Tranh luận về lợi ích nhóm trong vụ án ông Đinh La Thăng

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trước cáo buộc của Viện kiểm sát rằng ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm làm trái vì có lợi ích nhóm, luật sư bào chữa cho ông Thăng phản bác quy kết này.

Đầu giờ làm việc buổi chiều 15-1 của phiên tòa xét xử các tội danh "Cố ý làm trái" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại PVN và PVC, đại diện Viện kiểm sát tiếp tục phần đối đáp bằng việc đề nghị giảm án cho một số bị cáo được cho là thành khẩn khai báo.

2690927410208443409562297531875552o-1516003063210.jpg

Đại diện Viện kiểm sát ND TP Hà Nội tại phiên tòa ngày 15-1
Đối với hành vi sai phạm xảy ra, có bị cáo tham gia một hành vi hoặc một chuỗi hành vi vi phạm pháp luật. Một số bị cáo cho rằng cần phải xem xét bối cảnh phạm tội trong quá khứ, Viện kiểm sát cho rằng thiệt hại do hành vi xảy ra đến thời điểm này vẫn chưa kết thúc.

Tuy nhiên, Viện kiểm sát đề nghị giảm nhẹ thêm cho một số bị cáo tích cực hợp tác với các cơ quan tố tụng hoặc có thành tích xuất sắc là Bùi Mạnh Hiển, Phạm Tiến Đạt, Lương Văn Hòa, Lê Đình Mậu và Nguyễn Ngọc Quý.

Ngoài ra, Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố và luận tội.

Trước đó, trong sáng nay 15-1, đại diện Viện kiểm sát đã lần lượt đưa ra các luận điểm tranh luận với các luật sư về sai phạm của các bị cáo.

dinh-la-thang-chieu-15-1-1516004842507.jpg

Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm đề nghị với ông Đinh La Thăng
Viện kiểm sát khẳng định bị cáo Đinh La Thăng đã lợi dụng vị trí là người có trách nhiệm cao nhất của Tập đoàn PVN để làm sai chỉ đạo của Chính phủ trong việc lựa chọn nhà thầu, giúp đỡ PVC thông qua chỉ định thầu dù biết rõ PVC không đủ năng lực...

Đại diện Viện kiểm sát cũng "nói lại" về cách tính thiệt hại, cũng như đưa ra các bằng chứng cho thấy cáo buộc bị cáo Trịnh Xuân Thanh tham ô tài sản là có căn cứ.

Mức án đề nghị đối với bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng PVC) là 6-7 năm tù, bị cáo Lê Đình Mậu (nguyên phó trưởng ban QLDA điện lực dầu khí Thái Bình 2) là 7-8 năm tù, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên phó chủ tịch HĐQT PVN) là 8-9 năm tù cho tội danh "Cố ý làm trái".

Mức án đề nghị với bị cáo Bùi Mạnh Hiển (nguyên chánh văn phòng PVC) là 13-14 năm tù, bị cáo Lương Văn Hòa (nguyên giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch) là 13-14 năm tù cho tội danh "Tham ô tài sản".

Luật sư phản bác luận điểm về "lợi ích nhóm"

Sau phần đối đáp của Viện kiểm sát,luật sư Đinh Anh Tuấn đang tranh luận lại về việc Viện kiểm sát cáo buộc bị cáo Phùng Đình Thực chỉ đạo chỉ định thầu, biết hợp đồng 33 là sai nhưng vẫn cho ký.

Luật sư Đinh Anh Tuấn đưa ra các văn bản báo cáo về những việc trên cho thấy ông Thực không nhận được văn bản này, mà do văn phòng PVN đã chuyển các văn bản này đến các phó tổng giám đốc phụ trách.

Ngay sau đó, luật sư Nguyễn Huy Thiệp - bào chữa cho bị cáo ông Đinh La Thăng - lên tiếng, cho rằng phần đối đáp của Viện kiểm sát là "quy kết, chủ quan và thiếu căn cứ pháp lý", đặc biệt là luận điểm có "lợi ích nhóm".

"Đây là vấn đề phát sinh trong quá trình luận tội chứ không có ở điều tra. Viện kiểm sát lập luận rằng vì ông Vũ Đức Thuận và ông Trịnh Xuân Thanh là do ông Thăng cất nhắc bổ nhiệm nên có ưu ái, nên đã chỉ định PVC làm tổng thầu.

Vậy có căn cứ nào? Việc bổ nhiệm cán bộ trong doanh nghiệp mà ông Thăng có lợi ích gì? Và quy trình bổ nhiệm cất nhắc này có điểm nào sai?", luật sư Thiệp tranh luận.

"Viện kiểm sát cần phải xem đó là lợi ích gì? Cho ai? Cuối cùng cả 3 ông đều ngồi đây à? Đây là nhận xét không dựa trên căn cứ nào. Đây là quy kết không căn cứ".

"Dẫn luật dân sự để tính thiệt hại là lẫn lộn"

Cách tính thiệt hại của Viện kiểm sát trong vụ án này, áp dụng điều 68 Bộ luật Dân sự, theo luật sư Nguyễn Huy Thiệp, là có sự lẫn lộn.

"Nếu đây là tranh chấp doanh nghiệp hoặc kinh doanh thương mại thì áp dụng điều luật này. Còn chúng ta đang xem xét ở vụ án hình sự. Nên thiệt hại phải là thiệt hại thực tế đã xảy ra", ông Thiệp nói.

Đồng thời, với thiệt hại bằng tiền gửi, ông Thiệp cũng yêu cầu Viện kiểm sát đưa ra căn cứ doanh nghiệp được thực hiện trên tiền gửi có kỳ hạn, căn cứ thể hiện số tiền này được gửi để hưởng lãi phát sinh.

Luật sư cũng đề nghị Viện kiểm sát dẫn chiếu văn bản pháp luật việc doanh nghiệp sử dụng ngân sách được phép gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi.

Ngoài hai nội dung trên, luật sư tiếp tục khẳng định ông Đinh La Thăng không chỉ đạo ký hợp đồng 33 vì đây hoàn toàn là vấn đề của chủ đầu tư và tổng thầu.

"Vào thời điểm đó, các bị cáo có mặt trong dự án, nếu về mặt kinh nghiệm chỉ có Lilama đủ năng lực, nhưng nếu dự án nào cũng đưa Lilama vào thì dẫn đến tình trạng độc quyền, độc quyền thì kìm hãm sự phát triển và cần phải có sự cạnh tranh, cần phải vượt lên. Đây là động lực phát triển", luật sư của ông Đinh La Thăng lập luận.

 
Sửa lần cuối:

Việc làm nổi bật

Top