Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam ban đầu là dự án Tổ hợp hoá dầu Long Sơn được cấp phép đầu tư năm 2008 có vốn đầu tư 3,7 tỷ USD với sự tham gia của 3 tập đoàn: Petro Vietnam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Tập đoàn SCG của Thái Lan. Sau nhiều khó khăn, Vinachem rút vốn và thế chỗ vị trí này là Tập đoàn Qatar Petroleum international (QPI). Đầu tháng 4/2017, QPI cũng quyết định rút toàn bộ vốn tại Tổ hợp hóa dầu Long Sơn và chuyển nhượng phần vốn này cho SCG. Nhờ đó, vốn của SCG tại tổ hợp này nâng từ 46% lên 71%. Ban đầu dự án có vốn khoảng 3,7 tỷ USD, sau đó đã được điều chỉnh lên tới hơn 4 tỷ USD và hiện là 5,4 tỷ USD. Long Sơn là tổ hợp hóa dầu thứ ba tại Việt Nam, sau các nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn. Dự án gặp nhiều vướng mắc về vốn cũng như giải phóng mặt bằng nên chậm trễ nhiều năm nay chưa thể triển khai. Tuy nhiên, ngày 24/2 vừa qua, dự án chính thức khởi công sau 10 năm “lận đận”.
Dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn , liên doanh giữa Tập đoàn SCG - Thái Lan và Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) làm chủ đầu tư, có diện tích 464ha mặt đất và 194ha mặt nước, với tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD. Đây là tổ hợp hóa dầu được tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam. Dự án được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hóa dầu, gồm những sản phẩm là nguyên liệu cần cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylen và các sản phẩm khác với công suất hơn 2 triệu tấn/năm, có khả năng thay thế các sản phẩm polyetylen hiện phải nhập khẩu. Dự án cũng bao gồm các cơ sở hạ tầng khác bên cạnh tổ hợp sản xuất hóa dầu, khu cảng nước sâu.
Theo tập đoàn SCG, dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam là dự án trọng điểm trong chiến lược mở rộng của Tập đoàn tại ASEAN mà Việt Nam là trọng tâm. SCG tin rằng dự án sẽ khuyến khích đầu tư dài hạn vào những ngành công nghiệp có liên quan trong chuỗi giá trị cũng như nâng cao tiêu chuẩn cạnh tranh của sản phẩm, nhờ vậy giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu. Dự án còn hỗ trợ rất lớn cho các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam nói chung, tỉnh BRVT nói riêng.
Theo đánh giá, sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác, dự án sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành công nghiệp hạ nguồn như ô tô, điện tử, thiết bị điện, bao bì, các ngành dịch vụ khác của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tại lễ khởi công, ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 của BR-VT là tích cực hỗ trợ, triển khai, hoàn thành đưa vào hoạt động Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam, tạo điều kiện để phát triển các ngành hạ nguồn hóa dầu. Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 20.000 lao động trong quá trình xây dựng, đóng góp ngân sách hàng năm khoảng 60 triệu USD và thu hút, đào tạo, sử dụng hơn 1.000 lao động có kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, nhiều thách thức cũng được đặt ra khi sự phát triển của dự án phải gắn với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên. Đây là mục tiêu mà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng đến "không đánh đổi môi trường để phát triển công nghiệp". Về việc này, đại diện SCG cam kết dự án sẽ sử dụng những công nghệ hiện đại để bảo đảm tiêu chuẩn cao nhất về hiệu quả hoạt động, sự an toàn và thân thiện với môi trường.
Tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, việc khởi công dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam là tin vui đối với ngành lọc hóa dầu Việt Nam. Thủ tướng đặt ra 5 nhiệm vụ đối với tỉnh BRVT, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu dự án phải đúng tiến độ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình xây lắp dự án, bảo đảm vận hành an toàn tuyệt đối. Chủ đầu tư tuân thủ quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; tuân thủ nghiêm quy định về an toàn lao động, không để ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của công nhân.
Để bảo đảm hoạt động, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam đã có hợp đồng cung cấp nguyên liệu với Công ty Kinh doanh dầu mỏ quốc tế Qatar và đang đàm phán ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh một số điều khoản tạo điều kiện tiếp tục duy trì hợp đồng cung cấp nguyên liệu dài hạn đã ký trước đây.
Tới nay, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn cũng đã phê duyệt kết quả lựa chọn và có thư trao thầu cho các nhà thầu trúng thầu của các gói thầu EPC chính. Hiện Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn đang khẩn trương hoàn thành và trình kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu EPC còn lại.
Như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khởi công, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hội tụ đủ các điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho dự án với cảng nước sâu đứng thứ 19 thế giới. Việc triển khai dự án cũng là cụ thể hóa Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị năm 2015 về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, qua đó đẩy mạnh công nghiệp lọc hóa dầu, phục vụ trong nước và xuất khẩu. Với những điều kiện đó, dự án Lọc hóa dầu miền Nam dù chỉ mới bước đầu nhưng đầy hứa hẹn về tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp dầu khí tỉnh BRVT nói riêng, cả nước nói chung.
Theo đánh giá, sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác, dự án sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành công nghiệp hạ nguồn như ô tô, điện tử, thiết bị điện, bao bì, các ngành dịch vụ khác của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tại lễ khởi công, ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020 của BR-VT là tích cực hỗ trợ, triển khai, hoàn thành đưa vào hoạt động Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam, tạo điều kiện để phát triển các ngành hạ nguồn hóa dầu. Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 20.000 lao động trong quá trình xây dựng, đóng góp ngân sách hàng năm khoảng 60 triệu USD và thu hút, đào tạo, sử dụng hơn 1.000 lao động có kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, nhiều thách thức cũng được đặt ra khi sự phát triển của dự án phải gắn với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên. Đây là mục tiêu mà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng đến "không đánh đổi môi trường để phát triển công nghiệp". Về việc này, đại diện SCG cam kết dự án sẽ sử dụng những công nghệ hiện đại để bảo đảm tiêu chuẩn cao nhất về hiệu quả hoạt động, sự an toàn và thân thiện với môi trường.
Tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, việc khởi công dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam là tin vui đối với ngành lọc hóa dầu Việt Nam. Thủ tướng đặt ra 5 nhiệm vụ đối với tỉnh BRVT, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu dự án phải đúng tiến độ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình xây lắp dự án, bảo đảm vận hành an toàn tuyệt đối. Chủ đầu tư tuân thủ quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; tuân thủ nghiêm quy định về an toàn lao động, không để ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của công nhân.
Để bảo đảm hoạt động, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam đã có hợp đồng cung cấp nguyên liệu với Công ty Kinh doanh dầu mỏ quốc tế Qatar và đang đàm phán ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh một số điều khoản tạo điều kiện tiếp tục duy trì hợp đồng cung cấp nguyên liệu dài hạn đã ký trước đây.
Tới nay, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn cũng đã phê duyệt kết quả lựa chọn và có thư trao thầu cho các nhà thầu trúng thầu của các gói thầu EPC chính. Hiện Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn đang khẩn trương hoàn thành và trình kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu EPC còn lại.
Như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khởi công, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương hội tụ đủ các điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cho dự án với cảng nước sâu đứng thứ 19 thế giới. Việc triển khai dự án cũng là cụ thể hóa Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị năm 2015 về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, qua đó đẩy mạnh công nghiệp lọc hóa dầu, phục vụ trong nước và xuất khẩu. Với những điều kiện đó, dự án Lọc hóa dầu miền Nam dù chỉ mới bước đầu nhưng đầy hứa hẹn về tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp dầu khí tỉnh BRVT nói riêng, cả nước nói chung.
BRT.vn
Sửa lần cuối:
Relate Threads