Giới phân tích vẫn có những đánh giá không mấy lạc quan xung quanh quyết định cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong 8 năm qua của OPEC.
Ngay sau khi các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đạt được thỏa thuận hạn chế sản lượng tại cuộc họp không chính thức diễn ra ở Algeria cuối tháng 9/2016, thị trường đã có những phản ứng tích cực.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, một số nước như Iran sẽ khó có thể hạn chế sản lượng khai thác. Iran đang nỗ lực thúc đẩy các hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ nhằm giành lại thị phần sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế được dỡ bãi bỏ hồi đầu năm nay.
Sản lượng của nhà sản xuất lớn thứ ba trong OPEC này đã đạt 3,65 triệu thùng/ngày vào tháng 8/2016, thấp hơn nhiều so với khoảng 4 triệu thùng/ngày trước thời điểm bị trừng phạt.
Nhà phân tích Edward Bell thuộc hãng tư vấn Emirates NBD có trụ sở Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), nhận định thay vì cắt giảm sản lượng, Iran có khả năng sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động khai thác.
Tháng 8/2016, Iran công bố một mô hình hợp đồng mới nhằm thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực dầu mỏ. Quốc gia Trung Đông này đang muốn thu hút các công ty quốc tế với vốn đầu tư hàng tỷ USD và công nghệ tiên tiến vào làm ăn lâu dài tại thị trường này.
Do đó, thật khó có thể tin được rằng Iran sẵn sàng hạn chế mức tăng sản lượng. Chuyên gia này nói thêm thỏa thuận hạn chế sản lượng của OPEC có thể tạo cơ hội cho các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ gia tăng sản lượng và đẩy mạnh đầu tư.
Còn chuyên gia Ole Hansen, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa của ngân hàng đầu tư Saxo Bank (Đan Mạch), cho rằng thị trường vẫn hoài nghi về khả năng tham gia của một số nước như Nigeria và Libya hoặc Nga và một vài nhà sản xuất lớn khác ngoài OPEC.
Mới đây, báo TehranTimes của Iran dẫn đánh giá một chuyên gia dầu mỏ của nước này cho biết, hầu hết giới thị trường đều tin rằng đề xuất cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia trước thềm cuộc họp không chính thức của OPEC diễn ra tại Algeria hôm 28/9 không bắt nguồn từ thiện chí.
Trong bối cảnh kinh tế ngày một sa sút và thu ngân sách giảm mạnh do giá dầu liên tiếp đi xuống, Saudi Arabia đã tăng mạnh sản lượng trong những tháng gần đây và dù có giảm xuống dưới mức trước mùa Hè thì cam kết của Riyadh vẫn không công bằng.
Còn Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh tuyên bố cuộc họp tại Algeria chỉ là tham vấn và mọi quyết định sẽ được đưa ra tại cuộc họp chính thức của OPEC dự kiến diễn ra ra tại thủ đô Vienna của Áo vào ngày 30/11 tới.
Một số chuyên gia khác nói rằng OPEC vẫn còn chưa quyết định giao mức cắt giảm cụ thể cho mỗi thành viên, trong khi các nhà sản xuất khác ngoài OPEC như Nga có tham gia hay không hiện vẫn chưa rõ.
Trong khi đó, trước khi tham dự cuộc họp không chính thức của OPEC, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran từng tuyên bố Tehran sẽ không tham gia thỏa thuận "đóng băng" sản lượng với các nhà sản xuất chủ chốt khác và rằng Iran vẫn quyết tâm nâng sản lượng lên khoảng 4 triệu thùng/ngày.
Cuộc họp không chính thức của OPEC, diễn ra bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế lần thứ 15 tại thủ đô Algiers của Algeria, kết thúc hôm 28/9 với việc các nước thành viên nhất trí cắt giảm sản lượng dầu xuống mức 32,5-33 triệu thùng/ngày, trong bối cảnh giá dầu đã giảm hơn một nửa từ mức đỉnh điểm hồi giữa năm 2014 do tình trạng dư cung trên thị trường.
Thỏa thuận thỏa hạn chế sản lượng được đánh giá là một quyết định bất ngờ. Song hầu hết giới phân tích thị trường cho rằng thỏa thuận không đủ mạnh để hỗ trợ giá dầu và triển vọng phía trước vẫn rất mong manh.
Mặc dù các thành viên OPEC đạt được thỏa thuận "đóng băng" sản lượng, theo đó sản lượng của khối này sẽ giảm khoảng 750.000 thùng/ngày, nhưng mức cắt giảm bao nhiêu của mỗi nước thành viên phải chờ tới cuộc họp chính thức sắp tới của OPEC mới có thể được quyết định.
Giới thị trường đang kỳ vọng vào một bước đột phá tại cuộc họp chính thức vào cuối tháng 11 tới của OPEC. Tuy vậy, nhân tố cản trở lớn nhất đối với các nỗ lực tiến tới một thỏa thuận thực chất để ổn định thị trường dầu mỏ tại cuộc họp chính sách hạn ngạch vào ngày 30/11 là sự bất đồng chính trị sâu sắc lâu nay giữa hai nước lớn trong khu vực là Iran và Saudi Arabia.
Bên cạnh đó, một số nước thành viên như Libya và Nigeria cũng mong muốn được miễn tham gia thỏa thuận "đóng băng" sản lượng do hoạt động sản xuất của họ đã bị đình trệ do bất ổn trong thời gian qua.
OPEC hiện chỉ kiểm soát gần 40% tổng sản lượng của thế giới, do đó một thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ trở nên vô nghĩa nếu OPEC không thuyết phục được hai nhà sản xuất lớn ngoài khối là Nga và Mỹ tham gia thỏa thuận hạn chế sản lượng.
Ngay sau khi các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đạt được thỏa thuận hạn chế sản lượng tại cuộc họp không chính thức diễn ra ở Algeria cuối tháng 9/2016, thị trường đã có những phản ứng tích cực.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, một số nước như Iran sẽ khó có thể hạn chế sản lượng khai thác. Iran đang nỗ lực thúc đẩy các hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ nhằm giành lại thị phần sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế được dỡ bãi bỏ hồi đầu năm nay.
Sản lượng của nhà sản xuất lớn thứ ba trong OPEC này đã đạt 3,65 triệu thùng/ngày vào tháng 8/2016, thấp hơn nhiều so với khoảng 4 triệu thùng/ngày trước thời điểm bị trừng phạt.
Nhà phân tích Edward Bell thuộc hãng tư vấn Emirates NBD có trụ sở Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), nhận định thay vì cắt giảm sản lượng, Iran có khả năng sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động khai thác.
Tháng 8/2016, Iran công bố một mô hình hợp đồng mới nhằm thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực dầu mỏ. Quốc gia Trung Đông này đang muốn thu hút các công ty quốc tế với vốn đầu tư hàng tỷ USD và công nghệ tiên tiến vào làm ăn lâu dài tại thị trường này.
Do đó, thật khó có thể tin được rằng Iran sẵn sàng hạn chế mức tăng sản lượng. Chuyên gia này nói thêm thỏa thuận hạn chế sản lượng của OPEC có thể tạo cơ hội cho các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ gia tăng sản lượng và đẩy mạnh đầu tư.
Còn chuyên gia Ole Hansen, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa của ngân hàng đầu tư Saxo Bank (Đan Mạch), cho rằng thị trường vẫn hoài nghi về khả năng tham gia của một số nước như Nigeria và Libya hoặc Nga và một vài nhà sản xuất lớn khác ngoài OPEC.
Mới đây, báo TehranTimes của Iran dẫn đánh giá một chuyên gia dầu mỏ của nước này cho biết, hầu hết giới thị trường đều tin rằng đề xuất cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia trước thềm cuộc họp không chính thức của OPEC diễn ra tại Algeria hôm 28/9 không bắt nguồn từ thiện chí.
Trong bối cảnh kinh tế ngày một sa sút và thu ngân sách giảm mạnh do giá dầu liên tiếp đi xuống, Saudi Arabia đã tăng mạnh sản lượng trong những tháng gần đây và dù có giảm xuống dưới mức trước mùa Hè thì cam kết của Riyadh vẫn không công bằng.
Còn Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh tuyên bố cuộc họp tại Algeria chỉ là tham vấn và mọi quyết định sẽ được đưa ra tại cuộc họp chính thức của OPEC dự kiến diễn ra ra tại thủ đô Vienna của Áo vào ngày 30/11 tới.
Một số chuyên gia khác nói rằng OPEC vẫn còn chưa quyết định giao mức cắt giảm cụ thể cho mỗi thành viên, trong khi các nhà sản xuất khác ngoài OPEC như Nga có tham gia hay không hiện vẫn chưa rõ.
Trong khi đó, trước khi tham dự cuộc họp không chính thức của OPEC, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran từng tuyên bố Tehran sẽ không tham gia thỏa thuận "đóng băng" sản lượng với các nhà sản xuất chủ chốt khác và rằng Iran vẫn quyết tâm nâng sản lượng lên khoảng 4 triệu thùng/ngày.
Cuộc họp không chính thức của OPEC, diễn ra bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế lần thứ 15 tại thủ đô Algiers của Algeria, kết thúc hôm 28/9 với việc các nước thành viên nhất trí cắt giảm sản lượng dầu xuống mức 32,5-33 triệu thùng/ngày, trong bối cảnh giá dầu đã giảm hơn một nửa từ mức đỉnh điểm hồi giữa năm 2014 do tình trạng dư cung trên thị trường.
Mặc dù các thành viên OPEC đạt được thỏa thuận "đóng băng" sản lượng, theo đó sản lượng của khối này sẽ giảm khoảng 750.000 thùng/ngày, nhưng mức cắt giảm bao nhiêu của mỗi nước thành viên phải chờ tới cuộc họp chính thức sắp tới của OPEC mới có thể được quyết định.
Giới thị trường đang kỳ vọng vào một bước đột phá tại cuộc họp chính thức vào cuối tháng 11 tới của OPEC. Tuy vậy, nhân tố cản trở lớn nhất đối với các nỗ lực tiến tới một thỏa thuận thực chất để ổn định thị trường dầu mỏ tại cuộc họp chính sách hạn ngạch vào ngày 30/11 là sự bất đồng chính trị sâu sắc lâu nay giữa hai nước lớn trong khu vực là Iran và Saudi Arabia.
Bên cạnh đó, một số nước thành viên như Libya và Nigeria cũng mong muốn được miễn tham gia thỏa thuận "đóng băng" sản lượng do hoạt động sản xuất của họ đã bị đình trệ do bất ổn trong thời gian qua.
OPEC hiện chỉ kiểm soát gần 40% tổng sản lượng của thế giới, do đó một thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ trở nên vô nghĩa nếu OPEC không thuyết phục được hai nhà sản xuất lớn ngoài khối là Nga và Mỹ tham gia thỏa thuận hạn chế sản lượng.
Nguyễn Trường (P/v TTXVN tại Cairo)
Relate Threads