UBND tỉnh Bạc Liêu đề xuất mua tòa nhà Bạc Liêu Tower đang thế chấp ở Oceanbank thông qua việc chuyển nhượng khá lòng vòng.
Bạc Liêu muốn mua tòa nhà đang thế chấp làm trụ sở
Liên quan đến đề xuất mua tòa nhà Bạc Liêu Tower của UBND tỉnh Bạc Liêu, theo Bộ KH&ĐT, về bản chất đây là hình thành dự án mua sắm đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung.
Tòa nhà Bạc Liêu Tower. Ảnh: Zing
Báo cáo của Bạc Liêu cho thấy, hiện nay diện tích làm việc của cán bộ công chức tại địa phương đạt 64,68% (dưới 70% so với tiêu chuẩn tại Điều 5 của Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 03/4/2017 về việc tăng cường quản lý đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung tại các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cho rằng việc UBND tỉnh báo cáo đang gặp khó khăn về trụ sở là có cơ sở song cũng là khó khăn chung của nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
"Việc UBND tỉnh Bạc Liêu thực hiện mua lại Tòa nhà Bạc Liêu Tower hoặc đầu tư xây dựng mới trụ sở hành chính đều là dự án đầu tư công.
Do vậy, UBND tỉnh Bạc Liêu phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và quyết định chủ trương theo quy định", Bộ KH&ĐT cho ý kiến.
Liên quan đến 4 phương án giải quyết việc khó khăn về trụ sở mà UBND tỉnh Bạc Liêu đưa ra thì phương án 4 - mua lại tòa nhà Bạc Liêu Tower có mức chi trả thấp và tỉnh cũng đề xuất phương án này.
"Tuy nhiên, để đảm bảo việc đánh giá thực sự khách quan, chính xác, lựa chọn được phương án thực sự khả thi và hiệu quả nhất cần tính toán lại giá trị tài sản toà nhà Bạc Liêu Tower tại thời điểm hiện nay (do giá trị tài sản Tòa nhà Bạc Liêu Tower đã được Công ty cổ phàn thẩm định giá miền Nam định giá từ tháng 6/2015) đồng thời việc so sánh giữa các phương án phải được quy đổi mức chi phí về cùng một mặt bằng (chi phí bình quân trên 1 năm)", Bộ KH&ĐT đề nghị.
Đáng chú ý là Dự án Bạc Liêu Tower do PVC - Mekong (Công ty CP Phát triển đô thị Dầu khí) đầu tư đang bị thế chấp tại Oceanbank để vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện dự án.
Trong khi đó, theo để chuyển nhượng tòa nhà Bạc Liêu Tower thì PVC - Mekong không chuyển nhượng trực tiếp cho UBND tỉnh Bạc Liêu mà do PVGas (Tổng công ty Khí Việt Nam) thực hiện việc mua tòa nhà từ PVC - Mekong sau đó sẽ chuyển nhượng cho ƯBND tỉnh Bạc Liêu.
"Việc xây dựng và kinh doanh Tòa nhà Bạc Liêu Tower không hiệu quả là trách nhiệm của PVN và các đơn vị thành viên (PVGas, PVC - Mekong).
Mặc dù UBND tỉnh Bạc Liêu có nhu cầu về trụ sở cho các cơ quan hành chính của tỉnh song việc đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước để mua lại tòa nhà Bạc Liêu - tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng nhằm hỗ trợ khó khăn tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh chưa rõ ràng về căn cứ pháp lý, tiềm ẩn rủi ro và phức tạp về mặt tài chính.
Đề nghị UBND tỉnh Bạc Liêu xem xét đề xuất này một cách cẩn trọng, nghiêm túc, trách nhiệm, tránh làm thất thoát, lãng phí nguồn lực nhà nước, đặc biệt không được sử dụng ngân sách nhà nước hiện đang rất hạn chế để hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho dự án kém hiệu quả của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nhà nước", Bộ KH&Đ nhấn mạnh.
Lòng vòng chuyển nhượng để không ảnh hưởng hợp tác?
Được biết, tòa nhà Bạc Liêu Tower bao gồm 18 tầng (01 tầng bán hầm, 04 tầng khối đế và 14 tầng khối tháp) với diện tích khu đất là 2.812,2 m2, diện tích xây dụng là 1.541 m2, mật độ xây dựng là 62%, tổng diện tích sàn xây dựng là 17.497 m2 (bao gồm cả tầng hầm).
Trong đó, phần khối đế được bố trí khu kinh doanh thương mại, nhà hàng, khu vực hội thảo, hội nghị; phần khối tháp gồm các vắn phòng cho thuê, khách sạn và dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp.
Giá trị tài sản Tòa nhà Bạc Liêu Tower xác định vào thời điểm tháng 6/2015 là 219,88 tỷ đồng.
Theo giảị trình của PVN, khi Tòa nhà Bạc Liêu Tower hoàn thành xây dựng kết cấu chính (năm 2011) cũng là thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình trạng bất động sản đóng băng, việc kêu gọi các chủ đầu tư thứ cấp tham gia hơpkp tác đầu tư với PVC - Mekong không thành công nên PVC - Mekong xin chủ trương chuyển nhượng tòa nhà (bán đấu giá) và được PVC chấp thuận tại Nghị quyết số 508/NQ-XLDK ngày 18/10/2012.
PVC - Mekong đã tiến hành thuê Công ty TNHH dịch vụ đấu giá và tư vấn miên Nam tổ chức bán đấu giá công khai Tòa nhà Bạc Liêu Tower. Tuy nhiên, qua 6 đợt công bố bán đấu giá và điều chỉnh giá khởi điểm từ 239,33 tỷ đồng xuống còn 201,86 tỷ đồng nhưng không có khách hàng đủ nguồn lực tài chính để mua lại tòa nhà.
Để tháo gỡ khó khăn, PVC - Mekong tiếp tục làm việc với PVGas và xin chủ trương của PVN về việc giao cho PVGas tiếp nhận lại dự án và đã được PVN đồng ý cho PVGas triển khai phương án mua lại toàn nhà Bạc Liêu Power từ PVC - Mekong.
Nhằm hỗ trợ khó khăn cho PVC/PVC - Mekong trong việc chuyển nhượng tòa nhà và thanh toán dút điểm nợ ngân hàng/khách hàng, giảm bớt chi phí tài chính, đồng thời để bố trí cho nhu cầu về trụ sở làm việc cho cơ quan, ban, ngành của tỉnh Bạc Liêu, tránh gây lãng phí tài sản đã đầu tư, ảnh hưởng đến việc hợp tác giữa PVN và tỉnh Bạc Liêu, ngày 21/9/2016, UBND tỉnh Bạc Liêu và PVN đã thống nhất phương án chuyển nhượng tòa nhà với giá trị 198 tỷ đồng (đã bao gồm VAT), trong đó:
PVGas thực hiện việc mua tòa nhà từ PVC - Mekong sau đó sẽ chuyển nhượng cho UBND tỉnh Bạc Liêu.
UBND tỉnh Bạc Liêu sẽ trả chậm trong vòng 10 năm cho PVGas, trong thời gian này UBND tỉnh Bạc Liêu không phải trả lãi trả chậm.
Bạc Liêu muốn mua tòa nhà đang thế chấp làm trụ sở
Liên quan đến đề xuất mua tòa nhà Bạc Liêu Tower của UBND tỉnh Bạc Liêu, theo Bộ KH&ĐT, về bản chất đây là hình thành dự án mua sắm đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung.
Tòa nhà Bạc Liêu Tower. Ảnh: Zing
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cho rằng việc UBND tỉnh báo cáo đang gặp khó khăn về trụ sở là có cơ sở song cũng là khó khăn chung của nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
"Việc UBND tỉnh Bạc Liêu thực hiện mua lại Tòa nhà Bạc Liêu Tower hoặc đầu tư xây dựng mới trụ sở hành chính đều là dự án đầu tư công.
Do vậy, UBND tỉnh Bạc Liêu phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và quyết định chủ trương theo quy định", Bộ KH&ĐT cho ý kiến.
Liên quan đến 4 phương án giải quyết việc khó khăn về trụ sở mà UBND tỉnh Bạc Liêu đưa ra thì phương án 4 - mua lại tòa nhà Bạc Liêu Tower có mức chi trả thấp và tỉnh cũng đề xuất phương án này.
"Tuy nhiên, để đảm bảo việc đánh giá thực sự khách quan, chính xác, lựa chọn được phương án thực sự khả thi và hiệu quả nhất cần tính toán lại giá trị tài sản toà nhà Bạc Liêu Tower tại thời điểm hiện nay (do giá trị tài sản Tòa nhà Bạc Liêu Tower đã được Công ty cổ phàn thẩm định giá miền Nam định giá từ tháng 6/2015) đồng thời việc so sánh giữa các phương án phải được quy đổi mức chi phí về cùng một mặt bằng (chi phí bình quân trên 1 năm)", Bộ KH&ĐT đề nghị.
Đáng chú ý là Dự án Bạc Liêu Tower do PVC - Mekong (Công ty CP Phát triển đô thị Dầu khí) đầu tư đang bị thế chấp tại Oceanbank để vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện dự án.
Trong khi đó, theo để chuyển nhượng tòa nhà Bạc Liêu Tower thì PVC - Mekong không chuyển nhượng trực tiếp cho UBND tỉnh Bạc Liêu mà do PVGas (Tổng công ty Khí Việt Nam) thực hiện việc mua tòa nhà từ PVC - Mekong sau đó sẽ chuyển nhượng cho ƯBND tỉnh Bạc Liêu.
"Việc xây dựng và kinh doanh Tòa nhà Bạc Liêu Tower không hiệu quả là trách nhiệm của PVN và các đơn vị thành viên (PVGas, PVC - Mekong).
Mặc dù UBND tỉnh Bạc Liêu có nhu cầu về trụ sở cho các cơ quan hành chính của tỉnh song việc đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước để mua lại tòa nhà Bạc Liêu - tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng nhằm hỗ trợ khó khăn tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh chưa rõ ràng về căn cứ pháp lý, tiềm ẩn rủi ro và phức tạp về mặt tài chính.
Đề nghị UBND tỉnh Bạc Liêu xem xét đề xuất này một cách cẩn trọng, nghiêm túc, trách nhiệm, tránh làm thất thoát, lãng phí nguồn lực nhà nước, đặc biệt không được sử dụng ngân sách nhà nước hiện đang rất hạn chế để hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho dự án kém hiệu quả của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nhà nước", Bộ KH&Đ nhấn mạnh.
Lòng vòng chuyển nhượng để không ảnh hưởng hợp tác?
Được biết, tòa nhà Bạc Liêu Tower bao gồm 18 tầng (01 tầng bán hầm, 04 tầng khối đế và 14 tầng khối tháp) với diện tích khu đất là 2.812,2 m2, diện tích xây dụng là 1.541 m2, mật độ xây dựng là 62%, tổng diện tích sàn xây dựng là 17.497 m2 (bao gồm cả tầng hầm).
Trong đó, phần khối đế được bố trí khu kinh doanh thương mại, nhà hàng, khu vực hội thảo, hội nghị; phần khối tháp gồm các vắn phòng cho thuê, khách sạn và dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp.
Giá trị tài sản Tòa nhà Bạc Liêu Tower xác định vào thời điểm tháng 6/2015 là 219,88 tỷ đồng.
Theo giảị trình của PVN, khi Tòa nhà Bạc Liêu Tower hoàn thành xây dựng kết cấu chính (năm 2011) cũng là thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình trạng bất động sản đóng băng, việc kêu gọi các chủ đầu tư thứ cấp tham gia hơpkp tác đầu tư với PVC - Mekong không thành công nên PVC - Mekong xin chủ trương chuyển nhượng tòa nhà (bán đấu giá) và được PVC chấp thuận tại Nghị quyết số 508/NQ-XLDK ngày 18/10/2012.
PVC - Mekong đã tiến hành thuê Công ty TNHH dịch vụ đấu giá và tư vấn miên Nam tổ chức bán đấu giá công khai Tòa nhà Bạc Liêu Tower. Tuy nhiên, qua 6 đợt công bố bán đấu giá và điều chỉnh giá khởi điểm từ 239,33 tỷ đồng xuống còn 201,86 tỷ đồng nhưng không có khách hàng đủ nguồn lực tài chính để mua lại tòa nhà.
Để tháo gỡ khó khăn, PVC - Mekong tiếp tục làm việc với PVGas và xin chủ trương của PVN về việc giao cho PVGas tiếp nhận lại dự án và đã được PVN đồng ý cho PVGas triển khai phương án mua lại toàn nhà Bạc Liêu Power từ PVC - Mekong.
Nhằm hỗ trợ khó khăn cho PVC/PVC - Mekong trong việc chuyển nhượng tòa nhà và thanh toán dút điểm nợ ngân hàng/khách hàng, giảm bớt chi phí tài chính, đồng thời để bố trí cho nhu cầu về trụ sở làm việc cho cơ quan, ban, ngành của tỉnh Bạc Liêu, tránh gây lãng phí tài sản đã đầu tư, ảnh hưởng đến việc hợp tác giữa PVN và tỉnh Bạc Liêu, ngày 21/9/2016, UBND tỉnh Bạc Liêu và PVN đã thống nhất phương án chuyển nhượng tòa nhà với giá trị 198 tỷ đồng (đã bao gồm VAT), trong đó:
PVGas thực hiện việc mua tòa nhà từ PVC - Mekong sau đó sẽ chuyển nhượng cho UBND tỉnh Bạc Liêu.
UBND tỉnh Bạc Liêu sẽ trả chậm trong vòng 10 năm cho PVGas, trong thời gian này UBND tỉnh Bạc Liêu không phải trả lãi trả chậm.
PV
Theo Đời sống & Pháp lý
Theo Đời sống & Pháp lý
Relate Threads