Có tên tuổi lừng lẫy một thời nhưng hiện tại cổ phiếu PVX ngày càng “lay lắt” khiến cổ đông, nhà đầu tư lo ngại doanh nghiệp còn lại gì và sẽ làm gì để sớm hồi phục?
"Đứa con được nuông chiều quá mức"
Tháng 8/2009, sau 2 năm ra đời, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) chính thức được niêm yết trên sàn Hà Nội. Là một thành viên của PetroVietnam, PVX là tổng thầu hàng loạt công trình, dự án quy mô hàng ngàn tỉ đồng mà bất cứ một doanh nghiệp xây lắp nào cũng "thèm muốn" như: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án nhiên liệu sinh học ethanol Quảng Ngãi, Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II... Hầu như tất cả các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), phần xây lắp như một “quy luật tất yếu” thuộc về PVX.
Với những độc quyền thăm dò, khai thác và xuất khẩu dầu thô PetroVietnam được ví như "ông bố giàu có" còn PVX với những "đặc quyền" được coi là "đứa con được nuông chiều quá mức" trong gia đình "lắm tiền nhiều của".
Năm 2010 là năm đỉnh cao của PVX khi Tổng công ty này đạt doanh thu thuần 7.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế kỷ lục gần 750 tỷ đồng. Khi đó, giá cổ phiếu PVX lên tới trên 30.000 đồng và trở thành Bluechips có tầm ảnh hưởng lớn trên sàn HNX.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, tình trạng của PVX đã rơi vào tình trạng bê bết dù lợi nhuận ròng vẫn còn dương 590 triệu đồng. Cũng trong năm 2011, một số công ty thành viên của PVX bắt đầu báo lỗ. Năm 2012 và 2013, hàng chục công ty con, công ty liên kết của PVX đồng loạt báo lỗ lớn, tiêu biểu như trường hợp PVC-ME lỗ hơn 570 tỷ đồng sau 4 năm hoạt động. Kết quả, PVX liên tục làm “thủng túi” cổ đông và nhà đầu tư khi lỗ liên tiếp tổng cộng 2.961 tỉ đồng năm 2012-2013 do trích lập dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng các khoản vay bảo lãnh ngân hàng.
Đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, PVX bắt đầu thoái vốn ở các công ty con để tránh trích lập dự phòng rủi ro. Nhờ thế kể từ năm 2014 tổng công ty lãi khoảng vài chục tỉ đồng/năm. Sáu tháng đầu năm 2017, theo báo cáo tài chính bán niên đã được kiểm toán soát xét, lợi nhuận sau thuế của PVX chỉ có 5,6 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu còn 2.934 tỉ đồng.
Việc đầu tư quá dàn trải, lập ra hàng chục công ty thành viên họat động trong các lĩnh vực ngoài ngành như tài chính, bất động sản đã khiến PVX phải trả giá.
Vẫn đang "lay lắt" trên sàn
PVX hiện nay vẫn “lay lắt” trên sàn, trở thành cổ phiếu đầu cơ hạng nhất với thanh khoản hàng triệu đơn vị khớp lệnh mỗi phiên (có phiên khớp trên 10 triệu đơn vị) của những nhà đầu tư “liều mình như chẳng có”. Nói “liều mình” vì họ biết mười mươi PVX là cổ phiếu “bèo bọt”.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PVX hiện chỉ dao động quanh vùng 2.500 đồng, tức không bằng…cốc trà đá. Điều tương tự cũng đến với các công ty thành viên có kết quả kinh doanh bết bát như PXM, PSG, PVV, PXT, PXI, PXC, PVA…
Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên cho thấy đến ngày cuối cùng của tháng 6/2017, PVX đang có nợ ngắn hạn và dài hạn 2.350 tỉ đồng. Chỉ cần PetroVietnam ngừng giao việc gián tiếp và trực tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau là PVX “ngắc ngoải”.
Trước đó,trước tình hình khó khăn chồng chất trong nhiều năm, đề án tái cấu trúc toàn diện PVX được thông qua với kế hoạch thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết, đầu tư tài chính không hiệu quả, giải quyết triệt để quan hệ tín dụng, bảo lãnh tín dụng của Công ty mẹ với các đơn vị thành viên, kỳ vọng sẽ giúp Tổng công ty thoát khỏi thua lỗ và phục hồi năng lực tài chính.
Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, tiến độ và hiệu quả đạt được khá hạn chế.
Cụ thể, về hoạt động thoái vốn, bán vốn, tính đến hết năm 2016, số đầu mối tại PVX mới giảm 8 đơn vị so với con số 40 thời điểm đề án tái cấu trúc được phê duyệt (tháng 9/2013).
Về hiệu quả hoạt động, hầu hết các đơn vị thành viên tiếp tục có mức lợi nhuận rất thấp hoặc thua lỗ. Trong năm 2016, chỉ có 2/31 doanh nghiệp đầu tư chi trả cổ tức cho PVX, với tổng số tiền 9,78 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2017, riêng khối liên doanh, liên kết thua lỗ thêm 8,9 tỷ đồng, trong 779,8 tỷ đồng giá trị đầu tư thì lỗ lũy kế lên tới 90% vốn.
Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của PVX, lỗ lũy kế tới cuối quý II/2017 là 2.989 tỷ đồng, bằng 75% vốn điều lệ. Nợ phải trả chiếm 78,2% tổng nguồn vốn, gấp 3,6 lần vốn chủ sở hữu, chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm 94% tổng nợ). Tài sản chủ yếu là các khoản phải thu và tồn kho, với tỷ trọng lần lượt 23,4% và 42,95%.
Trong bối cảnh tiến độ tái cơ cấu có tín hiệu chậm lại, tháng 3/2017, Hội đồng quản trị PVX đã ra nghị quyết với mục tiêu thoái vốn tại 23 công ty thành viên trong giai đoạn 2017-2020, riêng năm 2017, phấn đấu hoàn thành thoái vốn tối thiểu 10 đơn vị.
Tuy nhiên, việc thoái vốn của PVX vẫn gặp không ít khó khăn bởi mức giá thoái vốn đưa ra thường không thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng), cao hơn khá nhiều so với thị giá các doanh nghiệp này. Hiện, trên sàn thị giá của PVX một thời gian dài “chìm đắm” ở 2.000 đồng/cổ phiếu và hiện tiếp tục “hôn mê” sâu dưới mức 3.000 đồng/ cổ phiếu. HNX đã đưa cổ phiếu PVX vào diện bị cảnh báo.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn của PVX nhìn chung cũng không còn nhiều điều hấp dẫn và phần lớn thua lỗ nên khó thu hút được nhà đầu tư quan tâm. Trong danh mục được công bố, PVX hiện mới chỉ hoàn tất thoái vốn khỏi SDP vào giai đoạn cuối tháng 3 vừa qua.
Vấn đề hiện tại với PVX chính là tiếp tục tái cấu trúc, thu hồi vốn từ các khoản đầu tư không hiệu quả, cải thiện hệ số tài chính, tăng cường minh bạch, chứng minh đủ năng lực cạnh tranh trong trường hợp không còn sự hậu thuẫn của PVN nhằm thuyết phục cổ đông của doanh nghiệp khác đồng thuận “kết đôi”, hoặc nhà đầu tư/nhà đầu tư chiến lược “xuống tiền”.
Hướng đi cụ thể cho PVX đang chờ đợi cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2017.
Tuy nhiên, trong khi hoạt động tái cấu trúc vẫn bộn bề và cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 chưa được tổ chức thì ngày 29/9/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can với ông Nguyễn Anh Minh, Tổng giám đốc PVX, làm dài thêm danh sách lãnh đạo cao cấp của Tổng công ty bị khởi tố.
Đây là vụ việc liên quan đến giai đoạn trước và những tin tức khởi tố về thiệt hại, trách nhiệm có lẽ không còn khiến cổ đông PVX bận lòng, mà điều họ quan tâm là doanh nghiệp còn lại gì và sẽ làm gì để sớm hồi phục.
"Đứa con được nuông chiều quá mức"
Tháng 8/2009, sau 2 năm ra đời, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) chính thức được niêm yết trên sàn Hà Nội. Là một thành viên của PetroVietnam, PVX là tổng thầu hàng loạt công trình, dự án quy mô hàng ngàn tỉ đồng mà bất cứ một doanh nghiệp xây lắp nào cũng "thèm muốn" như: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án nhiên liệu sinh học ethanol Quảng Ngãi, Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II... Hầu như tất cả các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), phần xây lắp như một “quy luật tất yếu” thuộc về PVX.
Năm 2010 là năm đỉnh cao của PVX khi Tổng công ty này đạt doanh thu thuần 7.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế kỷ lục gần 750 tỷ đồng. Khi đó, giá cổ phiếu PVX lên tới trên 30.000 đồng và trở thành Bluechips có tầm ảnh hưởng lớn trên sàn HNX.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, tình trạng của PVX đã rơi vào tình trạng bê bết dù lợi nhuận ròng vẫn còn dương 590 triệu đồng. Cũng trong năm 2011, một số công ty thành viên của PVX bắt đầu báo lỗ. Năm 2012 và 2013, hàng chục công ty con, công ty liên kết của PVX đồng loạt báo lỗ lớn, tiêu biểu như trường hợp PVC-ME lỗ hơn 570 tỷ đồng sau 4 năm hoạt động. Kết quả, PVX liên tục làm “thủng túi” cổ đông và nhà đầu tư khi lỗ liên tiếp tổng cộng 2.961 tỉ đồng năm 2012-2013 do trích lập dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng các khoản vay bảo lãnh ngân hàng.
Đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, PVX bắt đầu thoái vốn ở các công ty con để tránh trích lập dự phòng rủi ro. Nhờ thế kể từ năm 2014 tổng công ty lãi khoảng vài chục tỉ đồng/năm. Sáu tháng đầu năm 2017, theo báo cáo tài chính bán niên đã được kiểm toán soát xét, lợi nhuận sau thuế của PVX chỉ có 5,6 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu còn 2.934 tỉ đồng.
Việc đầu tư quá dàn trải, lập ra hàng chục công ty thành viên họat động trong các lĩnh vực ngoài ngành như tài chính, bất động sản đã khiến PVX phải trả giá.
Vẫn đang "lay lắt" trên sàn
PVX hiện nay vẫn “lay lắt” trên sàn, trở thành cổ phiếu đầu cơ hạng nhất với thanh khoản hàng triệu đơn vị khớp lệnh mỗi phiên (có phiên khớp trên 10 triệu đơn vị) của những nhà đầu tư “liều mình như chẳng có”. Nói “liều mình” vì họ biết mười mươi PVX là cổ phiếu “bèo bọt”.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PVX hiện chỉ dao động quanh vùng 2.500 đồng, tức không bằng…cốc trà đá. Điều tương tự cũng đến với các công ty thành viên có kết quả kinh doanh bết bát như PXM, PSG, PVV, PXT, PXI, PXC, PVA…
Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên cho thấy đến ngày cuối cùng của tháng 6/2017, PVX đang có nợ ngắn hạn và dài hạn 2.350 tỉ đồng. Chỉ cần PetroVietnam ngừng giao việc gián tiếp và trực tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau là PVX “ngắc ngoải”.
Trước đó,trước tình hình khó khăn chồng chất trong nhiều năm, đề án tái cấu trúc toàn diện PVX được thông qua với kế hoạch thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết, đầu tư tài chính không hiệu quả, giải quyết triệt để quan hệ tín dụng, bảo lãnh tín dụng của Công ty mẹ với các đơn vị thành viên, kỳ vọng sẽ giúp Tổng công ty thoát khỏi thua lỗ và phục hồi năng lực tài chính.
Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, tiến độ và hiệu quả đạt được khá hạn chế.
Cụ thể, về hoạt động thoái vốn, bán vốn, tính đến hết năm 2016, số đầu mối tại PVX mới giảm 8 đơn vị so với con số 40 thời điểm đề án tái cấu trúc được phê duyệt (tháng 9/2013).
Về hiệu quả hoạt động, hầu hết các đơn vị thành viên tiếp tục có mức lợi nhuận rất thấp hoặc thua lỗ. Trong năm 2016, chỉ có 2/31 doanh nghiệp đầu tư chi trả cổ tức cho PVX, với tổng số tiền 9,78 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2017, riêng khối liên doanh, liên kết thua lỗ thêm 8,9 tỷ đồng, trong 779,8 tỷ đồng giá trị đầu tư thì lỗ lũy kế lên tới 90% vốn.
Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của PVX, lỗ lũy kế tới cuối quý II/2017 là 2.989 tỷ đồng, bằng 75% vốn điều lệ. Nợ phải trả chiếm 78,2% tổng nguồn vốn, gấp 3,6 lần vốn chủ sở hữu, chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm 94% tổng nợ). Tài sản chủ yếu là các khoản phải thu và tồn kho, với tỷ trọng lần lượt 23,4% và 42,95%.
Trong bối cảnh tiến độ tái cơ cấu có tín hiệu chậm lại, tháng 3/2017, Hội đồng quản trị PVX đã ra nghị quyết với mục tiêu thoái vốn tại 23 công ty thành viên trong giai đoạn 2017-2020, riêng năm 2017, phấn đấu hoàn thành thoái vốn tối thiểu 10 đơn vị.
Tuy nhiên, việc thoái vốn của PVX vẫn gặp không ít khó khăn bởi mức giá thoái vốn đưa ra thường không thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng), cao hơn khá nhiều so với thị giá các doanh nghiệp này. Hiện, trên sàn thị giá của PVX một thời gian dài “chìm đắm” ở 2.000 đồng/cổ phiếu và hiện tiếp tục “hôn mê” sâu dưới mức 3.000 đồng/ cổ phiếu. HNX đã đưa cổ phiếu PVX vào diện bị cảnh báo.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn của PVX nhìn chung cũng không còn nhiều điều hấp dẫn và phần lớn thua lỗ nên khó thu hút được nhà đầu tư quan tâm. Trong danh mục được công bố, PVX hiện mới chỉ hoàn tất thoái vốn khỏi SDP vào giai đoạn cuối tháng 3 vừa qua.
Vấn đề hiện tại với PVX chính là tiếp tục tái cấu trúc, thu hồi vốn từ các khoản đầu tư không hiệu quả, cải thiện hệ số tài chính, tăng cường minh bạch, chứng minh đủ năng lực cạnh tranh trong trường hợp không còn sự hậu thuẫn của PVN nhằm thuyết phục cổ đông của doanh nghiệp khác đồng thuận “kết đôi”, hoặc nhà đầu tư/nhà đầu tư chiến lược “xuống tiền”.
Hướng đi cụ thể cho PVX đang chờ đợi cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2017.
Tuy nhiên, trong khi hoạt động tái cấu trúc vẫn bộn bề và cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 chưa được tổ chức thì ngày 29/9/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can với ông Nguyễn Anh Minh, Tổng giám đốc PVX, làm dài thêm danh sách lãnh đạo cao cấp của Tổng công ty bị khởi tố.
Đây là vụ việc liên quan đến giai đoạn trước và những tin tức khởi tố về thiệt hại, trách nhiệm có lẽ không còn khiến cổ đông PVX bận lòng, mà điều họ quan tâm là doanh nghiệp còn lại gì và sẽ làm gì để sớm hồi phục.
Nha Trang
enternews.vn
enternews.vn
Relate Threads