Việc Tập đoàn Qatar Petroleum tuyên bố sẽ rút vốn khỏi dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn (BR – VT) mới đây, theo các chuyên gia, không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án, nguy hại hơn, sự ra đi của Qatar Petroleum sẽ đặt dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực hóa dầu vào nguy cơ thiếu nguồn cung nguyên liệu.
Theo bản báo cáo mới đây của Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí, tại cuộc họp cấp cao ngày 10/9 vừa qua giữa ba cổ đông chính của dự án, gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn SCG của Thái Lan và Tập đoàn dầu khí quốc gia Qatar (Qatar Petroleum), Tổng giám đốc Qatar Petroleum đã thông báo ý định rút vốn khỏi dự án với lý do là nằm trong định hướng tái cơ cấu và thay đổi chiếm lược của tập đoàn. Ngay sau tuyên bố trên, PVN và SCG đã làm việc với Qatar Petroleum để đàm phán về các điều khoản chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đạt được. Hiện tại, Qatar Petroleum đang nắm 25% vốn tại dự án này, trong khi đó SCG nắm 46% và 29% còn lại thuộc về PVN. Các bên cũng đã góp được 144,2 triệu USD vào để thực hiện dự án đầu tư.
Tuyên bố rút vốn của Qatar Petroleum được coi như một rào cản mới với tiến độ vốn đã bị trì hoãn quá lâu của dự án 4,5 tỷ USD này. Được cấp phép từ năm 2008, dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn là một trong những dự án quan trọng nhất trong lĩnh vực hóa dầu tại VN. Tuy nhiên, mãi đến tháng 10 vừa qua, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí, công việc giải phóng mặt bằng mới được hoàn tất, sau khi liên doanh nhà đầu tư phải ứng trước 906 tỷ đồng cho địa phương để đền bù và chuẩn bị cơ sở hạ tầng. Những tưởng dự án sẽ được triển khai thì biến cố Qatar Petroleum rút vốn lại xảy ra tiếp nối.
Tuy nhiên, điều đáng lo nhất không chỉ nằm ở việc chuyển nhượng vốn. Qatar Petroleum rút vốn có nghĩa là dự án có nguy cơ đối mặt với việc thiếu nguồn cung nguyên liệu propan và naphtha dài hạn. Bởi vai trò của Qatar Petroleum trong dự án này không chỉ là góp vốn, mà còn là một nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào.
Nhằm đối phó với nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu, Bộ Công thương cũng đã yêu cầu PVN và SCG nghiên cứu phương án dự phòng, trong trường hợp không thuyết phục được Qatar Petroleum tiếp tục duy trì thỏa thuận cung cấp nguyên liệu. Có nghĩa là PVN và SCG sẽ phải tìm một đối tác cung cấp nguyên liệu mới. Và như vậy, quá trình chuẩn bị cho dự án sẽ tiếp tục kéo dài hơn nữa, bởi lẽ việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu dài hạn cho dự án không phải là chuyện một sớm một chiều.
Hiện nay, ngoài dự án hóa dầu Long Sơn, Việt Nam còn một số dự án liên quan đến lĩnh vực lọc hóa dầu, như dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, lọc hóa dầu Victory tại Bình Định, lọc hóa dầu Vũng Rô, và dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất trong đó có bao gồm cả hóa dầu. Tuy nhiên, hiện nay dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án duy nhất đang được triển khai. Dự án lọc hóa dầu Victory vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong khi đó, Phú Yên cũng đang nỗ lực giải quyết vấn đề mặt bằng để chủ đầu tư có thể sớm khởi công dự án lọc dầu Vũng Rô.
Theo bản báo cáo mới đây của Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí, tại cuộc họp cấp cao ngày 10/9 vừa qua giữa ba cổ đông chính của dự án, gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn SCG của Thái Lan và Tập đoàn dầu khí quốc gia Qatar (Qatar Petroleum), Tổng giám đốc Qatar Petroleum đã thông báo ý định rút vốn khỏi dự án với lý do là nằm trong định hướng tái cơ cấu và thay đổi chiếm lược của tập đoàn. Ngay sau tuyên bố trên, PVN và SCG đã làm việc với Qatar Petroleum để đàm phán về các điều khoản chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đạt được. Hiện tại, Qatar Petroleum đang nắm 25% vốn tại dự án này, trong khi đó SCG nắm 46% và 29% còn lại thuộc về PVN. Các bên cũng đã góp được 144,2 triệu USD vào để thực hiện dự án đầu tư.
Tuyên bố rút vốn của Qatar Petroleum được coi như một rào cản mới với tiến độ vốn đã bị trì hoãn quá lâu của dự án 4,5 tỷ USD này. Được cấp phép từ năm 2008, dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn là một trong những dự án quan trọng nhất trong lĩnh vực hóa dầu tại VN. Tuy nhiên, mãi đến tháng 10 vừa qua, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí, công việc giải phóng mặt bằng mới được hoàn tất, sau khi liên doanh nhà đầu tư phải ứng trước 906 tỷ đồng cho địa phương để đền bù và chuẩn bị cơ sở hạ tầng. Những tưởng dự án sẽ được triển khai thì biến cố Qatar Petroleum rút vốn lại xảy ra tiếp nối.
Nhằm đối phó với nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu, Bộ Công thương cũng đã yêu cầu PVN và SCG nghiên cứu phương án dự phòng, trong trường hợp không thuyết phục được Qatar Petroleum tiếp tục duy trì thỏa thuận cung cấp nguyên liệu. Có nghĩa là PVN và SCG sẽ phải tìm một đối tác cung cấp nguyên liệu mới. Và như vậy, quá trình chuẩn bị cho dự án sẽ tiếp tục kéo dài hơn nữa, bởi lẽ việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu dài hạn cho dự án không phải là chuyện một sớm một chiều.
Hiện nay, ngoài dự án hóa dầu Long Sơn, Việt Nam còn một số dự án liên quan đến lĩnh vực lọc hóa dầu, như dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, lọc hóa dầu Victory tại Bình Định, lọc hóa dầu Vũng Rô, và dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất trong đó có bao gồm cả hóa dầu. Tuy nhiên, hiện nay dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án duy nhất đang được triển khai. Dự án lọc hóa dầu Victory vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong khi đó, Phú Yên cũng đang nỗ lực giải quyết vấn đề mặt bằng để chủ đầu tư có thể sớm khởi công dự án lọc dầu Vũng Rô.
Theo: http://enternews.vn/
Relate Threads