Dưới góc phân tích riêng của mình, một số nhà đầu tư cá nhân được biết đến rộng rãi trên thị trường chỉ ra một số cổ phiếu tiềm năng có thể đem lại tỷ suất sinh lợi lớn cho nhà đầu tư.
Nhà đầu tư Stocktradezf1
Đến với chuyên mục mua bán gì tuần này, Stocktradezf1 xin giới thiệu cùng nhà đầu tư yêu thích trường phái đầu tư giá trị kết hợp với tăng trưởng cơ hội đầu tư vào một cổ phiếu đặc biệt với những yếu tố nổi bật mà cổ phiếu này đang có như tỷ lệ cổ tức tiền mặt từ 2012 đến nay đều trên 40%/năm; tỷ suất sinh lợi trung bình trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ khi niêm yết đến nay là trên 20%/năm; bắt đầu từ nửa cuối 2017 doanh thu và lợi nhuận sẽ có sự tăng trưởng mạnh từ dự án 237 triệu USD đi vào hoạt động; EPS dự phóng cho năm 2016 là trên 3.900 đồng/CP, cho năm 2017 là khoảng 4.300 đồng/CP và EPS dự phóng cho năm 2018 trở đi là khoảng 5.000đ/CP.
Hiện công ty này đang có hơn 1.100 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối và trên 5.000 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Cổ phiếu này đang giao dịch với mức P/E rẻ mạt, chỉ hơn 7 lần một chút, trong khi P/E thị trường hiện tại là trên 15,5 lần. Điều thú vị nữa là trong sóng tăng từ đầu năm đến nay, khá nhiều cổ phiếu khác đã có mức tăng đến vài trăm % thì cổ phiếu này lại hầu như đứng im do chưa có nhiều NĐT nhìn ra và có đánh giá đúng về nó. Đó chính là cổ phiếu DPM hay Stocktradezf1 tạm gọi là “Cổ phiếu bluechip bị lãng quên”.
1. Tỷ suất cổ tức của DPM hiện đang gấp hơn 2 lần lãi suất gửi ngân hàng
Tổng cổ tức mà cổ đông nhận được trong 5 năm liên tiếp gần đây (từ năm 2012 đến nay) của DPM là đều trên 40%/năm bằng tiền mặt. Nếu so với chính sách cổ tức của một số doanh nghiệp đẻ trứng vàng khác trên sàn, thì hiện tỷ lệ chi trả cổ tức của DPM là ngang với BMP (đang có thị giá 200.000 đồng/CP), cao gấp đôi khi so với tỷ lệ cổ tức của TNA (đang có thị giá 69.300 đồng), của TV2 (đang có giá trên 127.000 đồng), của NTP (đang có thị giá 83.400 đồng), cao hơn nhiều so với tỷ lệ cổ tức của CAV (đang có giá thị trên 91.800 đồng), của PMC (đang có thị giá 73.900 đồng), của VFG (đang có thị giá 85.000 đồng)...
Với thị giá đang giao dịch của DPM hiện tại khoảng 28.000 - 28.500 đồng một cổ phiếu, thì nhà đầu tư mua vào với mục đích chỉ để hưởng tổng cổ tức nhận được là 4.000 đồng/CP mỗi năm thôi, thì tính ra lợi tức cũng đã đạt khoảng 14% - gấp hơn 2 lần so với lãi suất gửi ngân hàng hiện đang là 6%/năm (tỷ suất cổ tức bằng tổng số cổ tức nhận được mỗi năm (4.000 đồng)/thị giá mua vào (28.300 đồng), tương đương gần 14%/năm).
2. Nền tảng và lịch sử vẻ vang của 1 công ty đầu ngành
DPM hiện là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất phân bón tại Việt Nam, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và là 1 trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Forbes bình chọn. Hiện Nhà nước đang nắm tỷ lệ sở hữu gần 60% vốn của DPM, do vậy DPM luôn nhận được sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ và các đơn vị thành viên.
Tỷ suất sinh lợi trung bình trên vốn chủ sở hữu của DPM từ khi niêm yết vào năm 2007 đến nay luôn duy trì trên 20%/năm, có năm lên tới trên 30% (2011 và 2012). Năm 2014 có thể nói là năm khó khăn nhất của DPM do giá khí nguyên liệu đầu vào tăng cao (chúng ta đã biết là giá dầu chỉ bắt đầu giảm từ cuối tháng 7/2014), cộng với nguồn cung và sự cạnh tranh ngày càng tăng cao, dẫn đến giá phân bón giảm, tuy nhiên dù là năm khó khăn nhất, nhưng DPM vẫn đạt lãi ròng trên 1.096 tỷ đồng (từ khi lên sàn đến nay, lợi nhuận ròng mỗi năm của DPM chưa bao giờ dưới con số 1.000 tỷ).
Bước sang năm 2015, giá dầu thế giới giảm mạnh làm cho giá khí nguyên liệu đầu vào của DPM cũng giảm theo (giá khí nguyên liệu đầu vào chiếm tới gần 70% giá thành sản xuất của DPM), điều này có tác dụng tích cực cho DPM, giúp cho lợi nhuận sau thuế năm 2015 của DPM tăng mạnh so với 2014, đạt trên 1.488 tỷ đồng (tăng hơn 35% so với năm 2014).
Việt Nam vẫn là một nước có dân số phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 20% vào GDP mỗi năm, tuy nhiên tỷ lệ lao động gắn với nông nghiệp và nông thôn Việt Nam lại chiếm tới hơn 65% dân số, do vậy khi nào nhu cầu phân bón của Việt Nam còn, thì các doanh nghiệp sản xuất phân bón như DPM vẫn sống tốt. Hoạt động kinh doanh của DPM trải rộng khắp các vùng miền của cả nước. Hiện DPM đang chiếm lĩnh 35% thị phần đạm Ure trong nước với sản lượng sản xuất ra thị trường mỗi năm là trên 800.000 tấn.
3. Nhân tố mới giúp DPM bứt phá từ quý II/2017 cả về doanh thu lẫn lợi nhuận
Bắt đầu từ quý II/2017, dự án “Nâng công suất xưởng sản xuất NH3 thêm 90.000 tấn/năm và xây dựng nhà máy sản xuất NPK công suất 250.000 tấn/năm bằng công nghệ hóa học hiện đại” của DPM với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng (tương đương 237 triệu USD) sẽ chính thức được vận hành thương mại sau khoảng 26 tháng triển khai. Đây có thể nói là một nhân tố đặc biệt quan trọng giúp DPM sẽ bứt phá mạnh về doanh thu lẫn lợi nhuận. Theo tính toán, khi tổ hợp dự án này đi vào hoạt động, doanh thu của DPM sẽ tăng thêm khoảng 45% so với hiện tại, tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm và cùng với đó là sẽ kéo theo lợi nhuận ròng tăng thêm khoảng 400-450 tỷ đồng mỗi năm bắt đầu từ giữa 2017 trở đi.
Hiện nhu cầu NPK chất lượng cao trong nước mỗi năm cần tới khoảng 4 triệu tấn sản phẩm, tuy nhiên hiện tại nguồn cung nhập khẩu mới chỉ đáp ứng được khoảng 7 - 10% nhu cầu, do vậy việc xây dựng nhà máy sản xuất NPK của DPM sẽ tạo ra bước ngoặt lịch sử và mang tính đột phá lớn, giúp DPM mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao vị thế cạnh tranh. Khi đi vào hoạt động, sản phẩm do Nhà máy NPK Phú Mỹ sản xuất sẽ đáp ứng 80% nhu cầu phân bón NPK cho nông nghiệp, góp phần thay thế phần lớn các sản phẩm NPK nhập khẩu và hàng kém chất lượng trong nước.
Dự án nhà máy sản xuất NPK có công suất 250.000 tấn/năm mà DPM đang triển khai là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ hóa học của hãng Incro SA (Tây Ban Nha). Đây là công nghệ sản xuất NPK hiện đại nhất thế giới hiện nay, bảo đảm sản phẩm có chất lượng cao, hàm lượng các nguyên tố đa, trung, vi lượng được kiểm soát độ đồng đều trong 1 hạt phân bón, giúp cây trồng hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng và thổ nhưỡng. Và ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tránh bị làm giả, bởi thực tế NPK mà 100% các nhà máy trong nước đang sản xuất hiện nay là theo phương pháp phối trộn truyền thống: Đó là trộn 3 loại hạt nguyên liệu gồm N(đạm) + P(lân) + K (Kali) nhập khẩu vào lại với nhau hoặc vê 3 loại thành 1 loại hạt để cho ra sản phẩm phân bón NPK, loại này không được đảm bảo chất lượng và là loại đang bị vấn nạn làm giả hoành hành nhiều nhất.
Hằng năm nước ta phải nhập khẩu hơn 500.000 tấn NPK chất lượng cao, trong khi nhà máy NPK của DPM đi vào hoạt động cũng chỉ cung ứng cho thị trường được khoảng 250.000 tấn NPK chất lượng cao. Do vậy, có thể nói, đây là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với DPM và nền kinh tế quốc dân. Hiện tổ hợp dự án này đang được theo dõi và chỉ đạo sát sao bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm đảm bảo dự án được triển khai đúng và vượt tiến độ.
Vào ngày 11/05/2016, DPM cũng đã chính thức nghiệm thu dự án sản xuất UFC85 có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, công suất 15.000 tấn UFC85/năm. UFC85 là 1 phụ phẩm chủ yếu được dùng trong sản xuất phân đạm nhằm chống kết khối, tăng độ cứng cho hạt urê, sử dụng làm keo dán gỗ, chất bảo quản trong y tế, thực phẩm.... trước đây DPM và các nhà máy sản xuất phân đạm trong nước hoàn toàn phải nhập phụ phẩm này từ nước ngoài. Khi nhà máy sản xuất UFC85 của DPM đi vào hoạt động, sẽ góp phần giúp DPM tiết giảm thêm chi phí và gia tăng doanh thu (hiện nhu cầu phụ phẩm UFC85 trong nước là khoảng 14.000 tấn/năm).
4. Định giá và khuyến nghị
Năm nay DPM tiếp tục hưởng lợi từ giá dầu giá khí trên thị trường thế giới giảm mạnh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, Đạm Phú Mỹ đạt 785 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 65% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Về tình hình tài chính, tính đến cuối quý II/2016, DPM hiện còn hơn 1.100 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối. Ngoài ra tiền và đương tiền còn hơn 5.100 tỷ đồng (trong đó hơn 4.500 tỷ đồng đang được tạm gửi kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng để lấy lãi). Tài chính lành mạnh và luôn dồi dào nên DPM hầu như ít phải vay nợ, hiện tỷ lệ nợ của DPM chiếm chưa tới 20% trong cơ cấu tài sản. Tài chính dồi dào cũng giúp DPM luôn chủ động nguồn vốn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà ko cần phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.
Stocktradezf1 dự phóng DPM sẽ đạt khoảng 9.000 tỷ đồng doanh thu và 1.580 tỷ lợi nhuận sau thuế cho năm tài chính 2016 này, tương đương với EPS dự phóng cho năm 2016 ước đạt trên 3.900 đồng/CP. Khi tổ hợp dự án “NH3 và nhà máy sản xuất NPK công suất 250.000 tấn/năm” của DPM bắt đầu đi vào hoạt động vào quý II/2017, Stocktradezf1 dự phóng doanh thu năm 2017 của DPM đạt khoảng 11.200 tỷ và từ năm 2018 trở đi là khoảng 13.000 tỷ đồng. Tương ứng với lợi nhuận sau thuế đạt khoảng trên 1.700 tỷ cho năm 2017 và trên 1.950 tỷ đồng từ năm 2018 trở đi. EPS dự phóng cho năm 2017 là khoảng 4.300 đồng/CP và EPS dự phóng cho năm 2018 trở đi là khoảng 5.000 đồng/CP.
Với thị giá mà DPM đang giao dịch là khoảng 28.000 - 28.500 đồng/CP, thì P/E hiện tại của DPM chỉ ở khoảng 7,2 lần, P/E dự phóng cho năm 2017 khoảng 6,6 lần và P/E dự phóng từ năm 2018 trở đi là 5,6 lần - trong khi P/E trung bình của thị trường khoảng 15,6 lần - Quá hấp dẫn cho 1 cổ phiếu có lịch sử chia cổ tức tiền mặt cao, nền tảng hoạt động tốt và lại có câu chuyện tăng trưởng mạnh sắp tới như DPM.
Giá trị hợp lý của DPM được định giá chặt chẽ bởi Stocktradezf1 là trên 35.000 đồng/CP cho mục tiêu ngắn hạn (dưới 6 tháng) - cao hơn khỏang 23% so với thị giá hiện tại; Trung hạn là trên 40.000 đồng/CP (nắm giữ trên 1 năm) - cao hơn 40% so với hiện tại và dài hạn là trên 45.000 đồng/CP (nắm giữ trên 2 năm hoặc đến cuối 2018) - cao hơn khoảng 75% so với thị giá hiện tại.
Nhà đầu tư cần thêm thông tin hoặc trao đổi trực tiếp có thể liên hệ với NĐT Stocktradezf1 qua email thanhnv@ssi.com.vn hoặc qua trang facebook cá nhân: www.facebook.com/stocktradez.
--------------
Theo đề nghị của một số nhà đầu tư, chúng tôi sẽ sử dụng tên gọi theo tên được các nhà đầu tư này dùng trên các diễn đàn chứng khoán - nickname. Các nhận định và khuyến nghị mua - bán các mã cổ phiếu, nhóm mã cổ phiếu là quan điểm cá nhân của các nhà đầu tư, không phản ánh quan điểm của Tòa soạn và chỉ có ý nghĩa tham khảo.
Nhà đầu tư Stocktradezf1
Đến với chuyên mục mua bán gì tuần này, Stocktradezf1 xin giới thiệu cùng nhà đầu tư yêu thích trường phái đầu tư giá trị kết hợp với tăng trưởng cơ hội đầu tư vào một cổ phiếu đặc biệt với những yếu tố nổi bật mà cổ phiếu này đang có như tỷ lệ cổ tức tiền mặt từ 2012 đến nay đều trên 40%/năm; tỷ suất sinh lợi trung bình trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ khi niêm yết đến nay là trên 20%/năm; bắt đầu từ nửa cuối 2017 doanh thu và lợi nhuận sẽ có sự tăng trưởng mạnh từ dự án 237 triệu USD đi vào hoạt động; EPS dự phóng cho năm 2016 là trên 3.900 đồng/CP, cho năm 2017 là khoảng 4.300 đồng/CP và EPS dự phóng cho năm 2018 trở đi là khoảng 5.000đ/CP.
Hiện công ty này đang có hơn 1.100 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối và trên 5.000 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Cổ phiếu này đang giao dịch với mức P/E rẻ mạt, chỉ hơn 7 lần một chút, trong khi P/E thị trường hiện tại là trên 15,5 lần. Điều thú vị nữa là trong sóng tăng từ đầu năm đến nay, khá nhiều cổ phiếu khác đã có mức tăng đến vài trăm % thì cổ phiếu này lại hầu như đứng im do chưa có nhiều NĐT nhìn ra và có đánh giá đúng về nó. Đó chính là cổ phiếu DPM hay Stocktradezf1 tạm gọi là “Cổ phiếu bluechip bị lãng quên”.
1. Tỷ suất cổ tức của DPM hiện đang gấp hơn 2 lần lãi suất gửi ngân hàng
Tổng cổ tức mà cổ đông nhận được trong 5 năm liên tiếp gần đây (từ năm 2012 đến nay) của DPM là đều trên 40%/năm bằng tiền mặt. Nếu so với chính sách cổ tức của một số doanh nghiệp đẻ trứng vàng khác trên sàn, thì hiện tỷ lệ chi trả cổ tức của DPM là ngang với BMP (đang có thị giá 200.000 đồng/CP), cao gấp đôi khi so với tỷ lệ cổ tức của TNA (đang có thị giá 69.300 đồng), của TV2 (đang có giá trên 127.000 đồng), của NTP (đang có thị giá 83.400 đồng), cao hơn nhiều so với tỷ lệ cổ tức của CAV (đang có giá thị trên 91.800 đồng), của PMC (đang có thị giá 73.900 đồng), của VFG (đang có thị giá 85.000 đồng)...
Với thị giá đang giao dịch của DPM hiện tại khoảng 28.000 - 28.500 đồng một cổ phiếu, thì nhà đầu tư mua vào với mục đích chỉ để hưởng tổng cổ tức nhận được là 4.000 đồng/CP mỗi năm thôi, thì tính ra lợi tức cũng đã đạt khoảng 14% - gấp hơn 2 lần so với lãi suất gửi ngân hàng hiện đang là 6%/năm (tỷ suất cổ tức bằng tổng số cổ tức nhận được mỗi năm (4.000 đồng)/thị giá mua vào (28.300 đồng), tương đương gần 14%/năm).
DPM hiện là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất phân bón tại Việt Nam, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và là 1 trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Forbes bình chọn. Hiện Nhà nước đang nắm tỷ lệ sở hữu gần 60% vốn của DPM, do vậy DPM luôn nhận được sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ và các đơn vị thành viên.
Tỷ suất sinh lợi trung bình trên vốn chủ sở hữu của DPM từ khi niêm yết vào năm 2007 đến nay luôn duy trì trên 20%/năm, có năm lên tới trên 30% (2011 và 2012). Năm 2014 có thể nói là năm khó khăn nhất của DPM do giá khí nguyên liệu đầu vào tăng cao (chúng ta đã biết là giá dầu chỉ bắt đầu giảm từ cuối tháng 7/2014), cộng với nguồn cung và sự cạnh tranh ngày càng tăng cao, dẫn đến giá phân bón giảm, tuy nhiên dù là năm khó khăn nhất, nhưng DPM vẫn đạt lãi ròng trên 1.096 tỷ đồng (từ khi lên sàn đến nay, lợi nhuận ròng mỗi năm của DPM chưa bao giờ dưới con số 1.000 tỷ).
Bước sang năm 2015, giá dầu thế giới giảm mạnh làm cho giá khí nguyên liệu đầu vào của DPM cũng giảm theo (giá khí nguyên liệu đầu vào chiếm tới gần 70% giá thành sản xuất của DPM), điều này có tác dụng tích cực cho DPM, giúp cho lợi nhuận sau thuế năm 2015 của DPM tăng mạnh so với 2014, đạt trên 1.488 tỷ đồng (tăng hơn 35% so với năm 2014).
Việt Nam vẫn là một nước có dân số phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 20% vào GDP mỗi năm, tuy nhiên tỷ lệ lao động gắn với nông nghiệp và nông thôn Việt Nam lại chiếm tới hơn 65% dân số, do vậy khi nào nhu cầu phân bón của Việt Nam còn, thì các doanh nghiệp sản xuất phân bón như DPM vẫn sống tốt. Hoạt động kinh doanh của DPM trải rộng khắp các vùng miền của cả nước. Hiện DPM đang chiếm lĩnh 35% thị phần đạm Ure trong nước với sản lượng sản xuất ra thị trường mỗi năm là trên 800.000 tấn.
3. Nhân tố mới giúp DPM bứt phá từ quý II/2017 cả về doanh thu lẫn lợi nhuận
Bắt đầu từ quý II/2017, dự án “Nâng công suất xưởng sản xuất NH3 thêm 90.000 tấn/năm và xây dựng nhà máy sản xuất NPK công suất 250.000 tấn/năm bằng công nghệ hóa học hiện đại” của DPM với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng (tương đương 237 triệu USD) sẽ chính thức được vận hành thương mại sau khoảng 26 tháng triển khai. Đây có thể nói là một nhân tố đặc biệt quan trọng giúp DPM sẽ bứt phá mạnh về doanh thu lẫn lợi nhuận. Theo tính toán, khi tổ hợp dự án này đi vào hoạt động, doanh thu của DPM sẽ tăng thêm khoảng 45% so với hiện tại, tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm và cùng với đó là sẽ kéo theo lợi nhuận ròng tăng thêm khoảng 400-450 tỷ đồng mỗi năm bắt đầu từ giữa 2017 trở đi.
Hiện nhu cầu NPK chất lượng cao trong nước mỗi năm cần tới khoảng 4 triệu tấn sản phẩm, tuy nhiên hiện tại nguồn cung nhập khẩu mới chỉ đáp ứng được khoảng 7 - 10% nhu cầu, do vậy việc xây dựng nhà máy sản xuất NPK của DPM sẽ tạo ra bước ngoặt lịch sử và mang tính đột phá lớn, giúp DPM mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao vị thế cạnh tranh. Khi đi vào hoạt động, sản phẩm do Nhà máy NPK Phú Mỹ sản xuất sẽ đáp ứng 80% nhu cầu phân bón NPK cho nông nghiệp, góp phần thay thế phần lớn các sản phẩm NPK nhập khẩu và hàng kém chất lượng trong nước.
Dự án nhà máy sản xuất NPK có công suất 250.000 tấn/năm mà DPM đang triển khai là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ hóa học của hãng Incro SA (Tây Ban Nha). Đây là công nghệ sản xuất NPK hiện đại nhất thế giới hiện nay, bảo đảm sản phẩm có chất lượng cao, hàm lượng các nguyên tố đa, trung, vi lượng được kiểm soát độ đồng đều trong 1 hạt phân bón, giúp cây trồng hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng và thổ nhưỡng. Và ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tránh bị làm giả, bởi thực tế NPK mà 100% các nhà máy trong nước đang sản xuất hiện nay là theo phương pháp phối trộn truyền thống: Đó là trộn 3 loại hạt nguyên liệu gồm N(đạm) + P(lân) + K (Kali) nhập khẩu vào lại với nhau hoặc vê 3 loại thành 1 loại hạt để cho ra sản phẩm phân bón NPK, loại này không được đảm bảo chất lượng và là loại đang bị vấn nạn làm giả hoành hành nhiều nhất.
Hằng năm nước ta phải nhập khẩu hơn 500.000 tấn NPK chất lượng cao, trong khi nhà máy NPK của DPM đi vào hoạt động cũng chỉ cung ứng cho thị trường được khoảng 250.000 tấn NPK chất lượng cao. Do vậy, có thể nói, đây là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với DPM và nền kinh tế quốc dân. Hiện tổ hợp dự án này đang được theo dõi và chỉ đạo sát sao bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm đảm bảo dự án được triển khai đúng và vượt tiến độ.
Vào ngày 11/05/2016, DPM cũng đã chính thức nghiệm thu dự án sản xuất UFC85 có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, công suất 15.000 tấn UFC85/năm. UFC85 là 1 phụ phẩm chủ yếu được dùng trong sản xuất phân đạm nhằm chống kết khối, tăng độ cứng cho hạt urê, sử dụng làm keo dán gỗ, chất bảo quản trong y tế, thực phẩm.... trước đây DPM và các nhà máy sản xuất phân đạm trong nước hoàn toàn phải nhập phụ phẩm này từ nước ngoài. Khi nhà máy sản xuất UFC85 của DPM đi vào hoạt động, sẽ góp phần giúp DPM tiết giảm thêm chi phí và gia tăng doanh thu (hiện nhu cầu phụ phẩm UFC85 trong nước là khoảng 14.000 tấn/năm).
4. Định giá và khuyến nghị
Năm nay DPM tiếp tục hưởng lợi từ giá dầu giá khí trên thị trường thế giới giảm mạnh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, Đạm Phú Mỹ đạt 785 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 65% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Về tình hình tài chính, tính đến cuối quý II/2016, DPM hiện còn hơn 1.100 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối. Ngoài ra tiền và đương tiền còn hơn 5.100 tỷ đồng (trong đó hơn 4.500 tỷ đồng đang được tạm gửi kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng để lấy lãi). Tài chính lành mạnh và luôn dồi dào nên DPM hầu như ít phải vay nợ, hiện tỷ lệ nợ của DPM chiếm chưa tới 20% trong cơ cấu tài sản. Tài chính dồi dào cũng giúp DPM luôn chủ động nguồn vốn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà ko cần phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.
Stocktradezf1 dự phóng DPM sẽ đạt khoảng 9.000 tỷ đồng doanh thu và 1.580 tỷ lợi nhuận sau thuế cho năm tài chính 2016 này, tương đương với EPS dự phóng cho năm 2016 ước đạt trên 3.900 đồng/CP. Khi tổ hợp dự án “NH3 và nhà máy sản xuất NPK công suất 250.000 tấn/năm” của DPM bắt đầu đi vào hoạt động vào quý II/2017, Stocktradezf1 dự phóng doanh thu năm 2017 của DPM đạt khoảng 11.200 tỷ và từ năm 2018 trở đi là khoảng 13.000 tỷ đồng. Tương ứng với lợi nhuận sau thuế đạt khoảng trên 1.700 tỷ cho năm 2017 và trên 1.950 tỷ đồng từ năm 2018 trở đi. EPS dự phóng cho năm 2017 là khoảng 4.300 đồng/CP và EPS dự phóng cho năm 2018 trở đi là khoảng 5.000 đồng/CP.
Với thị giá mà DPM đang giao dịch là khoảng 28.000 - 28.500 đồng/CP, thì P/E hiện tại của DPM chỉ ở khoảng 7,2 lần, P/E dự phóng cho năm 2017 khoảng 6,6 lần và P/E dự phóng từ năm 2018 trở đi là 5,6 lần - trong khi P/E trung bình của thị trường khoảng 15,6 lần - Quá hấp dẫn cho 1 cổ phiếu có lịch sử chia cổ tức tiền mặt cao, nền tảng hoạt động tốt và lại có câu chuyện tăng trưởng mạnh sắp tới như DPM.
Giá trị hợp lý của DPM được định giá chặt chẽ bởi Stocktradezf1 là trên 35.000 đồng/CP cho mục tiêu ngắn hạn (dưới 6 tháng) - cao hơn khỏang 23% so với thị giá hiện tại; Trung hạn là trên 40.000 đồng/CP (nắm giữ trên 1 năm) - cao hơn 40% so với hiện tại và dài hạn là trên 45.000 đồng/CP (nắm giữ trên 2 năm hoặc đến cuối 2018) - cao hơn khoảng 75% so với thị giá hiện tại.
Nhà đầu tư cần thêm thông tin hoặc trao đổi trực tiếp có thể liên hệ với NĐT Stocktradezf1 qua email thanhnv@ssi.com.vn hoặc qua trang facebook cá nhân: www.facebook.com/stocktradez.
--------------
Theo đề nghị của một số nhà đầu tư, chúng tôi sẽ sử dụng tên gọi theo tên được các nhà đầu tư này dùng trên các diễn đàn chứng khoán - nickname. Các nhận định và khuyến nghị mua - bán các mã cổ phiếu, nhóm mã cổ phiếu là quan điểm cá nhân của các nhà đầu tư, không phản ánh quan điểm của Tòa soạn và chỉ có ý nghĩa tham khảo.
Relate Threads