oilgasvietnam
Moderator
Cổ phiếu ngành dầu khí - một trụ cột của TTCK Việt Nam, đang đứng trước sức ép ...
Kết thúc 11 tháng, các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều đạt, riêng lợi nhuận đạt 33,2 nghìn tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với năm 2014. Lý do là giá dầu năm 2014 bình quân là 78 USD/thùng, đã giảm xuống còn 44 USD/thùng bình quân năm 2015 và hiện nay chỉ còn 37 USD/thùng.
Lợi nhuận của các DN trong ngành dầu khí đều suy giảm. Không chỉ cắt giảm lương, thu nhập, có DN còn không trích lập Quỹ khen thưởng phúc lợi. Hai giàn khoan của PVDrilling - DN nòng cốt của ngành dầu khí - đã dừng hoạt động. Nếu giá dầu tiếp tục giảm, không loại trừ khả năng có DN ngành này sẽ lỗ trong năm 2016. Một DN dịch vụ dầu khí cho biết, mặc dù giá dịch vụ đã xây dựng trên kịch bản giá dầu ở ở mức 40 USD/thùng, nhưng khi giá dầu giảm sâu hơn mức này thì việc bên sử dụng dịch vụ mời qua để đàm phán lại giá dịch vụ là chắc chắn.
Một DN đang hưởng lợi từ giá dầu giảm là sản xuất đạm chia sẻ, mặc dù lợi nhuận tốt, tỷ lệ cổ tức cao, nhưng phúc lợi của Tổng công ty năm tới cũng phải cắt giảm cho phù hợp với mặt bằng chung của ngành và tiết giảm chi phí để đối phó với những khó khăn chung khó lường của ngành.
“Các DN ngành dầu khí từ đơn vị dịch vụ, thăm dò khai thác chế biến phải dìu nhau mà đi”. Đó là hình ảnh mà lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn Dầu khí nói về tinh thần mà các DN trong ngành phải chuẩn bị để vượt qua giai đoạn khó khăn sắp tới.
Sự khó khăn của ngành dầu khí trực tiếp tạo áp lực lên cổ phiếu dầu khí, khi mà giá dầu diễn biến khó lường và nhiều nhận định dự báo về việc giảm giá sâu của giá dầu vẫn có thể còn diễn ra.
Không chỉ áp lực đến TTCK, giới phân tích còn e ngại, trong trường hợp giá dầu giảm sâu, sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước, gián tiếp ảnh hưởng đến bội chi, nợ công, tỷ giá… Vì thế, các yếu tố vĩ mô của kinh tế trong nước và quốc tế đang trở nên khó lường hơn so với thời điểm đầu năm 2015.
Nhiều DN niêm yết quy mô lớn giữ thái độ thận trọng với kế hoạch kinh doanh 2016, nhất là những DN ở những ngành hàng chịu áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu, phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Chỉ có ít DN tăng trưởng dựa vào thị trường nội địa, là tự tin đặt ra kế hoạch lợi nhuận cao hơn trong năm 2016.
Tuy nhiên, báo cáo đánh giá Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2016 do Công ty Chứng khoán MB thực hiện đã đưa ra nhận định, trong bối cảnh dòng tiền đầu tư quốc tế có xu hướng tìm điểm đến an toàn thì thị trường Việt Nam là một điểm sáng. Lý do là nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng cao, lạm phát thấp, khả năng thu hút vốn FDI tăng và các cơ hội mới mở ra khi tham gia các hiệp định thương mại…
Tương lai ở phía trước. Dù chưa biết được điều gì sẽ đến, nhưng việc giá dầu rơi xuống 37 USD/thùng đã chạm đến ngưỡng khó khăn với cả DN và nhà đầu tư.
Kết thúc 11 tháng, các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều đạt, riêng lợi nhuận đạt 33,2 nghìn tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với năm 2014. Lý do là giá dầu năm 2014 bình quân là 78 USD/thùng, đã giảm xuống còn 44 USD/thùng bình quân năm 2015 và hiện nay chỉ còn 37 USD/thùng.
Lợi nhuận của các DN trong ngành dầu khí đều suy giảm. Không chỉ cắt giảm lương, thu nhập, có DN còn không trích lập Quỹ khen thưởng phúc lợi. Hai giàn khoan của PVDrilling - DN nòng cốt của ngành dầu khí - đã dừng hoạt động. Nếu giá dầu tiếp tục giảm, không loại trừ khả năng có DN ngành này sẽ lỗ trong năm 2016. Một DN dịch vụ dầu khí cho biết, mặc dù giá dịch vụ đã xây dựng trên kịch bản giá dầu ở ở mức 40 USD/thùng, nhưng khi giá dầu giảm sâu hơn mức này thì việc bên sử dụng dịch vụ mời qua để đàm phán lại giá dịch vụ là chắc chắn.
Một DN đang hưởng lợi từ giá dầu giảm là sản xuất đạm chia sẻ, mặc dù lợi nhuận tốt, tỷ lệ cổ tức cao, nhưng phúc lợi của Tổng công ty năm tới cũng phải cắt giảm cho phù hợp với mặt bằng chung của ngành và tiết giảm chi phí để đối phó với những khó khăn chung khó lường của ngành.
“Các DN ngành dầu khí từ đơn vị dịch vụ, thăm dò khai thác chế biến phải dìu nhau mà đi”. Đó là hình ảnh mà lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn Dầu khí nói về tinh thần mà các DN trong ngành phải chuẩn bị để vượt qua giai đoạn khó khăn sắp tới.
Sự khó khăn của ngành dầu khí trực tiếp tạo áp lực lên cổ phiếu dầu khí, khi mà giá dầu diễn biến khó lường và nhiều nhận định dự báo về việc giảm giá sâu của giá dầu vẫn có thể còn diễn ra.
Không chỉ áp lực đến TTCK, giới phân tích còn e ngại, trong trường hợp giá dầu giảm sâu, sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước, gián tiếp ảnh hưởng đến bội chi, nợ công, tỷ giá… Vì thế, các yếu tố vĩ mô của kinh tế trong nước và quốc tế đang trở nên khó lường hơn so với thời điểm đầu năm 2015.
Nhiều DN niêm yết quy mô lớn giữ thái độ thận trọng với kế hoạch kinh doanh 2016, nhất là những DN ở những ngành hàng chịu áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu, phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Chỉ có ít DN tăng trưởng dựa vào thị trường nội địa, là tự tin đặt ra kế hoạch lợi nhuận cao hơn trong năm 2016.
Tuy nhiên, báo cáo đánh giá Triển vọng kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2016 do Công ty Chứng khoán MB thực hiện đã đưa ra nhận định, trong bối cảnh dòng tiền đầu tư quốc tế có xu hướng tìm điểm đến an toàn thì thị trường Việt Nam là một điểm sáng. Lý do là nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng cao, lạm phát thấp, khả năng thu hút vốn FDI tăng và các cơ hội mới mở ra khi tham gia các hiệp định thương mại…
Tương lai ở phía trước. Dù chưa biết được điều gì sẽ đến, nhưng việc giá dầu rơi xuống 37 USD/thùng đã chạm đến ngưỡng khó khăn với cả DN và nhà đầu tư.
Người quan sát
Relate Threads