Ban Quản lý Kinh tế tỉnh Phú Yên cho biết, dự án nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô gần 3,2 tỷ USD bị thu hồi vào đầu tháng 3/2018 do chủ đầu tư gặp khó khăn về kinh tế. Gần 600 hộ dân tại thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa) nằm trong vùng dự án sống trong tình trạng thấp thỏm.
Cách đây 10 năm, chính quyền địa phương thông báo khu vực thôn Đồng Bé được quy hoạch để xây dựng dự án Nhà máy lọc hóa dầu. Khoảng 500 hecta mặt đất lẫn mặt nước của người dân và các đơn vị trong diện quy hoạch đã được thu hồi để giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Phản ứng gay gắt của người dân sau cùng cũng được xoa dịu. Họ đồng ý đến nơi ở mới cách 3km với diện tích đền bù hẹp 200m2/hộ.
Tuy nhiên, giá đền bù đất và các tài sản trên đất của người dân chưa được chủ đầu tư giải quyết thỏa đáng. “Chúng tôi sống ở đây nhà cửa xập xệ vì nằm trong diện quy hoạch. Muốn đi lắm nhưng họ chưa trả tiền nên cứ thấp thỏm không yên”, ông Nguyễn Cao Ký (47 tuổi, thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm), bức xúc.
Không chỉ ông Ký, gần 600 hộ bị ảnh hưởng đều không có một ngôi nhà lành lặn. Một số căn bỏ hoang, đập bỏ, lụp xụp, vườn tược xơ xác. “Đất thì có nhưng tiền chưa có, lấy đâu mà xây nhà”, bà Lê Thị Cúc (49 tuổi), chua xót. Khu nhà bà Cúc trước kia rộng rãi ruộng vườn, kết hợp nuôi tôm cá với diện tích gần 3.000m2, mỗi ngày thu nhập 500 ngàn đồng. Đang ăn nên làm ra, bà phải bỏ hoang, nhường đất cho dự án. Đến nay, bà vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Khu quy hoạch dự án Vũng Rô.
Trường hợp bà Châu Thị Hưởng, 53 tuổi, tuy được nhận mức bồi thường 520 triệu đồng nhưng vẫn không yên được, vì không có việc làm mới. Trước kia, cả gia đình bà cùng lao động trên mảnh đất 3.000m2, về nơi ở mới, vỏn vẹn chỉ còn 200m2, các con phải đi làm tạm như thợ xây, phụ hồ.
“Dự án bị thu hồi đẩy người dân vào tình thế vô cùng khó khăn. Họ vừa mất đất, vừa mất việc nhưng lại không được đền bù thỏa đáng. Nhiều trường hợp tuy đã nhận được thông báo sẽ hoàn lại tiền. Nhưng mãi mà vẫn chưa thấy đâu”, ông Võ Ngọc Hòa, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, chia sẻ. Theo ông Hòa, phạm vi thu hồi mà chưa thực hiện thì phải chờ ý kiến của tỉnh để có hướng xử lý. Về phía UBND tỉnh Phú Yên cũng cho biết đã yêu cầu các sở ngành rà soát lại dự án, các vấn đề liên quan công tác đền bù giải phóng mặt bằng; chi phí chủ đầu tư, trường hợp người dân chưa nhận tiền đền bù và sống trong vùng quy hoạch.
Cách đây 10 năm, chính quyền địa phương thông báo khu vực thôn Đồng Bé được quy hoạch để xây dựng dự án Nhà máy lọc hóa dầu. Khoảng 500 hecta mặt đất lẫn mặt nước của người dân và các đơn vị trong diện quy hoạch đã được thu hồi để giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Phản ứng gay gắt của người dân sau cùng cũng được xoa dịu. Họ đồng ý đến nơi ở mới cách 3km với diện tích đền bù hẹp 200m2/hộ.
Tuy nhiên, giá đền bù đất và các tài sản trên đất của người dân chưa được chủ đầu tư giải quyết thỏa đáng. “Chúng tôi sống ở đây nhà cửa xập xệ vì nằm trong diện quy hoạch. Muốn đi lắm nhưng họ chưa trả tiền nên cứ thấp thỏm không yên”, ông Nguyễn Cao Ký (47 tuổi, thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm), bức xúc.
Không chỉ ông Ký, gần 600 hộ bị ảnh hưởng đều không có một ngôi nhà lành lặn. Một số căn bỏ hoang, đập bỏ, lụp xụp, vườn tược xơ xác. “Đất thì có nhưng tiền chưa có, lấy đâu mà xây nhà”, bà Lê Thị Cúc (49 tuổi), chua xót. Khu nhà bà Cúc trước kia rộng rãi ruộng vườn, kết hợp nuôi tôm cá với diện tích gần 3.000m2, mỗi ngày thu nhập 500 ngàn đồng. Đang ăn nên làm ra, bà phải bỏ hoang, nhường đất cho dự án. Đến nay, bà vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Khu quy hoạch dự án Vũng Rô.
“Dự án bị thu hồi đẩy người dân vào tình thế vô cùng khó khăn. Họ vừa mất đất, vừa mất việc nhưng lại không được đền bù thỏa đáng. Nhiều trường hợp tuy đã nhận được thông báo sẽ hoàn lại tiền. Nhưng mãi mà vẫn chưa thấy đâu”, ông Võ Ngọc Hòa, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, chia sẻ. Theo ông Hòa, phạm vi thu hồi mà chưa thực hiện thì phải chờ ý kiến của tỉnh để có hướng xử lý. Về phía UBND tỉnh Phú Yên cũng cho biết đã yêu cầu các sở ngành rà soát lại dự án, các vấn đề liên quan công tác đền bù giải phóng mặt bằng; chi phí chủ đầu tư, trường hợp người dân chưa nhận tiền đền bù và sống trong vùng quy hoạch.
Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô diện tích hơn 535 hecta đất, trong đó hơn 400 hecta xây nhà máy, còn lại là cảng Bãi Gốc - chưa tính phần diện tích mặt nước từ 500-1.000 hecta. Dự án được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 11/2007. Dự kiến mức đầu tư 3,2 tỷ USD với công suất 8 triệu tấn/năm do Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô, được liên danh Technostar Management (Anh) và Telloil (Nga) lập ra, làm chủ đầu tư. Tại lễ động thổ nhà máy tháng 9/2014, nhà đầu tư cam kết tích cực thực hiện dự án và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019. Tuy nhiên, sau khi tỉnh Phú Yên giao 143 hecta đất và cho di dời hơn 200 hộ dân trong khu vực đến khu tái định cư thì dự án lại không thực hiện đúng tiến độ.
LÂM CHIÊU TRANH
Báo Tiền Phong
Báo Tiền Phong
Relate Threads