Sự rút lui của Qatar Petroleum International khỏi dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn 4,5 tỷ USD đã buộc SCG (Thái Lan) và PetroVietnam lâm vào cảnh khó tìm được nguồn vốn đầu tư thay thế.
Trong cuộc họp bàn về tiến độ dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn diễn ra vào giữa tháng Tám vừa qua, ông Trân Kim Thạch, Phó TGĐ Cty Hóa dầu Long Sơn đã đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án. Ông Thạch cho biết, khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi, Cty sẽ thực hiện các bước tiếp theo như hoàn chỉnh hồ sơ và tiến hành vay vốn quốc tế để đầu tư. Như vậy, tính cho đến bây giờ, việc thu xếp vốn cho tổ hợp hóa dầu Long Sơn vẫn chưa được hoàn tất.
Quả đắng Qatar Petroleum International
Được cấp phép từ năm 2008, tổ hợp hóa dầu Long Sơn ban đầu do Tập đoàn SCG của Thái Lan và PetroVietnam và Vinachem cùng đầu tư với tổng vốn cam kết là 4,5 tỷ USD. Đây là dự án hóa dầu thứ hai được cấp phép tại Việt Nam. Trước đó được cấp phép cho SP Chemical của Singapore tại Phú Yên, nhưng đến năm 2009 nhà đầu tư phải tuyên bố rút lui vì khủng hoảng kinh tế khiến cho việc thu xếp nguồn vốn không khả thi.
Kể từ khi ra đời, dự án đã gặp phải nhiều sóng gió vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho việc thu xếp vốn đầu tư không dễ dàng. Những tưởng rằng mọi chuyện sẽ đã được giải quyết năm 2012, khi Qatar Petroleum International tham gia góp vốn vào dự án bằng cách mua lại 25% cổ phần từ SCG. Đi kèm là hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy hoạt động mà Qatar Petroleum chính là nhà cung cấp.
Nhưng cách đây đúng một năm, Qatar Petroleum International đã thông báo ý định rút vốn khỏi dự án với lý do là nằm trong định hướng tái cơ cấu và thay đổi chiến lược của tập đoàn. Quyết định này như một cú đánh mạnh vào SCG và PetroVietnam, khi công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất và các bên cũng đã chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Qatar Petroleum International rút đi, có nghĩa là SCG và PetroVietnam lại phải quay lại giải bài toán cũ – vốn cho dự án.
Trước đó, vào năm 2012, Vinachem đã tuyên bố rút lui khỏi dự án này. Sau đó, PetroVietnam đã được Chính phủ chấp thuận việc mua lại 11% cổ phần của Vinachem để nâng phần góp vốn lên 29% hồi tháng Một năm 2014.
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong cuộc họp kể trên cũng đã nhấn mạnh rằng tiến độ dự án đã bị chậm quá lâu và chỉ đạo các cơ quan của tỉnh nhanh chóng hoàn tất việc giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư. Có thể thấy, chính quyền địa phương cũng đang tỏ ra rất sốt ruột với tiến độ dự án vốn đã kéo dài suốt 8 năm qua rồi.
Nhưng kể cả hoàn tất xong những thủ tục đó thì việc huy động vốn cho dự án có lẽ cũng không thể sớm được. Ông Thạch cho biết rằng, đến thời điểm này, công tác giải phóng mặt bằng của dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn đã cơ bản hoàn thành. Và công tác thiết kế, mời thầu xây lắp cũng đang được tiến hành khẩn trương để có thể khởi công dự án vào quý IV-2016.
Tuy nhiên, trong lần trả lời báo chí giữa tháng Bảy vừa qua, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn SCG, cho biết phải đến cuối năm nay tỷ lệ góp vốn của các đối tác trong liên doanh của dự án này mới “chốt”. Ông cũng nói thêm rằng dự kiến đến cuối năm sau dự án mới có thể triển khai xây dựng. Thông tin được ông Rangsiyopash đưa ra đã xua tan đi những tin đồn rằng dự án này sẽ sớm được khởi công.
Nguồn nguyên liệu cũng… không hề ổn
Nhưng việc tìm kiếm vốn để xây dựng nhà máy chỉ là một trong những khó khăn mà cả SCG và PetroVietnam phải đối mặt. Vì trước đó Qatar Petroleum International đã ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho dự án, việc tập đoàn này rút vốn khỏi dự án có nghĩa là dự án có đối mặt với việc thiếu nguồn cung propan và naphtha dài hạn.
Ngay sau khi đối tác từ Qatar rút vốn cuối năm ngoái, Bộ Công Thương cũng đã ngay lập tức yêu cầu PetroVietnam và SCG nghiên cứu phương án dự phòng, trong trường hợp không thuyết phục được Qatar Petroleum tiếp tục duy trì thỏa thuận cung cấp nguyên liệu. Có nghĩa là PetroVietnam và SCG sẽ phải tìm một đối tác cung cấp nguyên liệu mới. Và như vậy, quá trình chuẩn bị cho dự án sẽ tiếp tục kéo dài hơn nữa, bởi lẽ việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu dài hạn cho dự án không phải là chuyện một sớm một chiều. Cho đến nay, cả SCG và PetroVietnam vẫn chưa hề đưa ra bất cứ thông tin gì về việc đã tìm kiếm được đối tác cung cấp nguyên liệu hay chưa.
Trong cuộc họp bàn về tiến độ dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn diễn ra vào giữa tháng Tám vừa qua, ông Trân Kim Thạch, Phó TGĐ Cty Hóa dầu Long Sơn đã đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án. Ông Thạch cho biết, khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi, Cty sẽ thực hiện các bước tiếp theo như hoàn chỉnh hồ sơ và tiến hành vay vốn quốc tế để đầu tư. Như vậy, tính cho đến bây giờ, việc thu xếp vốn cho tổ hợp hóa dầu Long Sơn vẫn chưa được hoàn tất.
Quả đắng Qatar Petroleum International
Được cấp phép từ năm 2008, tổ hợp hóa dầu Long Sơn ban đầu do Tập đoàn SCG của Thái Lan và PetroVietnam và Vinachem cùng đầu tư với tổng vốn cam kết là 4,5 tỷ USD. Đây là dự án hóa dầu thứ hai được cấp phép tại Việt Nam. Trước đó được cấp phép cho SP Chemical của Singapore tại Phú Yên, nhưng đến năm 2009 nhà đầu tư phải tuyên bố rút lui vì khủng hoảng kinh tế khiến cho việc thu xếp nguồn vốn không khả thi.
Nhưng cách đây đúng một năm, Qatar Petroleum International đã thông báo ý định rút vốn khỏi dự án với lý do là nằm trong định hướng tái cơ cấu và thay đổi chiến lược của tập đoàn. Quyết định này như một cú đánh mạnh vào SCG và PetroVietnam, khi công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất và các bên cũng đã chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Qatar Petroleum International rút đi, có nghĩa là SCG và PetroVietnam lại phải quay lại giải bài toán cũ – vốn cho dự án.
Trước đó, vào năm 2012, Vinachem đã tuyên bố rút lui khỏi dự án này. Sau đó, PetroVietnam đã được Chính phủ chấp thuận việc mua lại 11% cổ phần của Vinachem để nâng phần góp vốn lên 29% hồi tháng Một năm 2014.
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong cuộc họp kể trên cũng đã nhấn mạnh rằng tiến độ dự án đã bị chậm quá lâu và chỉ đạo các cơ quan của tỉnh nhanh chóng hoàn tất việc giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư. Có thể thấy, chính quyền địa phương cũng đang tỏ ra rất sốt ruột với tiến độ dự án vốn đã kéo dài suốt 8 năm qua rồi.
Nhưng kể cả hoàn tất xong những thủ tục đó thì việc huy động vốn cho dự án có lẽ cũng không thể sớm được. Ông Thạch cho biết rằng, đến thời điểm này, công tác giải phóng mặt bằng của dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn đã cơ bản hoàn thành. Và công tác thiết kế, mời thầu xây lắp cũng đang được tiến hành khẩn trương để có thể khởi công dự án vào quý IV-2016.
Tuy nhiên, trong lần trả lời báo chí giữa tháng Bảy vừa qua, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn SCG, cho biết phải đến cuối năm nay tỷ lệ góp vốn của các đối tác trong liên doanh của dự án này mới “chốt”. Ông cũng nói thêm rằng dự kiến đến cuối năm sau dự án mới có thể triển khai xây dựng. Thông tin được ông Rangsiyopash đưa ra đã xua tan đi những tin đồn rằng dự án này sẽ sớm được khởi công.
Nguồn nguyên liệu cũng… không hề ổn
Nhưng việc tìm kiếm vốn để xây dựng nhà máy chỉ là một trong những khó khăn mà cả SCG và PetroVietnam phải đối mặt. Vì trước đó Qatar Petroleum International đã ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho dự án, việc tập đoàn này rút vốn khỏi dự án có nghĩa là dự án có đối mặt với việc thiếu nguồn cung propan và naphtha dài hạn.
Ngay sau khi đối tác từ Qatar rút vốn cuối năm ngoái, Bộ Công Thương cũng đã ngay lập tức yêu cầu PetroVietnam và SCG nghiên cứu phương án dự phòng, trong trường hợp không thuyết phục được Qatar Petroleum tiếp tục duy trì thỏa thuận cung cấp nguyên liệu. Có nghĩa là PetroVietnam và SCG sẽ phải tìm một đối tác cung cấp nguyên liệu mới. Và như vậy, quá trình chuẩn bị cho dự án sẽ tiếp tục kéo dài hơn nữa, bởi lẽ việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu dài hạn cho dự án không phải là chuyện một sớm một chiều. Cho đến nay, cả SCG và PetroVietnam vẫn chưa hề đưa ra bất cứ thông tin gì về việc đã tìm kiếm được đối tác cung cấp nguyên liệu hay chưa.
Ninh Kiều - Enternews.vn
Relate Threads