Chỉ mới đây, Ukraine còn tỏ ra lo ngại khi Nga dọa cắt nguồn cung khí đốt, nhưng giờ đây khi Moscow đề nghị giảm giá, Kiev lại không quan tâm vì đã có nguồn cung từ châu Âu.
Trong bài viết đăng ngày 13.1, Bloomberg bình luận việc Ukraine giảm mua khí đốt Nga xuất phát một phần vì khủng hoảng kinh tế tại nước này, với sản lượng khí đốt khai thác trong nước giảm mạnh vì “Cuộc Cách mạng Phẩm giá” hồi năm 2014 và vụ Nga sáp nhập Crimea.
Tăng trưởng GDP của Ukraine đã giảm khoảng 19% kể từ năm 2013 và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của ngành công nghiệp nước này tụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, đó không phải là lý do chính dẫn đến việc Ukraine giảm nhập khẩu từ Nga. Kiev quyết tâm giảm lệ thuộc vào năng lượng Nga vì 2 nước đang trong tình trạng gần như chiến tranh, theo Bloomberg.
Hãng tin Mỹ cho biết đã có hơn một lần Nga dọa ngừng cung cấp khí đốt hoặc sẽ tăng giá khi mùa đông đang đến, nhằm ép Ukraine thỏa hiệp về chính trị. Đáp trả lại điều này, Ukraine đã tìm mua “nguồn khí đốt dự trữ” từ quốc gia láng giềng Slovakia vào năm 2014.
Dẫu vậy, tiết trời mùa đông năm 2014 ở châu Âu lại ấm áp và đã có tình trạng thừa mứa về nguồn cung khí đốt.
Tại Slovakia, khí đốt là của Nga và được phân phối bởi tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom (Nga) thông qua hệ thống đường ống của Ukraine.
Bloomberg cho hay Gazprom đã cố tìm cách ngăn Slovakia bán lại khí đốt cho Ukraine, nhưng điều này vi phạm quy định của châu Âu.
Ủy ban châu Âu hồi tháng 4.2015 đã đề cập đến những tình huống nêu trên như một ví dụ cho thấy Gazprom lạm dụng vị thế thống trị của mình tại thị trường đông và trung Âu như thế nào.
Do phải tránh bị phương Tây phạt nặng và phải thỏa hiệp với EC, tập đoàn Nga chẳng thể làm gì để ngăn Slovakia bán khí đốt cho Ukraine.
Đến mùa thu năm 2014, Gazprom cố cắt lượng khí đốt xuất sang châu Âu nhằm triệt tiêu “lượng dự trữ”, nhưng theo ước tính của Ukraine, động thái này khiến tập đoàn Nga thất thu 5,5 tỉ USD và một khoản tiền đền bù trị giá 400 triệu USD vì đã không thực hiện theo đúng cam kết trong hợp động mua bán.
Sang tháng 3.2015, Nga khôi phục hoàn toàn lượng khí đốt xuất bán cho châu Âu.
Vị thế độc quyền về năng lượng của Nga tại đông Âu đang mất dần do các nước trong vùng đã thiết lập được các trạm khí đốt hóa lỏng (LNG). Chẳng hạn như Lithuania đã xây được 1 trạm và đã ký kết nhập khí đốt từ Mỹ, nơi giá chỉ bằng một nửa của châu Âu.
Và với nguồn cung LNG ngày càng tăng từ Na Uy cùng Bắc Phi, cộng với các quy định gây bất lợi cho Gazprom của EU, châu Âu giờ đã không còn dễ tổn thương với biến động về giá khí đốt như cách đây 2 năm.
Tập đoàn Nga không còn có thể dùng nguồn cung khí đốt để uy hiếp châu Âu vì giờ phải lo mất thị phần vốn chiếm đến 52% doanh thu kinh doanh của mình. Lo sợ này có thể thành sự thật hơn bao giờ hết khi sức tiêu thụ khí đốt tại châu Âu đang giảm vì những bước tiến về năng lượng thay thế.
Ukraine quay lưng với khí đốt Nga
Bloomberg nhận định tập đoàn Gazprom hiện đã mất đi phần lớn vị thế thống trị tại châu Âu và Ukraine giờ đã đủ khả năng từ bỏ năng lượng Nga.
Vào cuối tuần trước, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho biết nước ông sẽ không mua khí đốt của Nga với giá 212 USD cho mỗi 1.000 m3 do Moscow chào mời vì đã mua khí đốt châu Âu với giá 200 USD.
Trong năm 2015, Ukraine đã tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập từ châu Âu, lên mức 10,3 tỉ m3.
Bloomberg bình luận việc giá dầu giảm sâu đã làm tiêu tan khả năng dùng vị thế “siêu cường năng lượng” mà Nga thường dùng để gây ảnh hưởng đối với các nước láng giềng phương Tây.
Nỗ lực giải phóng và đa dạng hóa thị trường khí đốt của châu Âu cũng đã giúp Ukraine thoát khỏi lệ thuộc vào khí đốt Nga một cách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, hãng tin Mỹ cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để Ukraine ăn mừng.
“Nếu kinh tế Ukraine phục hồi mạnh mẽ, họ có thể lại sẽ phải thương lượng với Nga trong vị thế là phía yếu hơn. Sản lượng nội địa cùng nguồn cung từ châu Âu sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tái thiết ngành công nghiệp, ít nhất là trong 2 hoặc 3 năm tới”, Bloomberg nhận định.
Trong bài viết đăng ngày 13.1, Bloomberg bình luận việc Ukraine giảm mua khí đốt Nga xuất phát một phần vì khủng hoảng kinh tế tại nước này, với sản lượng khí đốt khai thác trong nước giảm mạnh vì “Cuộc Cách mạng Phẩm giá” hồi năm 2014 và vụ Nga sáp nhập Crimea.
Tăng trưởng GDP của Ukraine đã giảm khoảng 19% kể từ năm 2013 và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của ngành công nghiệp nước này tụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, đó không phải là lý do chính dẫn đến việc Ukraine giảm nhập khẩu từ Nga. Kiev quyết tâm giảm lệ thuộc vào năng lượng Nga vì 2 nước đang trong tình trạng gần như chiến tranh, theo Bloomberg.
Hãng tin Mỹ cho biết đã có hơn một lần Nga dọa ngừng cung cấp khí đốt hoặc sẽ tăng giá khi mùa đông đang đến, nhằm ép Ukraine thỏa hiệp về chính trị. Đáp trả lại điều này, Ukraine đã tìm mua “nguồn khí đốt dự trữ” từ quốc gia láng giềng Slovakia vào năm 2014.
Dẫu vậy, tiết trời mùa đông năm 2014 ở châu Âu lại ấm áp và đã có tình trạng thừa mứa về nguồn cung khí đốt.
Tại Slovakia, khí đốt là của Nga và được phân phối bởi tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom (Nga) thông qua hệ thống đường ống của Ukraine.
Bloomberg cho hay Gazprom đã cố tìm cách ngăn Slovakia bán lại khí đốt cho Ukraine, nhưng điều này vi phạm quy định của châu Âu.
Ủy ban châu Âu hồi tháng 4.2015 đã đề cập đến những tình huống nêu trên như một ví dụ cho thấy Gazprom lạm dụng vị thế thống trị của mình tại thị trường đông và trung Âu như thế nào.
Do phải tránh bị phương Tây phạt nặng và phải thỏa hiệp với EC, tập đoàn Nga chẳng thể làm gì để ngăn Slovakia bán khí đốt cho Ukraine.
Đến mùa thu năm 2014, Gazprom cố cắt lượng khí đốt xuất sang châu Âu nhằm triệt tiêu “lượng dự trữ”, nhưng theo ước tính của Ukraine, động thái này khiến tập đoàn Nga thất thu 5,5 tỉ USD và một khoản tiền đền bù trị giá 400 triệu USD vì đã không thực hiện theo đúng cam kết trong hợp động mua bán.
Sang tháng 3.2015, Nga khôi phục hoàn toàn lượng khí đốt xuất bán cho châu Âu.
Vị thế độc quyền về năng lượng của Nga tại đông Âu đang mất dần do các nước trong vùng đã thiết lập được các trạm khí đốt hóa lỏng (LNG). Chẳng hạn như Lithuania đã xây được 1 trạm và đã ký kết nhập khí đốt từ Mỹ, nơi giá chỉ bằng một nửa của châu Âu.
Và với nguồn cung LNG ngày càng tăng từ Na Uy cùng Bắc Phi, cộng với các quy định gây bất lợi cho Gazprom của EU, châu Âu giờ đã không còn dễ tổn thương với biến động về giá khí đốt như cách đây 2 năm.
Tập đoàn Nga không còn có thể dùng nguồn cung khí đốt để uy hiếp châu Âu vì giờ phải lo mất thị phần vốn chiếm đến 52% doanh thu kinh doanh của mình. Lo sợ này có thể thành sự thật hơn bao giờ hết khi sức tiêu thụ khí đốt tại châu Âu đang giảm vì những bước tiến về năng lượng thay thế.
Ukraine quay lưng với khí đốt Nga
Vào cuối tuần trước, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho biết nước ông sẽ không mua khí đốt của Nga với giá 212 USD cho mỗi 1.000 m3 do Moscow chào mời vì đã mua khí đốt châu Âu với giá 200 USD.
Trong năm 2015, Ukraine đã tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập từ châu Âu, lên mức 10,3 tỉ m3.
Bloomberg bình luận việc giá dầu giảm sâu đã làm tiêu tan khả năng dùng vị thế “siêu cường năng lượng” mà Nga thường dùng để gây ảnh hưởng đối với các nước láng giềng phương Tây.
Nỗ lực giải phóng và đa dạng hóa thị trường khí đốt của châu Âu cũng đã giúp Ukraine thoát khỏi lệ thuộc vào khí đốt Nga một cách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, hãng tin Mỹ cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để Ukraine ăn mừng.
“Nếu kinh tế Ukraine phục hồi mạnh mẽ, họ có thể lại sẽ phải thương lượng với Nga trong vị thế là phía yếu hơn. Sản lượng nội địa cùng nguồn cung từ châu Âu sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tái thiết ngành công nghiệp, ít nhất là trong 2 hoặc 3 năm tới”, Bloomberg nhận định.
Theo: Báo Thanh Niên
Relate Threads