Thị trường dầu nhớt tại Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, hiện đang thu hút đầu tư từ những tập đoàn lớn trên thế giới và tạo nên thế cạnh tranh gay gắt.
Cả nước hiện có khoảng 45 triệu xe máy. Mỗi năm Việt Nam vẫn tiêu thụ khoảng 3 triệu xe, chưa tính đến các phương tiện cơ giới khác và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên. Các nhà đầu tư nhận định, tiềm năng và sự tăng trưởng thị trường ở Việt Nam là một cách tự nhiên, tất yếu theo bối cảnh thực tiễn của xã hội. Theo ước tính của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành dầu nhớt trong giai đoạn 2010 - 2015 vào khoảng 4,5%/năm, trong đó, 55% sản lượng tiêu thụ ở phía Nam, 30% ở phía Bắc và 15% ở khu vực miền Trung.
Ông Troy Chapman, Tổng Giám đốc Kinh doanh ngành Dầu nhờn khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn Shell (Hà Lan) cho biết vào thời điểm năm 2013, Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ dầu nhớt thấp của Shell trên thế giới, thậm chí là lọt ra khỏi danh sách top 40. Nhưng đến nay, thị trường Việt Nam đã nằm trong top 20 thị trường chủ lực của Shell. Kinh doanh của hãng tại Việt Nam đã tăng 2,5 lần và hiện Shell đã có hơn 10% thị phần.
Con số này phản ánh khá rõ nét về cơ hội kinh doanh của ngành dầu nhớt Shell tại thị trường Việt Nam. Song song đó sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất cũng tăng lên không ngừng, nhất là khi tiêu chuẩn về dầu nhớt ngày một cao hơn theo đòi hỏi của công nghệ chế tạo động cơ xe máy, ô tô và cả việc phải giải quyết bài toán tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí bảo trì.
Người chiến thắng là người tạo ra nhiều giá trị nhất
Năm 2015, Shell Dầu nhờn đã bảo vệ vị trí dẫn đầu thị trường toàn cầu với 11,6% thị phần, theo báo cáo “Thị trường dầu nhớt: Phân tích và đánh giá thị trường năm 2016” của Kline & Company. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Shell Dầu nhờn được xếp ở vị trí số một trong những nhà cung cấp dầu nhớt toàn cầu. Báo cáo cho biết thêm Shell Dầu nhờn hiện đang dẫn đầu thị trường Philippines (30%), Malaysia (27%), Anh (18%) và Mỹ (12%) và là công ty dầu quốc tế hàng đầu tại Nam Phi (20%), Thái Lan (18%), Canada (13%) và Trung Quốc (8%).
Mặc dù Shell Dầu nhờn giữ vị trí nhà cung cấp dầu nhớt số 1 thế giới nhưng hãng cũng nhận thấy rằng, việc cạnh tranh đang khốc liệt hơn bao giờ hết. Cũng chính bối cảnh cạnh tranh ngày gay gắt mà các sản phẩm phải càng được cải tiến để trở nên tốt hơn. Sâu xa chính người dùng sẽ được hưởng lợi.
Để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng, Shell đã đầu tư hàng trăm triệu đô la vào chuỗi cung ứng dầu nhớt, cụ thể là Shell đã nâng cấp bốn nhà máy pha trộn dầu nhớt, xây dựng mới bốn nhà máy pha trộn dầu nhờn , một nhà máy sản xuất dầu nhờn và hai nhà máy sản xuất dầu gốc .
Tại Việt Nam, Shell liên tục mang đến cho người tiêu dùng và khách hàng những sản phẩm dầu nhớt cao cấp được sản xuất với công nghệ tốt nhất, ví dụ như công nghệ Shell PurePlus sử dụng dầu gốc có nguồn gốc từ khí tự nhiên ứng dụng công nghệ khí-hóa-lỏng (gas to liquid) cho chất lượng sản phẩm tinh khiết hơn, công nghệ bảo vệ phụ trội năng động Dynamic Protection Plus, công nghệ làm sạch chủ động Active Cleansing để đem lại sự bảo vệ tốt nhất cho động cơ và góp phần giảm tiêu thụ nhiên liệu. Những công nghệ này có mặt trong các sản phẩm mang nhãn hiệu Shell Advance, Shell Helix và Shell Rimula hiện diện trong các cửa hàng tại Việt Nam.
Thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng để mang lại lợi nhuận cho cổ đông, nhưng Shell cũng quan tâm đến thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo ở giới trẻ Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, Shell đã giới thiệu cuộc thi Shell Eco-marathon đến các bạn sinh viên Việt Nam. Shell Eco-marathon là một cuộc thi về thiết kế, chế tạo và vận hành xe tiết kiệm nhiên liệu nhằm tìm ra chiếc xe đi được quãng đường xa nhất sử dụng ít nhiên liệu nhất. Ngoài ra, Shell tài trợ chương trình giáo dục giao thông an toàn cho các trường học tại xã Phước Thái và Long Phước (tỉnh Đồng Nai).
Đặt mục tiêu đầy tham vọng: kinh doanh tăng trưởng gấp đôi tại Việt Nam vào năm 2019, nói như ông Chapman, cạnh tranh và phát triển sẽ mang đến những chuẩn mực mới cho các sản phẩm dầu nhớt cũng như giá trị mới cho người tiêu dùng.
Ông Troy Chapman, Tổng Giám đốc Kinh doanh ngành Dầu nhờn khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn Shell (Hà Lan) cho biết vào thời điểm năm 2013, Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ dầu nhớt thấp của Shell trên thế giới, thậm chí là lọt ra khỏi danh sách top 40. Nhưng đến nay, thị trường Việt Nam đã nằm trong top 20 thị trường chủ lực của Shell. Kinh doanh của hãng tại Việt Nam đã tăng 2,5 lần và hiện Shell đã có hơn 10% thị phần.
Con số này phản ánh khá rõ nét về cơ hội kinh doanh của ngành dầu nhớt Shell tại thị trường Việt Nam. Song song đó sự cạnh tranh giữa các hãng sản xuất cũng tăng lên không ngừng, nhất là khi tiêu chuẩn về dầu nhớt ngày một cao hơn theo đòi hỏi của công nghệ chế tạo động cơ xe máy, ô tô và cả việc phải giải quyết bài toán tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí bảo trì.
Người chiến thắng là người tạo ra nhiều giá trị nhất
Năm 2015, Shell Dầu nhờn đã bảo vệ vị trí dẫn đầu thị trường toàn cầu với 11,6% thị phần, theo báo cáo “Thị trường dầu nhớt: Phân tích và đánh giá thị trường năm 2016” của Kline & Company. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Shell Dầu nhờn được xếp ở vị trí số một trong những nhà cung cấp dầu nhớt toàn cầu. Báo cáo cho biết thêm Shell Dầu nhờn hiện đang dẫn đầu thị trường Philippines (30%), Malaysia (27%), Anh (18%) và Mỹ (12%) và là công ty dầu quốc tế hàng đầu tại Nam Phi (20%), Thái Lan (18%), Canada (13%) và Trung Quốc (8%).
Để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng, Shell đã đầu tư hàng trăm triệu đô la vào chuỗi cung ứng dầu nhớt, cụ thể là Shell đã nâng cấp bốn nhà máy pha trộn dầu nhớt, xây dựng mới bốn nhà máy pha trộn dầu nhờn , một nhà máy sản xuất dầu nhờn và hai nhà máy sản xuất dầu gốc .
Tại Việt Nam, Shell liên tục mang đến cho người tiêu dùng và khách hàng những sản phẩm dầu nhớt cao cấp được sản xuất với công nghệ tốt nhất, ví dụ như công nghệ Shell PurePlus sử dụng dầu gốc có nguồn gốc từ khí tự nhiên ứng dụng công nghệ khí-hóa-lỏng (gas to liquid) cho chất lượng sản phẩm tinh khiết hơn, công nghệ bảo vệ phụ trội năng động Dynamic Protection Plus, công nghệ làm sạch chủ động Active Cleansing để đem lại sự bảo vệ tốt nhất cho động cơ và góp phần giảm tiêu thụ nhiên liệu. Những công nghệ này có mặt trong các sản phẩm mang nhãn hiệu Shell Advance, Shell Helix và Shell Rimula hiện diện trong các cửa hàng tại Việt Nam.
Thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng để mang lại lợi nhuận cho cổ đông, nhưng Shell cũng quan tâm đến thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo ở giới trẻ Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, Shell đã giới thiệu cuộc thi Shell Eco-marathon đến các bạn sinh viên Việt Nam. Shell Eco-marathon là một cuộc thi về thiết kế, chế tạo và vận hành xe tiết kiệm nhiên liệu nhằm tìm ra chiếc xe đi được quãng đường xa nhất sử dụng ít nhiên liệu nhất. Ngoài ra, Shell tài trợ chương trình giáo dục giao thông an toàn cho các trường học tại xã Phước Thái và Long Phước (tỉnh Đồng Nai).
Đặt mục tiêu đầy tham vọng: kinh doanh tăng trưởng gấp đôi tại Việt Nam vào năm 2019, nói như ông Chapman, cạnh tranh và phát triển sẽ mang đến những chuẩn mực mới cho các sản phẩm dầu nhớt cũng như giá trị mới cho người tiêu dùng.
Hoàng Anh - Báo Đầu tư
Relate Threads