Ngành lọc hóa dầu của Trung Quốc đã gia nhập vào hàng ngũ những ngành công nghiệp dư thừa công suất ở nước này, cùng với thép, than và nhôm. Sản lượng xăng dầu gia tăng, kết hợp với sự suy giảm nhu cầu của thị trường trong nước, đang tạo ra một làn sóng xuất khẩu xăng dầu của Trung Quốc ra nước ngoài.
Theo tin từ tờ Financial Times, mới đây, một nhà máy lọc dầu công suất 10 triệu tấn mỗi năm đã được đưa vào hoạt động ở Côn Minh, Trung Quốc. Theo dự kiến, nhà máy này chiếm khoảng một nửa công suất lọc dầu tăng thêm ở Trung Quốc trong năm nay. Trong khi đó, công suất ngành lọc dầu của nước này hiện đã thừa khoảng 100 triệu tấn.
Số liệu từ Viện Nghiên cứu kinh tế và kỹ thuật CNPC, vào thời điểm cuối năm 2015, tổng công suất ngành lọc hóa dầu cua Trung Quốc là 710 triệu tấn.
Thời gian qua, Trung Quốc đã nới quy định về giấy phép nhập khẩu dầu đối với các nhà máy lọc dầu tư nhân quy mô nhỏ (thường được gọi là “teapot”). Việc nới quy định như vậy cho phép các nhà máy lọc dầu “teapot” tăng hoạt động. Những hàng dài xe tải chở dầu thô đã gây tắc nghẽn ở cảng Thanh Đảo thời gian gần đây.
Thanh Đảo là cảng biển nằm gần “thủ phủ” các nhà máy lọc dầu “teapot” ở tỉnh Sơn Đông - địa phương chiếm gần 1/3 nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 4.
Trước hoạt động gia tăng của các nhà máy “teapot”, hai công ty lọc hóa dầu lớn nhất của Trung Quốc là Sinopec và PetroChina đều đã cắt giảm sản lượng đầu ra. Công suất hoạt động của PetroChina hiện chỉ ở mức trung bình 80%, so với mức 90% trước đây.
Nhà máy lọc dầu mới của PetroChina ở Côn Minh sẽ cung cấp các sản phẩm xăng dầu cho thị trường còn thiếu cung ở khu vực Tây Nam của Trung Quốc. Bởi vậy, sản phẩm từ các nhà máy lọc dầu của PetroChina ở Quảng Tây và Quảng Đông sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong khi đó, nhiều nhà máy lọc dầu khác của Trung Quốc vẫn tăng sản lượng đầu ra, bất chấp sự suy giảm nhu cầu dầu diesel trong nước. Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm nhu cầu dầu diesel ở Trung Quốc là do nhu cầu tiêu thụ than giảm xuống và hệ thống đường sắt mở rộng khiến nhu cầu dùng xe tải nặng để vận chuyển than ở Trung Quốc giảm theo.
Nhiều nhà máy lọc dầu của Trung Quốc được thiết kế để tối đa hóa sản lượng dầu diesel, bởi vậy các nhà máy này phải hoạt động với công suất cao để đạt được cùng mức sản lượng xăng và xăng hàng không.
Kết quả là một lượng lớn dầu diesel được xuất khẩu từ Trung Quốc sang các thị trường ở châu Á. Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc đạt mức đỉnh tính theo ngày trong tháng 4, với hơn 300.000 thùng/ngày, sau khi đạt mức đỉnh tính theo tháng vào tháng 3.
Mức chênh cao hơn giữa giá dầu diesel so với dầu thô đã giảm xuống mức đáy 8 USD/thùng vào đầu tháng 4, rồi phục hồi lên mức 12 USD/thùng gần đây do nhu cầu dầu diesel tăng ở khu vực Nam Á.
“Trung Quốc là đầu tàu tăng trưởng nhu cầu dầu diesel trong mấy thập kỷ qua. Nhưng nước này giờ đây đã trở thành một nước xuất khẩu ròng dầu diesel, đóng góp thêm vào tình trạng dư thừa nguồn cung dầu diesel ngày càng tăng trên toàn cầu”, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) nói trong một báo cáo mới đây.
Trước tình trạng này, một số tập đoàn dầu lửa lớn của phương Tây đã cắt giảm hoạt động tại thị trường châu Á.
Hãng Shell đã bán cổ phần trong một nhà máy lọc dầu ở Malaysia cho một công ty “teapot” của Trung Quốc. Năm ngoái, Shell bán lại cổ phần trong liên doanh lọc dầu 150 năm tuổi ở Nhật Bản. Hãng Total cũng đã rút khỏi liên doanh lọc dầu ở Đại Liên, Trung Quốc.
Theo tin từ tờ Financial Times, mới đây, một nhà máy lọc dầu công suất 10 triệu tấn mỗi năm đã được đưa vào hoạt động ở Côn Minh, Trung Quốc. Theo dự kiến, nhà máy này chiếm khoảng một nửa công suất lọc dầu tăng thêm ở Trung Quốc trong năm nay. Trong khi đó, công suất ngành lọc dầu của nước này hiện đã thừa khoảng 100 triệu tấn.
Số liệu từ Viện Nghiên cứu kinh tế và kỹ thuật CNPC, vào thời điểm cuối năm 2015, tổng công suất ngành lọc hóa dầu cua Trung Quốc là 710 triệu tấn.
Thời gian qua, Trung Quốc đã nới quy định về giấy phép nhập khẩu dầu đối với các nhà máy lọc dầu tư nhân quy mô nhỏ (thường được gọi là “teapot”). Việc nới quy định như vậy cho phép các nhà máy lọc dầu “teapot” tăng hoạt động. Những hàng dài xe tải chở dầu thô đã gây tắc nghẽn ở cảng Thanh Đảo thời gian gần đây.
Thanh Đảo là cảng biển nằm gần “thủ phủ” các nhà máy lọc dầu “teapot” ở tỉnh Sơn Đông - địa phương chiếm gần 1/3 nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 4.
Trước hoạt động gia tăng của các nhà máy “teapot”, hai công ty lọc hóa dầu lớn nhất của Trung Quốc là Sinopec và PetroChina đều đã cắt giảm sản lượng đầu ra. Công suất hoạt động của PetroChina hiện chỉ ở mức trung bình 80%, so với mức 90% trước đây.
Nhà máy lọc dầu mới của PetroChina ở Côn Minh sẽ cung cấp các sản phẩm xăng dầu cho thị trường còn thiếu cung ở khu vực Tây Nam của Trung Quốc. Bởi vậy, sản phẩm từ các nhà máy lọc dầu của PetroChina ở Quảng Tây và Quảng Đông sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong khi đó, nhiều nhà máy lọc dầu khác của Trung Quốc vẫn tăng sản lượng đầu ra, bất chấp sự suy giảm nhu cầu dầu diesel trong nước. Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm nhu cầu dầu diesel ở Trung Quốc là do nhu cầu tiêu thụ than giảm xuống và hệ thống đường sắt mở rộng khiến nhu cầu dùng xe tải nặng để vận chuyển than ở Trung Quốc giảm theo.
Nhiều nhà máy lọc dầu của Trung Quốc được thiết kế để tối đa hóa sản lượng dầu diesel, bởi vậy các nhà máy này phải hoạt động với công suất cao để đạt được cùng mức sản lượng xăng và xăng hàng không.
Kết quả là một lượng lớn dầu diesel được xuất khẩu từ Trung Quốc sang các thị trường ở châu Á. Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc đạt mức đỉnh tính theo ngày trong tháng 4, với hơn 300.000 thùng/ngày, sau khi đạt mức đỉnh tính theo tháng vào tháng 3.
“Trung Quốc là đầu tàu tăng trưởng nhu cầu dầu diesel trong mấy thập kỷ qua. Nhưng nước này giờ đây đã trở thành một nước xuất khẩu ròng dầu diesel, đóng góp thêm vào tình trạng dư thừa nguồn cung dầu diesel ngày càng tăng trên toàn cầu”, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) nói trong một báo cáo mới đây.
Trước tình trạng này, một số tập đoàn dầu lửa lớn của phương Tây đã cắt giảm hoạt động tại thị trường châu Á.
Hãng Shell đã bán cổ phần trong một nhà máy lọc dầu ở Malaysia cho một công ty “teapot” của Trung Quốc. Năm ngoái, Shell bán lại cổ phần trong liên doanh lọc dầu 150 năm tuổi ở Nhật Bản. Hãng Total cũng đã rút khỏi liên doanh lọc dầu ở Đại Liên, Trung Quốc.
Theo: Vneconomy.vn
Relate Threads