Kỹ thuật hạt nhân nói chung, đặc biệt kỹ thuật hay phương pháp soi dùng tia xạ gamma (và cả chùm hạt neutron) đã được Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật hạt nhân trong Công nghiệp (CANTI) nghiên cứu xây dựng và phát triển thành các dịch vụ kỹ thuật trong nhiều năm qua. CANTI trực thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN) nhưng đặt trụ sở chính ở Tp. Đà Lạt.
Với kỹ thuật soi dùng tia xạ, CANTI sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu cấp bách dù lớn hay nhỏ. Chẳng hạn, cuối năm 2015 vừa qua, kỹ thuật soi gamma của Trung tâm đã giúp Nhà máy Điện Nhân trạch khắc phục sự cố tìm vật thể rơi trong hệ thống dẫn khí.
Nhưng các phương pháp soi gamma/neutron khảo sát tháp, bồn và đường ống, từ hơn 10 năm qua, đã được Trung tâm CANTI tập trung nghiên cứu phát triển thành công và các dịch vụ kỹ thuật đã được triển khai thành công. Và đối tượng phục vụ chủ yếu là ngành công nghiệp dầu khí; một ngành kinh tế lớn của Việt Nam. Nhưng ngoài dịch vụ soi gamma/neutron theo yêu cầu của các nhà máy sản xuất, chế biến trong các lĩnh vực dầu khí, CANTI còn mở rộng phục vụ khảo sát và bảo dưỡng ở một số lĩnh vực khác; năng lượng hoặc hóa chất…
Một điểm đặc sắc đáng chú ý là phương pháp soi gamma rất hữu hiệu trong việc kiểm tra tình trạng bên trong (như vị trí các khay, phân bố vật liệu đệm hay dòng lưu chất) ngay khi tháp đang hoạt động. Kết quả soi gamma thu được khi tháp đang vận hành như vậy đã cung cấp nhanh thông tin giúp các kỹ sư công nghệ có giải pháp hợp lý để tối ưu hóa hoạt động hoặc có phương án khắc phục sự cố mà tháp đang gặp phải. Tóm lại, soi gamma là một công cụ khảo sát trực tiếp trên dây chuyền góp phần đảm bảo an toàn và hiệu quả trong vận hành nhà máy.
Cụ thể, trong mấy tháng đầu năm 2016, Đội soi tháp của Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật hạt nhân trong Công nghiệp (CANTI) đã thực hiện hai đợt dịch vụ, kịp thời phát hiện các hiện tượng liên quan đến lưu thông dòng chất lỏng trong các tháp thuộc cụm công nghệ XX của Nhà máy lọc dầu. Kết quả soi được đã được các kỹ sư vận hành sử dụng, điều chỉnh và đưa tháp về chế độ hoạt động bình thường.
Trước khi kết thúc, người viết muốn bổ sung thêm vài nét về Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật hạt nhân trong Công nghiệp (CANTI).
Trung tâm này được thành lập từ “Phòng thí nghiệm Ứng dụng kỹ thuật đánh dấu và nguồn bức xạ” trong lĩnh vực công nghiệp, thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ và chuyển về trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VAEC) hoạt động theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm (quy định tại Nghị định số 115/NĐ-CP năm 2005).
Ngoài các hoạt động chủ yếu trong phạm vi ngành công nghiệp dầu khí, hiện nay TT đang triển khai Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống phòng thí nghiệm tại Đà Lạt nhằm hướng đến mở rộng ứng dụng kỹ thuật hạt nhân công nghệ cao trong công nghiệp, địa chất, môi trường và Tổ hợp bức xạ tạo giống với các thiết bị chiếu xạ tạo đột biến thực vật như Vườn Gamma, Buồng Gamma và các Khu thử nghiệm chọn tạo giống cây trồng.
Với kỹ thuật soi dùng tia xạ, CANTI sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu cấp bách dù lớn hay nhỏ. Chẳng hạn, cuối năm 2015 vừa qua, kỹ thuật soi gamma của Trung tâm đã giúp Nhà máy Điện Nhân trạch khắc phục sự cố tìm vật thể rơi trong hệ thống dẫn khí.
Nhưng các phương pháp soi gamma/neutron khảo sát tháp, bồn và đường ống, từ hơn 10 năm qua, đã được Trung tâm CANTI tập trung nghiên cứu phát triển thành công và các dịch vụ kỹ thuật đã được triển khai thành công. Và đối tượng phục vụ chủ yếu là ngành công nghiệp dầu khí; một ngành kinh tế lớn của Việt Nam. Nhưng ngoài dịch vụ soi gamma/neutron theo yêu cầu của các nhà máy sản xuất, chế biến trong các lĩnh vực dầu khí, CANTI còn mở rộng phục vụ khảo sát và bảo dưỡng ở một số lĩnh vực khác; năng lượng hoặc hóa chất…
Cụ thể, trong mấy tháng đầu năm 2016, Đội soi tháp của Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật hạt nhân trong Công nghiệp (CANTI) đã thực hiện hai đợt dịch vụ, kịp thời phát hiện các hiện tượng liên quan đến lưu thông dòng chất lỏng trong các tháp thuộc cụm công nghệ XX của Nhà máy lọc dầu. Kết quả soi được đã được các kỹ sư vận hành sử dụng, điều chỉnh và đưa tháp về chế độ hoạt động bình thường.
Trước khi kết thúc, người viết muốn bổ sung thêm vài nét về Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật hạt nhân trong Công nghiệp (CANTI).
Trung tâm này được thành lập từ “Phòng thí nghiệm Ứng dụng kỹ thuật đánh dấu và nguồn bức xạ” trong lĩnh vực công nghiệp, thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ và chuyển về trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VAEC) hoạt động theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm (quy định tại Nghị định số 115/NĐ-CP năm 2005).
Ngoài các hoạt động chủ yếu trong phạm vi ngành công nghiệp dầu khí, hiện nay TT đang triển khai Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống phòng thí nghiệm tại Đà Lạt nhằm hướng đến mở rộng ứng dụng kỹ thuật hạt nhân công nghệ cao trong công nghiệp, địa chất, môi trường và Tổ hợp bức xạ tạo giống với các thiết bị chiếu xạ tạo đột biến thực vật như Vườn Gamma, Buồng Gamma và các Khu thử nghiệm chọn tạo giống cây trồng.
Trần Minh - Vietnamnet.vn
Relate Threads