Ngoài Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ đầu tư dở dang, hai dự án nhiên liệu sinh học còn lại của "họ" nhà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mà Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận đều đã hoàn tất đầu tư, nhưng chung số phận chỉ vận hành được vài ngày trong năm rồi nằm đắp chiếu, khiến nhà đầu tư nước ngoài ôm quả đắng.
Nhà máy Dung Quất: Nghiệm thu nhưng nước thải chưa xử lý được
Dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất được lựa chọn địa điểm đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, nhưng đơn vị được giao nhiệm vụ ban đầu là Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) đã không khảo sát công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nên khi triển khai thực hiện đầu tư, thì không triển khai được, nên phải di chuyển đến địa điểm cạnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khiến lãng phí 1,125 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư ở địa điểm cũ.
Cũng được PVN bật đèn xanh tại cuộc họp do ông Vũ Quang Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn chủ trì, đồng ý chủ trương chỉ định nhà thầu là Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật và Xây lắp dầu khí (PTSC) liên danh cùng đối tác nước ngoài để thực hiện gói thầu EPC, các nhà đầu tư của Dự án gồm Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) và người đại diện phần vốn của PVN tại các đơn vị liên quan đã thống nhất chỉ định thầu.
Gói thầu thiết kế - mua sắm - xây dựng - chạy thử (EPCC), chuyển giao công nghệ và đào tạo Dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất được chỉ định thầu cho liên doanh do PTSC đứng đầu và Alfa Laval (Ấn Độ), với giá trúng thầu là 59.932.248 USD. Tuy nhiên, theo nhận xét của Thanh tra Chính phủ, Dự án có vốn nhà nước chiếm trên 30% tổng mức đầu tư, nên phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu. Bởi vậy, việc PVN và các đơn vị thành viên quyết định chỉ định thầu cho PTSC, doanh nghiệp chưa hề thực hiện dự án nhiên liệu sinh hoạc hoặc có tính chất tương tự, chưa có kinh nghiệm và đảm nhiệm những công việc chính là không đúng quy định hiện hành.
Từ việc chỉ định không đúng trên, nên hạng mục xử lý nước thải đã không đáp ứng công suất của Nhà máy, chậm tiến độ thi công 24 tháng, làm tăng chi phí của chủ đầu tư 345 tỷ đồng và bản thân PTSC cũng bị thua lỗ. Cũng bởi đầu tư vội vàng khi các điều kiện chưa chuẩn bị đủ, nên hợp đồng EPC của Dự án được ký với mức 59,177 triệu USD ban đầu đã được điều chỉnh thành 67 triệu USD. Trong số tiền tăng này, có 4,577 triệu USD là do thay đổi kỹ thuật và đã được chủ đầu tư, liên danh nhà thầu cùng tư vấn quản lý dự án xem xét kỹ. Phần tăng còn lại là 3,245 triệu USD chưa có cơ sở.
Có lẽ cũng bởi trong nhà chỉ định cho nhau, nên PVN đã cho phép PTSC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng số tiền là 5,91 triệu USD và bảo lãnh tạm ứng 20% giá trị hợp đồng với số tiền là 11,83 triệu USD. Hành vi này cũng được Thanh tra Chính phủ cho rằng, đã vi phạm quy định tại Điều 55, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11.
Sau quá trình thi công, ngày 1/1/2014, chủ đầu tư và liên danh nhà thầu đã có biên bản nghiệm thu, bàn giao số 01-IA/BSR-BF-PTSC, xác nhận nghiệm thu bàn giao 34/36 hạng mục. Nhưng đến thời điểm thanh tra thì vẫn còn hạng mục xử lý nước thải chưa thể bàn giao. Hạng mục xử lý nước thải này dù sau đó đã được chủ đầu tư chấp nhận phương án xử lý bằng phương pháp sinh học, nhưng sau khi hoàn thành cũng chỉ đáp ứng được 60-65% công suất hoạt động của Nhà máy. Tuy nhiên, bởi Nhà máy chỉ vận hành cầm chừng, độ 1 tháng/năm, nên những nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải cũng chưa tạo thành vấn đề về môi trường ở khu vực.
Tại Dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất, tổng mức đầu tư được phê duyệt điều chỉnh là 1.886,988 tỷ đồng, tổng số tiền có đến thời điểm 10/11/2014 là 2.225,87 tỷ đồng và số tiền đã sử dụng cho Dự án là 2.124 tỷ đồng - vượt so với tổng mức đầu tư được duyệt, vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.
Cũng với việc vốn đầu tư tăng tới 42%, làm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí vốn vay, dẫn tới tăng giá thành sản phẩm; giá mua sắn nguyên liệu tăng 170% so với khi lập dự án, khiến giá thành sản phẩm tăng hay thị trường tiêu thụ còn hạn chế, nên Nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí không vận hành thương mại, nhưng vẫn phát sinh chi phí. Chỉ tính tới hết năm 2014, Nhà máy đã lỗ 164 tỷ đồng.
Nhà máy Bình Phước: Đối tác nước ngoài ôm quả đắng
Tại Dự án Nhiên liệu sinh học Bình Phước, sau nhiều lần điều chỉnh, phần vốn góp của PV Oil trong Công ty Phương Đông đã giảm xuống còn 29% và Công ty Licogi 16 chiếm 22%, Itochu vẫn chiếm 49%. Dự án được đầu tư với giá trọn gói 58,38 triệu USD. Có lẽ bởi có nhà đầu tư nước ngoài, nên Dự án chỉ đội vốn thêm 4,7% với mức tăng 3,89 triệu USD; thời gian thi công đúng quy định của hợp đồng.
Dẫu vậy, Dự án Nhiên liệu sinh học Bình Phước cũng “nếm trái đắng” khi tính tới tháng 3/2013, chỉ hoạt động được 5 đợt, với sản lượng 16,286 triệu lít ethanol, giá thành khoảng 21.500 đồng/lít, tăng 95% so với giá thành khi lập dự án đầu tư, khiến sức tiêu thụ hạn chế. Từ tháng 4/2013 trở đi, Nhà máy hầu như không vận hành thương mại. Số lỗ mỗi năm khoảng 200 tỷ đồng gồm khấu hao tài sản cố định 86 tỷ đồng, lãi vay vốn đầu tư 96 tỷ đồng…Tổng số lỗ năm 2013 và 2014 là khoảng 400 tỷ đồng.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tổng vốn đầu tư vào 3 dự án nhiên liệu sinh học có vốn góp của PVN và các đơn vị thành viên là 5.400 tỷ đồng, đã thanh toán, nhưng chưa phát huy hiệu quả. Bởi vậy, ngoài Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất cũng được kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan công an.
Nhà máy Dung Quất: Nghiệm thu nhưng nước thải chưa xử lý được
Dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất được lựa chọn địa điểm đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, nhưng đơn vị được giao nhiệm vụ ban đầu là Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) đã không khảo sát công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nên khi triển khai thực hiện đầu tư, thì không triển khai được, nên phải di chuyển đến địa điểm cạnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khiến lãng phí 1,125 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư ở địa điểm cũ.
Gói thầu thiết kế - mua sắm - xây dựng - chạy thử (EPCC), chuyển giao công nghệ và đào tạo Dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất được chỉ định thầu cho liên doanh do PTSC đứng đầu và Alfa Laval (Ấn Độ), với giá trúng thầu là 59.932.248 USD. Tuy nhiên, theo nhận xét của Thanh tra Chính phủ, Dự án có vốn nhà nước chiếm trên 30% tổng mức đầu tư, nên phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu. Bởi vậy, việc PVN và các đơn vị thành viên quyết định chỉ định thầu cho PTSC, doanh nghiệp chưa hề thực hiện dự án nhiên liệu sinh hoạc hoặc có tính chất tương tự, chưa có kinh nghiệm và đảm nhiệm những công việc chính là không đúng quy định hiện hành.
Từ việc chỉ định không đúng trên, nên hạng mục xử lý nước thải đã không đáp ứng công suất của Nhà máy, chậm tiến độ thi công 24 tháng, làm tăng chi phí của chủ đầu tư 345 tỷ đồng và bản thân PTSC cũng bị thua lỗ. Cũng bởi đầu tư vội vàng khi các điều kiện chưa chuẩn bị đủ, nên hợp đồng EPC của Dự án được ký với mức 59,177 triệu USD ban đầu đã được điều chỉnh thành 67 triệu USD. Trong số tiền tăng này, có 4,577 triệu USD là do thay đổi kỹ thuật và đã được chủ đầu tư, liên danh nhà thầu cùng tư vấn quản lý dự án xem xét kỹ. Phần tăng còn lại là 3,245 triệu USD chưa có cơ sở.
Có lẽ cũng bởi trong nhà chỉ định cho nhau, nên PVN đã cho phép PTSC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng số tiền là 5,91 triệu USD và bảo lãnh tạm ứng 20% giá trị hợp đồng với số tiền là 11,83 triệu USD. Hành vi này cũng được Thanh tra Chính phủ cho rằng, đã vi phạm quy định tại Điều 55, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11.
Sau quá trình thi công, ngày 1/1/2014, chủ đầu tư và liên danh nhà thầu đã có biên bản nghiệm thu, bàn giao số 01-IA/BSR-BF-PTSC, xác nhận nghiệm thu bàn giao 34/36 hạng mục. Nhưng đến thời điểm thanh tra thì vẫn còn hạng mục xử lý nước thải chưa thể bàn giao. Hạng mục xử lý nước thải này dù sau đó đã được chủ đầu tư chấp nhận phương án xử lý bằng phương pháp sinh học, nhưng sau khi hoàn thành cũng chỉ đáp ứng được 60-65% công suất hoạt động của Nhà máy. Tuy nhiên, bởi Nhà máy chỉ vận hành cầm chừng, độ 1 tháng/năm, nên những nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải cũng chưa tạo thành vấn đề về môi trường ở khu vực.
Tại Dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất, tổng mức đầu tư được phê duyệt điều chỉnh là 1.886,988 tỷ đồng, tổng số tiền có đến thời điểm 10/11/2014 là 2.225,87 tỷ đồng và số tiền đã sử dụng cho Dự án là 2.124 tỷ đồng - vượt so với tổng mức đầu tư được duyệt, vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.
Cũng với việc vốn đầu tư tăng tới 42%, làm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí vốn vay, dẫn tới tăng giá thành sản phẩm; giá mua sắn nguyên liệu tăng 170% so với khi lập dự án, khiến giá thành sản phẩm tăng hay thị trường tiêu thụ còn hạn chế, nên Nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí không vận hành thương mại, nhưng vẫn phát sinh chi phí. Chỉ tính tới hết năm 2014, Nhà máy đã lỗ 164 tỷ đồng.
Nhà máy Bình Phước: Đối tác nước ngoài ôm quả đắng
Tại Dự án Nhiên liệu sinh học Bình Phước, sau nhiều lần điều chỉnh, phần vốn góp của PV Oil trong Công ty Phương Đông đã giảm xuống còn 29% và Công ty Licogi 16 chiếm 22%, Itochu vẫn chiếm 49%. Dự án được đầu tư với giá trọn gói 58,38 triệu USD. Có lẽ bởi có nhà đầu tư nước ngoài, nên Dự án chỉ đội vốn thêm 4,7% với mức tăng 3,89 triệu USD; thời gian thi công đúng quy định của hợp đồng.
Dẫu vậy, Dự án Nhiên liệu sinh học Bình Phước cũng “nếm trái đắng” khi tính tới tháng 3/2013, chỉ hoạt động được 5 đợt, với sản lượng 16,286 triệu lít ethanol, giá thành khoảng 21.500 đồng/lít, tăng 95% so với giá thành khi lập dự án đầu tư, khiến sức tiêu thụ hạn chế. Từ tháng 4/2013 trở đi, Nhà máy hầu như không vận hành thương mại. Số lỗ mỗi năm khoảng 200 tỷ đồng gồm khấu hao tài sản cố định 86 tỷ đồng, lãi vay vốn đầu tư 96 tỷ đồng…Tổng số lỗ năm 2013 và 2014 là khoảng 400 tỷ đồng.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tổng vốn đầu tư vào 3 dự án nhiên liệu sinh học có vốn góp của PVN và các đơn vị thành viên là 5.400 tỷ đồng, đã thanh toán, nhưng chưa phát huy hiệu quả. Bởi vậy, ngoài Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất cũng được kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan công an.
Thanh Hương - Báo Đầu tư
Relate Threads