Ngày 15-3-2007, Công ty TNHH MTV Điện lực Dầu khí Cà Mau được thành lập; ngày 15-8-2008 được đổi tên thành Chi nhánh Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau. Từ đó đến nay, Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau luôn vận hành sản xuất điện an toàn, hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và là niềm tự hào của người dân nơi cuối trời phương Nam Tổ quốc.
Công trình thế kỷ
Ngày ấy, Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến bởi những miệt vườn cây trái sum suê xanh tốt quanh năm, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Rừng U Minh Hạ mênh mông bốn bề là tràm, um tùm lau sậy, vô vàn tôm cua, rùa, rắn, cá đồng… Sản xuất nông nghiệp được thiên nhiên ban tặng “làm chơi ăn thiệt” do phù sa châu thổ màu mỡ. Cuộc sống vùng sông nước của người dân gắn liền với ghe, xuồng, đèn dầu, đèn bình ắc quy, củi tràm, củi đước, cây tạp trong vườn nhà. Cả miền Tây chỉ có một Nhà máy Điện Trà Nóc công suất 183MW. Tất cả vẫn rất đỗi bình yên, vô tư, trầm bổng hết mình qua những lớp vọng cổ vang ngân, bồng bềnh sóng nước.
Nếu U Minh xưa, một miền quê thanh bình, nghèo khó sau chiến tranh thì hôm nay lại được “bừng sáng” bởi “ngọn lửa” Dầu khí. Để có được một “U Minh bừng sáng” hôm nay, những người thợ điện dầu khí đã phải đồng tâm, hiệp lực vượt qua bao gian khó. Xin được điểm lại vài dấu ấn trong hành trình đầy tự hào ấy:
- Những núi cát khổng lồ xuất hiện do các đoàn xà lan nối đuôi nhau chở về để biến 250ha đồng năn, đồng lác gần như bỏ hoang chỉ gieo trồng được 1 vụ lúa/năm không hiệu quả trở thành cụm công nghiệp hiện đại, hoành tráng, hiệu quả nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
- Gió, cát mù mịt trong cái nắng cháy da thịt tháng ba, rồi mưa “quất” rát mặt tháng 6, 7, 8 khi mùa mưa tới; muỗi, vắt U Minh, nước phèn chua mặn; đi lại khó khăn chủ yếu bằng đường thủy, còn đường bộ thì gập ghềnh quanh co, đứt khúc… Ở công trường, khi mở cửa xe cũng phải thật kỹ lưỡng để tránh cát bay “vô tư” đầy xe… Ngay cả những sinh hoạt cá nhân cũng bị đảo lộn: Có khi cả tuần không soi gương; quên cả hớt tóc, cạo râu; 6 giờ sáng lên xe vào công trường và công việc thường kết thúc lúc 21 giờ hàng ngày… Tất cả những thách thức, khó khăn đó cũng không thể cản được bước chân của những người đi “thắp lửa” nơi vùng sâu, vùng xa của đất mẹ.
- Vùng đất U Minh Hạ nhão nhoẹt sình lầy, phèn mặn nay là điển hẹn của các trang thiết bị hiện đại: Turbine khí, máy phát, xe siêu trường, siêu trọng, sân trạm 220kV.
Cụm Công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau trong đó có hai nhà máy điện Cà Mau 1&2 sừng sững hiện hữu với những ống khói đỏ, trắng vút trời là điểm nhấn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế giữa U Minh Hạ bao la. Khi màn đêm buông xuống, cả cụm công nghiệp “bừng sáng” như đêm hoa đăng. Với người dân Cà Mau, đây là một sự thay đổi diệu kỳ.
- Để làm chủ được máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phải đồng cam cộng khổ ngày đêm vừa đọc bản vẽ, vừa nắm vững lý thuyết để thực hành. Những âu lo thấp thỏm, những giọt mồ hôi, những đêm thức trắng… cuối cùng được đổi bằng cho niềm vui vỡ òa khi điện từ Cà Mau xa xôi hòa lưới quốc gia.
Và cùng với bao thăng trầm, vui buồn, sum họp, hạnh phúc, yêu ghét… đời thường khác cùng với thách thức đã tôi luyện để đội ngũ những người thợ “áo đỏ” Điện Dầu khí Cà Mau trưởng thành.
Những con số biết nói
Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau được giao nhiệm vụ quản lý và vận hành Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 với tổng công suất thiết kế 1.500MW (750 MW x 2), sử dụng công nghệ turbine khí chu trình hỗn hợp, cấu hình 2-2-1 do Tập đoàn Siemens - CHLB Đức chế tạo, có khả năng cung cấp sản lượng điện trên 8 tỉ kWh hằng năm cho hệ thống lưới điện quốc gia. Tổng mức đầu tư: 14.060,2 tỉ đồng, trong đó: Nhà máy Điện Cà Mau 1: 7.234,3 tỉ đồng, Cà Mau 2: 6.825,9 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích 35ha thuộc Cụm Công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau (xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau).
Nhà máy Điện Cà Mau 1 khởi công ngày 9-4-2006, vận hành thương mại ngày 20-3-2008; Nhà máy Điện Cà Mau 2 khởi công tháng 6-2007, vận hành thương mại ngày 23-12-2008. Từ khi vận hành đến nay, hai nhà máy điện Cà Mau 1&2 đã hòa lưới điện quốc gia với tổng sản lượng đạt gần 70 tỉ kWh. Doanh thu lũy kế đạt trên 96.800 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 2.400 tỉ đồng, thực hiện công tác an sinh xã hội trên 10 tỉ đồng; Góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch tỷ trọng và phát triển kinh tế tại Cà Mau, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Với sản lượng điện sản xuất hiện nay trên 8 tỉ kWh/năm, chiếm gần 5% sản lượng điện sản xuất của cả nước, khi hai nhà máy điện Cà Mau 1&2 hòa lưới, điện áp cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất ổn định.
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2016, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long này, 100% xã đất liền với tỷ lệ từ 98 đến 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, sản lượng lúa, thủy hải sản đều tăng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Diện mạo vùng đất châu thổ được thay da đổi thịt như có phép mầu. Chị Tuyết Băng, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Hậu Giang khi thăm Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau đã chân thành bộc bạch: “Rất khó diễn tả bằng lời… ước gì địa phương của chúng tôi cũng có được hai nhà máy điện này”.
Niềm tin nơi cuối trời Phương Nam
Đây là một công trình xây dựng đẹp về kiến trúc, tốt về chất lượng, là một điểm nhấn tiêu biểu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tại rừng tràm U Minh Hạ, khu căn cứ cách mạng năm xưa. Công trình đã được Bộ Xây dựng trao Cúp Vàng xây dựng năm 2010.
Vào thời điểm mùa khô thiếu điện gay gắt trong những năm gần đây, hai nhà máy điện Cà Mau 1&2 luôn phát điện với sản lượng cao, ổn định, chiếm trên 6% tổng sản lượng điện của toàn quốc. Đó là những minh chứng thuyết phục nhất về chất lượng công trình, ý thức trách nhiệm của tập thể cán bộ, kỹ sư, người lao động Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau.
Được Giám đốc Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau Ngô Văn Chiến tiếp và trao đổi, chúng tôi có được rất nhiều thông tin bổ ích, lý thú về con người, công nghệ thiết bị tự động hóa, môi trường làm việc tại nơi đây.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định: Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau đã và đang vận hành rất có hiệu quả hai nhà máy điện Cà Mau 1&2. Điều này không chỉ hình thành, phát triển được một hạ tầng cơ sở về năng lượng, gia tăng giá trị sản xuất theo hướng công nghiệp mà còn góp phần tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, thúc đẩy các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác phát triển, có nguồn thu ngân sách lớn, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương.
Cảm ơn những nhận thức, tư duy vượt không gian, thời gian của những người đi trước đã quyết định đầu tư, xây dựng Cụm Công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Cảm ơn đội ngũ những cán bộ, kỹ sư, những người thợ trẻ có trình độ, tâm huyết từ mọi vùng miền của đất nước hội tụ về đây để làm việc, vận hành và cống hiến!
Tất cả đã, đang và sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng của quốc gia vì lợi ích cộng đồng và để U Minh mãi bừng sáng!
Công trình thế kỷ
Ngày ấy, Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến bởi những miệt vườn cây trái sum suê xanh tốt quanh năm, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Rừng U Minh Hạ mênh mông bốn bề là tràm, um tùm lau sậy, vô vàn tôm cua, rùa, rắn, cá đồng… Sản xuất nông nghiệp được thiên nhiên ban tặng “làm chơi ăn thiệt” do phù sa châu thổ màu mỡ. Cuộc sống vùng sông nước của người dân gắn liền với ghe, xuồng, đèn dầu, đèn bình ắc quy, củi tràm, củi đước, cây tạp trong vườn nhà. Cả miền Tây chỉ có một Nhà máy Điện Trà Nóc công suất 183MW. Tất cả vẫn rất đỗi bình yên, vô tư, trầm bổng hết mình qua những lớp vọng cổ vang ngân, bồng bềnh sóng nước.
- Những núi cát khổng lồ xuất hiện do các đoàn xà lan nối đuôi nhau chở về để biến 250ha đồng năn, đồng lác gần như bỏ hoang chỉ gieo trồng được 1 vụ lúa/năm không hiệu quả trở thành cụm công nghiệp hiện đại, hoành tráng, hiệu quả nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
- Gió, cát mù mịt trong cái nắng cháy da thịt tháng ba, rồi mưa “quất” rát mặt tháng 6, 7, 8 khi mùa mưa tới; muỗi, vắt U Minh, nước phèn chua mặn; đi lại khó khăn chủ yếu bằng đường thủy, còn đường bộ thì gập ghềnh quanh co, đứt khúc… Ở công trường, khi mở cửa xe cũng phải thật kỹ lưỡng để tránh cát bay “vô tư” đầy xe… Ngay cả những sinh hoạt cá nhân cũng bị đảo lộn: Có khi cả tuần không soi gương; quên cả hớt tóc, cạo râu; 6 giờ sáng lên xe vào công trường và công việc thường kết thúc lúc 21 giờ hàng ngày… Tất cả những thách thức, khó khăn đó cũng không thể cản được bước chân của những người đi “thắp lửa” nơi vùng sâu, vùng xa của đất mẹ.
- Vùng đất U Minh Hạ nhão nhoẹt sình lầy, phèn mặn nay là điển hẹn của các trang thiết bị hiện đại: Turbine khí, máy phát, xe siêu trường, siêu trọng, sân trạm 220kV.
Cụm Công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau trong đó có hai nhà máy điện Cà Mau 1&2 sừng sững hiện hữu với những ống khói đỏ, trắng vút trời là điểm nhấn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế giữa U Minh Hạ bao la. Khi màn đêm buông xuống, cả cụm công nghiệp “bừng sáng” như đêm hoa đăng. Với người dân Cà Mau, đây là một sự thay đổi diệu kỳ.
- Để làm chủ được máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phải đồng cam cộng khổ ngày đêm vừa đọc bản vẽ, vừa nắm vững lý thuyết để thực hành. Những âu lo thấp thỏm, những giọt mồ hôi, những đêm thức trắng… cuối cùng được đổi bằng cho niềm vui vỡ òa khi điện từ Cà Mau xa xôi hòa lưới quốc gia.
Và cùng với bao thăng trầm, vui buồn, sum họp, hạnh phúc, yêu ghét… đời thường khác cùng với thách thức đã tôi luyện để đội ngũ những người thợ “áo đỏ” Điện Dầu khí Cà Mau trưởng thành.
Những con số biết nói
Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau được giao nhiệm vụ quản lý và vận hành Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 với tổng công suất thiết kế 1.500MW (750 MW x 2), sử dụng công nghệ turbine khí chu trình hỗn hợp, cấu hình 2-2-1 do Tập đoàn Siemens - CHLB Đức chế tạo, có khả năng cung cấp sản lượng điện trên 8 tỉ kWh hằng năm cho hệ thống lưới điện quốc gia. Tổng mức đầu tư: 14.060,2 tỉ đồng, trong đó: Nhà máy Điện Cà Mau 1: 7.234,3 tỉ đồng, Cà Mau 2: 6.825,9 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích 35ha thuộc Cụm Công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau (xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau).
Nhà máy Điện Cà Mau 1 khởi công ngày 9-4-2006, vận hành thương mại ngày 20-3-2008; Nhà máy Điện Cà Mau 2 khởi công tháng 6-2007, vận hành thương mại ngày 23-12-2008. Từ khi vận hành đến nay, hai nhà máy điện Cà Mau 1&2 đã hòa lưới điện quốc gia với tổng sản lượng đạt gần 70 tỉ kWh. Doanh thu lũy kế đạt trên 96.800 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 2.400 tỉ đồng, thực hiện công tác an sinh xã hội trên 10 tỉ đồng; Góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch tỷ trọng và phát triển kinh tế tại Cà Mau, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Với sản lượng điện sản xuất hiện nay trên 8 tỉ kWh/năm, chiếm gần 5% sản lượng điện sản xuất của cả nước, khi hai nhà máy điện Cà Mau 1&2 hòa lưới, điện áp cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất ổn định.
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2016, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long này, 100% xã đất liền với tỷ lệ từ 98 đến 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, sản lượng lúa, thủy hải sản đều tăng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Diện mạo vùng đất châu thổ được thay da đổi thịt như có phép mầu. Chị Tuyết Băng, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Hậu Giang khi thăm Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau đã chân thành bộc bạch: “Rất khó diễn tả bằng lời… ước gì địa phương của chúng tôi cũng có được hai nhà máy điện này”.
Niềm tin nơi cuối trời Phương Nam
Đây là một công trình xây dựng đẹp về kiến trúc, tốt về chất lượng, là một điểm nhấn tiêu biểu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tại rừng tràm U Minh Hạ, khu căn cứ cách mạng năm xưa. Công trình đã được Bộ Xây dựng trao Cúp Vàng xây dựng năm 2010.
Được Giám đốc Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau Ngô Văn Chiến tiếp và trao đổi, chúng tôi có được rất nhiều thông tin bổ ích, lý thú về con người, công nghệ thiết bị tự động hóa, môi trường làm việc tại nơi đây.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định: Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau đã và đang vận hành rất có hiệu quả hai nhà máy điện Cà Mau 1&2. Điều này không chỉ hình thành, phát triển được một hạ tầng cơ sở về năng lượng, gia tăng giá trị sản xuất theo hướng công nghiệp mà còn góp phần tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, thúc đẩy các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác phát triển, có nguồn thu ngân sách lớn, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương.
Cảm ơn những nhận thức, tư duy vượt không gian, thời gian của những người đi trước đã quyết định đầu tư, xây dựng Cụm Công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Cảm ơn đội ngũ những cán bộ, kỹ sư, những người thợ trẻ có trình độ, tâm huyết từ mọi vùng miền của đất nước hội tụ về đây để làm việc, vận hành và cống hiến!
Tất cả đã, đang và sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng của quốc gia vì lợi ích cộng đồng và để U Minh mãi bừng sáng!
Đặng Quốc Hưng - PVN
Relate Threads