Trả lời chất vấn của đại biểu liên quan đến tiến độ Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, về mặt kỹ thuật của nhà máy, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đánh giá về khả năng tiếp tục dự án, đầu tư bổ sung hoàn thiện những phần còn lại nhưng với nguyên tắc không làm thay đổi tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt.
Sáng nay, 7/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực công thương.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) nêu câu hỏi liên quan đến vấn đề chậm tiến độ của Dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, đây là dự án quan trọng trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
Bộ trưởng cho biết, về mặt kỹ thuật của nhà máy, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đánh giá về khả năng tiếp tục dự án. Như đại biểu có nói dự án đã hoàn thành 85% tiến độ, thì đây là cơ hội để chúng ta tiếp tục đầu tư bổ sung hoàn thiện những phần còn lại nhưng với nguyên tắc không làm thay đổi tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt. Chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ quyết định điều này.
"Tuy nhiên, cũng có những vấn đề liên quan đến pháp lý các bộ ngành đang tiếp tục rà soát báo cáo với Chính phủ để sau đó tiếp tục triển khai và sẽ rà soát chặt chẽ, đảm bảo những nguyên tắc chung quy định của pháp luật" - Bộ trưởng nói.
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 trong quá trình triển khai đã gặp phải khó khăn trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt là các vấn đề như: dòng tiền chậm, khó khăn trong công tác thu xếp vốn, nguồn nhân sự thiếu hụt - đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao.
Ngoài ra, các kiến nghị của PVN với Chính phủ để tháo gỡ cơ chế tài chính cho dự án mặc dù đã được các bộ, ngành cơ bản đồng thuận nhưng đến nay các cấp có thẩm quyền vẫn chưa có quyết sách cuối cùng để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của dự án, đặc biệt là kiến nghị về việc sử dụng vốn chủ sở hữu vượt tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn của dự án. Đây đang là vấn đề sống còn để đưa dự án đi vào vận hành vào năm 2020, đảm bảo hiệu quả của dự án đối với nguồn điện quốc gia, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 gồm hai tổ máy, tổng công suất thiết kế 1.200 MW, thuộc danh mục các dự án nguồn điện cấp bách theo Quyết định 2414/QĐ-Ttg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Nhà máy được lắp đặt bằng các thiết bị chất lượng cao nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản… sử dụng công nghệ lò hơi than phun trực tiếp, tuần hoàn tự nhiên, sử dụng than cám 5, lượng than tiêu thụ hàng năm khoảng 3-3,5 triệu tấn.
Khi vận hành, NMNĐ Thái Bình 2 sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 6,7 tỷ kWh điện mỗi năm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể của nhà máy đạt 84,2%, trong đó: Thiết kế đạt 99,6%; ký các Hợp đồng mua sắm đạt 99,71%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,89%; thi công đạt 82,2%; chạy thử đạt 3,6%.
M.L - Petrotimes.vn
https://petrotimes.vn/thu-tuong-da-...-tuc-du-an-nhiet-dien-thai-binh-2-554797.html
Sáng nay, 7/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực công thương.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) nêu câu hỏi liên quan đến vấn đề chậm tiến độ của Dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, đây là dự án quan trọng trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
Bộ trưởng cho biết, về mặt kỹ thuật của nhà máy, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đánh giá về khả năng tiếp tục dự án. Như đại biểu có nói dự án đã hoàn thành 85% tiến độ, thì đây là cơ hội để chúng ta tiếp tục đầu tư bổ sung hoàn thiện những phần còn lại nhưng với nguyên tắc không làm thay đổi tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt. Chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ quyết định điều này.
"Tuy nhiên, cũng có những vấn đề liên quan đến pháp lý các bộ ngành đang tiếp tục rà soát báo cáo với Chính phủ để sau đó tiếp tục triển khai và sẽ rà soát chặt chẽ, đảm bảo những nguyên tắc chung quy định của pháp luật" - Bộ trưởng nói.
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 trong quá trình triển khai đã gặp phải khó khăn trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt là các vấn đề như: dòng tiền chậm, khó khăn trong công tác thu xếp vốn, nguồn nhân sự thiếu hụt - đặc biệt là nguồn nhân lực trình độ cao.
Ngoài ra, các kiến nghị của PVN với Chính phủ để tháo gỡ cơ chế tài chính cho dự án mặc dù đã được các bộ, ngành cơ bản đồng thuận nhưng đến nay các cấp có thẩm quyền vẫn chưa có quyết sách cuối cùng để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của dự án, đặc biệt là kiến nghị về việc sử dụng vốn chủ sở hữu vượt tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn của dự án. Đây đang là vấn đề sống còn để đưa dự án đi vào vận hành vào năm 2020, đảm bảo hiệu quả của dự án đối với nguồn điện quốc gia, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 gồm hai tổ máy, tổng công suất thiết kế 1.200 MW, thuộc danh mục các dự án nguồn điện cấp bách theo Quyết định 2414/QĐ-Ttg ngày 11/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Nhà máy được lắp đặt bằng các thiết bị chất lượng cao nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản… sử dụng công nghệ lò hơi than phun trực tiếp, tuần hoàn tự nhiên, sử dụng than cám 5, lượng than tiêu thụ hàng năm khoảng 3-3,5 triệu tấn.
Khi vận hành, NMNĐ Thái Bình 2 sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 6,7 tỷ kWh điện mỗi năm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể của nhà máy đạt 84,2%, trong đó: Thiết kế đạt 99,6%; ký các Hợp đồng mua sắm đạt 99,71%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,89%; thi công đạt 82,2%; chạy thử đạt 3,6%.
M.L - Petrotimes.vn
https://petrotimes.vn/thu-tuong-da-...-tuc-du-an-nhiet-dien-thai-binh-2-554797.html
Relate Threads