệp đầu mối đang lần lượt bán vốn nhưng điểm chung là Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối. Do vậy, biểu hiện này chưa đủ để nói rằng thị trường xăng dầu đã mở cửa. Theo ông Long, khi tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như ký kết 11 hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương (đã có hiệu lực) hay với bốn hiệp định sắp ký chính thức, Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường xăng dầu. Theo đó, doanh nghiệp nước ngoài không được quyền kinh doanh, phân phối, xuất, nhập khẩu xăng dầu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối xăng dầu trong nước (trừ trường hợp là các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào các dự án lọc hóa dầu ở Việt Nam).
Thị trường cạnh tranh đúng nghĩa... còn xa
Việc Idemitsu Q8 mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội cùng hình ảnh ông tổng giám đốc người Nhật cầm dù đứng dưới mưa cúi chào khách vào mua xăng đã thu hút sự quan tâm của một bộ phận người tiêu dùng và báo chí.
Tuy nhiên, tổng giám đốc một công ty đầu mối xăng dầu phía Nam cho rằng, thực ra, cung cách phục vụ “kiểu Nhật” kể trên chưa phải là những thứ người tiêu dùng cần nhất khi vào mua xăng. Những thứ quan trọng hơn là vị trí thuận tiện, thời gian đổ xăng ngắn... bởi vì đặc trưng của mặt hàng này là tiện đâu đổ đó, hết (hoặc gần hết) mới đổ, không mua dự trữ. Kế đến mới là yếu tố cung cách phục vụ.
Vị này cũng cho rằng, ở thời điểm hiện tại, sức ép cạnh tranh từ nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước không quá lớn. Lấy ví dụ ở câu chuyện mở và vận hành một cửa hàng xăng dầu. Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài nếu góp vốn ở dự án lọc hóa dầu sẽ được mở cửa hàng bán lẻ, còn nhà đầu tư nước ngoài độc lập thì không thể mua lại một cửa hàng nào đó. Vấn đề còn là, mức đầu tư cho một cây xăng ở vị trí trung tâm thành phố, có diện tích cỡ 1.000 mét vuông trở lên, hiện rất lớn (do chi phí cho đất cao). Nếu nhà đầu tư trường vốn, chấp nhận chịu lỗ nhiều năm thì mới có thể thực hiện. Còn nếu đầu tư bằng tiền đi vay, không thể chịu lỗ nhiều năm thì “dù bán nhiều cách mấy cũng không đủ bù đắp chi phí”. Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh sẽ là một lý do lớn khiến nhà đầu tư nước ngoài phải tính toán nhiều hơn việc phát triển mạng lưới.
Với những thực tế kể trên, lãnh đạo công ty đầu mối này nhận định, nhìn chung thị trường xăng dầu đã cạnh tranh, xét trên những yếu tố như số lượng đầu mối ngày càng tăng, chạy đua chiết khấu để thu hút tổng đại lý, đại lý; số lượng cửa hàng xăng dầu lớn và có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong nước. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ giá vẫn do Nhà nước quản lý (với việc 15 ngày điều hành một lần, công bố giá trần để doanh nghiệp tăng hoặc giảm giá, chi sử dụng quỹ bình ổn) và nhất là việc gần 50% thị phần trên thị trường vẫn nằm trong tay một doanh nghiệp (Petrolimex) thì vẫn chưa thể có cạnh tranh... đúng nghĩa.
Chuyên gia Ngô Trí Long nhìn nhận, việc chưa mở cửa thị trường xăng dầu về nguyên tắc là đúng vì Việt Nam chưa tự chủ được nguồn hàng. Tuy nhiên, với việc để một doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường thì thị trường chưa có cạnh tranh thực sự. Điều này, cũng vô hình trung làm cho thị trường càng khó phát triển, khó tiến tới nền kinh tế thị trường. Và cũng vì chưa cạnh tranh nên Nhà nước vẫn phải điều hành giá, quản lý giá bằng giá trần với việc lấy giá nhập khẩu của 15 ngày liền kề để tính giá cơ sở. Cách làm hiện nay, dù đã hợp lý hơn trước nhưng vẫn còn hạn chế, mang tính chủ quan, bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố ngoài quy luật cung - cầu thị trường khi thời gian tính giá xa, giá trong nước nhiều trường hợp không tương đồng với giá thế giới vì sử dụng công cụ quỹ bình ổn...
Ông Long cho rằng, để hướng tới thị trường xăng dầu cạnh tranh thực sự, cần đẩy nhanh việc tự chủ nguồn xăng dầu thành phẩm thông qua việc đầu tư các dự án lọc hóa dầu trên cơ sở tận dụng lợi thế về trữ lượng dầu mỏ. Cần thu hút đầu tư ở mảng này. Tuy nhiên, cũng cần tính toán kỹ tất cả các yếu tố, từ nhà đầu tư đến cơ chế thuế, tránh lặp lại sai lầm như đã xảy ra với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ở câu chuyện cơ chế tài chính đặc thù, thực hiện điều tiết thuế mà báo chí đã phản ánh trong thời gian qua.
Những chuyển động chậm chạp đầu tiên
Vừa qua UBND tỉnh Bình Dương đã phát đi thông báo mời các nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại Tổng công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH MTV (Thalexim). Các nhà đầu tư có thể mua tới 107,768 triệu cổ phần, tương đương 45,5% vốn điều lệ của công ty sau cổ phần hóa.
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cũng đang có những động thái tương tự như Thalexim. Công ty đã công bố lịch IPO vào cuối tháng 6-2017 và việc này được dự báo sẽ tạo nên “bom tấn” trên thị trường nhờ lợi thế của một đầu mối có thị phần đứng thứ hai sau tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau một lần gia hạn, PV Oil vẫn chưa chính thức chào sàn. Theo thông tin từ trang web của PV Oil, dự kiến phải đến cuối năm nay PV Oil mới IPO và quy mô vốn chào sàn sẽ tăng lên gấp đôi so với kế hoạch ban đầu, tức 210 triệu cổ phiếu, tương đương 20% vốn điều lệ. PV Oil cũng đang đàm phán để bán 44,7% vốn cho các nhà đầu tư chiến lược (là các đối tác nước ngoài). Sau khi bán vốn cho nhà đầu tư và công chúng, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại công ty dự kiến sẽ giảm xuống còn 35,1%.
Một trường hợp khác là Công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex). Công ty này từng dự kiến nộp hồ sơ IPO lên HOSE vào cuối tháng 8 và sẽ tổ chức đấu giá vào đầu tháng 10. Nhưng thời hạn này đã trễ so với chỉ đạo trước đó của cơ quan quản lý do vướng mắc trong định giá tài sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, lịch IPO của Petimex vẫn chưa thành hình cụ thể.
Petrolimex thì đã IPO thành công ngày 21-4-2017 tại HOSE và hoàn tất bán hơn 8% cổ phần cho nhà đầu tư Nhật Bản (tập đoàn JX Nippon Oil & Energy). Tại Petrolimex, nhà đầu tư nước ngoài được phép sử hữu tối đa 20% vốn.
Theo tổng giám đốc một công ty đầu mối xăng dầu phía Nam, cách đây khá lâu, cũng đã có một số công ty bán vốn nhà nước. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Vật tư - Xăng dầu (Comeco) đã có cổ đông nước ngoài từ 10 năm trước.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng đúng là các doanh nghiệp đầu mối đang lần lượt bán vốn nhưng điểm chung là Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối. Do vậy, biểu hiện này chưa đủ để nói rằng thị trường xăng dầu đã mở cửa. Theo ông Long, khi tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như ký kết 11 hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương (đã có hiệu lực) hay với bốn hiệp định sắp ký chính thức, Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường xăng dầu. Theo đó, doanh nghiệp nước ngoài không được quyền kinh doanh, phân phối, xuất, nhập khẩu xăng dầu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối xăng dầu trong nước (trừ trường hợp là các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào các dự án lọc hóa dầu ở Việt Nam).
Thị trường cạnh tranh đúng nghĩa... còn xa
Việc Idemitsu Q8 mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội cùng hình ảnh ông tổng giám đốc người Nhật cầm dù đứng dưới mưa cúi chào khách vào mua xăng đã thu hút sự quan tâm của một bộ phận người tiêu dùng và báo chí.
Tuy nhiên, tổng giám đốc một công ty đầu mối xăng dầu phía Nam cho rằng, thực ra, cung cách phục vụ “kiểu Nhật” kể trên chưa phải là những thứ người tiêu dùng cần nhất khi vào mua xăng. Những thứ quan trọng hơn là vị trí thuận tiện, thời gian đổ xăng ngắn... bởi vì đặc trưng của mặt hàng này là tiện đâu đổ đó, hết (hoặc gần hết) mới đổ, không mua dự trữ. Kế đến mới là yếu tố cung cách phục vụ.
Vị này cũng cho rằng, ở thời điểm hiện tại, sức ép cạnh tranh từ nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước không quá lớn. Lấy ví dụ ở câu chuyện mở và vận hành một cửa hàng xăng dầu. Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài nếu góp vốn ở dự án lọc hóa dầu sẽ được mở cửa hàng bán lẻ, còn nhà đầu tư nước ngoài độc lập thì không thể mua lại một cửa hàng nào đó. Vấn đề còn là, mức đầu tư cho một cây xăng ở vị trí trung tâm thành phố, có diện tích cỡ 1.000 mét vuông trở lên, hiện rất lớn (do chi phí cho đất cao). Nếu nhà đầu tư trường vốn, chấp nhận chịu lỗ nhiều năm thì mới có thể thực hiện. Còn nếu đầu tư bằng tiền đi vay, không thể chịu lỗ nhiều năm thì “dù bán nhiều cách mấy cũng không đủ bù đắp chi phí”. Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh sẽ là một lý do lớn khiến nhà đầu tư nước ngoài phải tính toán nhiều hơn việc phát triển mạng lưới.
Với những thực tế kể trên, lãnh đạo công ty đầu mối này nhận định, nhìn chung thị trường xăng dầu đã cạnh tranh, xét trên những yếu tố như số lượng đầu mối ngày càng tăng, chạy đua chiết khấu để thu hút tổng đại lý, đại lý; số lượng cửa hàng xăng dầu lớn và có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong nước. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ giá vẫn do Nhà nước quản lý (với việc 15 ngày điều hành một lần, công bố giá trần để doanh nghiệp tăng hoặc giảm giá, chi sử dụng quỹ bình ổn) và nhất là việc gần 50% thị phần trên thị trường vẫn nằm trong tay một doanh nghiệp (Petrolimex) thì vẫn chưa thể có cạnh tranh... đúng nghĩa.
Chuyên gia Ngô Trí Long nhìn nhận, việc chưa mở cửa thị trường xăng dầu về nguyên tắc là đúng vì Việt Nam chưa tự chủ được nguồn hàng. Tuy nhiên, với việc để một doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường thì thị trường chưa có cạnh tranh thực sự. Điều này, cũng vô hình trung làm cho thị trường càng khó phát triển, khó tiến tới nền kinh tế thị trường. Và cũng vì chưa cạnh tranh nên Nhà nước vẫn phải điều hành giá, quản lý giá bằng giá trần với việc lấy giá nhập khẩu của 15 ngày liền kề để tính giá cơ sở. Cách làm hiện nay, dù đã hợp lý hơn trước nhưng vẫn còn hạn chế, mang tính chủ quan, bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố ngoài quy luật cung - cầu thị trường khi thời gian tính giá xa, giá trong nước nhiều trường hợp không tương đồng với giá thế giới vì sử dụng công cụ quỹ bình ổn...
Ông Long cho rằng, để hướng tới thị trường xăng dầu cạnh tranh thực sự, cần đẩy nhanh việc tự chủ nguồn xăng dầu thành phẩm thông qua việc đầu tư các dự án lọc hóa dầu trên cơ sở tận dụng lợi thế về trữ lượng dầu mỏ. Cần thu hút đầu tư ở mảng này. Tuy nhiên, cũng cần tính toán kỹ tất cả các yếu tố, từ nhà đầu tư đến cơ chế thuế, tránh lặp lại sai lầm như đã xảy ra với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ở câu chuyện cơ chế tài chính đặc thù, thực hiện điều tiết thuế mà báo chí đã phản ánh trong thời gian qua.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads