Tình hình Ukraine mới nhất hôm nay ngày 23/7 đề cập đến ván cờ khí đốt tay ba đầy rắc rối giữa Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) và Nga.
Theo những tin tức về tình hình Ukraine mới nhất hôm nay trên báo PetroTimes, Công ty Cổ phần Quốc gia Naftogaz Ukraine ủng hộ đề nghị của Ủy ban châu Âu tổ chức hội đàm ba bên với Gazprom để thỏa thuận về các điều kiện mua khí đốt của Nga.
Phía Ukraine cho biết rằng Naftogaz sẽ có thể tham gia vào một cuộc họp như vậy trong thời gian tới và ở địa điểm mà tất cả các bên nhất trí lựa chọn. Ngày 20/7, Phó Chủ tịch phụ trách năng lượng của Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic đã thúc giục công ty Ucraina tiếp tục đối thoại với Gazprom.
Trước đó, Naftogaz tuyên bố rằng có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu về khí đốt bằng cách mua hàng từ châu Âu, và chỉ nối lại việc nhập khẩu khí từ Nga nếu Gazprom đưa ra giá cả hấp dẫn hơn so với giá của các nhà cung cấp châu Âu.
Ukraine ngừng mua khí đốt của Nga từ tháng 11/2015, chuyển qua nhập khẩu khí quá cảnh từ EU, vì cho rằng giá của nó thấp hơn so với giá khí đốt Nga. Về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Chính sách năng lượng quốc tế Yuri Solozobov đưa ra bình luận như sau:
"Ủy ban châu Âu vừa đưa ra một tuyên bố quan trọng vì đã hiểu rõ sự bức thiết của việc phải lấp đầy các kho ngầm lưu trữ khí đốt của Ukraine. Trong thực tế, nếu đến tháng 10 mà họ không bơm vào ít nhất một nửa lượng khí đốt cần thiết thì việc vận chuyển khí, ví dụ, đến Slovakia, một nước phụ thuộc 100% vào khí quá cảnh Ukraine, và đến các nước châu Âu khác, sẽ không thể thực hiện được.
Mà nguồn để bơm vào hầm trữ ở Ukraine thì chỉ có thể là khí của Nga. Nhưng ai sẽ trả tiền? Ukraine là một quốc gia vỡ nợ. Châu Âu không muốn mở hầu bao. Các phương thức thanh toán có thể sẽ rơi vào một ma trận kỳ quái vì đây sẽ là một cuộc chơi tay ba vô cùng phức tạp" - ông Yuri Solozobov cho biết.
Ông cũng lưu ý đến một thực tế rằng EU đã không bày tỏ mong muốn trở thành người bảo lĩnh tài chính cho Ukraine thanh toán tiền mua khí đốt.
"EU đã không đề cập gì đến chuyện ấy, chỉ nói về các điều khoản mà hai bên có thể cùng chấp nhận. Phía Ukraine, cụ thể là Naftogaz, từ chối nguyên tắc "tiền trao cháo múc" mà Gazprom đưa ra. Điều này gây thất bại cho toàn bộ hệ thống các hợp đồng dài hạn. Vì thế việc đàm phán dù là song phương hay ba bên đều sẽ không dễ dàng" - ông Solozobov nói.
Đáng chú ý, theo ông Solozbov thì phía Ukraine thì để lộ ra một phương pháp tham nhũng mới: bơm sang Tây Âu khí đốt của Nga nhưng lại nói rằng của… Đức chẳng hạn, để lấy giá tiền cao hơn. Sự gian lận này đố ai phát hiện nổi, và nó mang lại một món lợi to lớn cho chính phủ Ukraine hiện tại.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Ukraine hiện nay trên báo Pháp Luật TPHCM, theo hãng tin Sputnik, tạp chí tài chính Les Echos của Pháp nhận định rằng Moscow sẽ tìm cách bảo vệ quyền lợi quốc gia của mình tại nơi đây như đã từng làm ở Ukraine và Syria nhưng không phải theo hình thức chiến tranh.
Trích dẫn tuyên bố mới đây của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, cũng là người đứng đầu Ủy ban quốc gia Nga về Bắc Cực, tờ Les Echos khẳng định Moscow đang cố tìm cách chinh phục Bắc Cực.
“Nga sẽ đầu tư 20 triệu USD trong vòng 15 năm tới cho việc phát triển công nghệ thám hiểm Bắc Cực” - ông Rogozin nói tại diễn đàn Tekhnoprom hồi tháng 6. Ông cho hay chính phủ cũng sẽ chi tiền để đóng thêm tàu mới và phát triển công nghệ khám phá môi trường lạnh giá ở Bắc Cực.
Theo phó thủ tướng Nga, mục tiêu của Moscow là giảm sự phụ thuộc vào trang thiết bị nước ngoài trong các lĩnh vực như công nghệ sưởi ấm, vật liệu xây dựng và thiết bị liên lạc.
Ông Rogozin cho biết 90% các thiết bị nghiên cứu hiện được Nga sử dụng ở vùng Bắc Cực đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, Nga cần đầu tư vào phát triển công nghệ cho riêng mình nhằm tránh các tổn thương và căng thẳng trong chính trị quốc tế.
Tờ Les Echos cũng nhấn mạnh rằng hồi tháng 6, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Dự án 22220, có tên gọi Arktika đã được hạ thủy ở xưởng đóng tàu Baltic, TP St. Petersburg. Ông Rogozin nói Nga cũng sẽ biên chế ba tàu phá băng loại này vào năm 2020.
Các tàu phá băng này sẽ dọn đường cho các tàu chở dầu với trọng lượng 200.000 tấn và biến Nga thành quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất trong khu vực này. Ông Rogozin cũng nói rằng Nga đang phát triển robot đặc biệt để hoạt động dưới nước ở Bắc Cực.
Tờ Les Echos cho hay Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi gìn giữ Bắc Cực như một khu vực hòa bình và hợp tác. Bằng sự hiện diện của quân đội Nga trong khu vực, Moscow sẽ làm mọi cách để bảo vệ quyền lợi quốc gia ở nơi đây.
Theo những tin tức về tình hình Ukraine mới nhất hôm nay trên báo PetroTimes, Công ty Cổ phần Quốc gia Naftogaz Ukraine ủng hộ đề nghị của Ủy ban châu Âu tổ chức hội đàm ba bên với Gazprom để thỏa thuận về các điều kiện mua khí đốt của Nga.
Phía Ukraine cho biết rằng Naftogaz sẽ có thể tham gia vào một cuộc họp như vậy trong thời gian tới và ở địa điểm mà tất cả các bên nhất trí lựa chọn. Ngày 20/7, Phó Chủ tịch phụ trách năng lượng của Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic đã thúc giục công ty Ucraina tiếp tục đối thoại với Gazprom.
Ukraine ngừng mua khí đốt của Nga từ tháng 11/2015, chuyển qua nhập khẩu khí quá cảnh từ EU, vì cho rằng giá của nó thấp hơn so với giá khí đốt Nga. Về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Chính sách năng lượng quốc tế Yuri Solozobov đưa ra bình luận như sau:
"Ủy ban châu Âu vừa đưa ra một tuyên bố quan trọng vì đã hiểu rõ sự bức thiết của việc phải lấp đầy các kho ngầm lưu trữ khí đốt của Ukraine. Trong thực tế, nếu đến tháng 10 mà họ không bơm vào ít nhất một nửa lượng khí đốt cần thiết thì việc vận chuyển khí, ví dụ, đến Slovakia, một nước phụ thuộc 100% vào khí quá cảnh Ukraine, và đến các nước châu Âu khác, sẽ không thể thực hiện được.
Mà nguồn để bơm vào hầm trữ ở Ukraine thì chỉ có thể là khí của Nga. Nhưng ai sẽ trả tiền? Ukraine là một quốc gia vỡ nợ. Châu Âu không muốn mở hầu bao. Các phương thức thanh toán có thể sẽ rơi vào một ma trận kỳ quái vì đây sẽ là một cuộc chơi tay ba vô cùng phức tạp" - ông Yuri Solozobov cho biết.
Ông cũng lưu ý đến một thực tế rằng EU đã không bày tỏ mong muốn trở thành người bảo lĩnh tài chính cho Ukraine thanh toán tiền mua khí đốt.
"EU đã không đề cập gì đến chuyện ấy, chỉ nói về các điều khoản mà hai bên có thể cùng chấp nhận. Phía Ukraine, cụ thể là Naftogaz, từ chối nguyên tắc "tiền trao cháo múc" mà Gazprom đưa ra. Điều này gây thất bại cho toàn bộ hệ thống các hợp đồng dài hạn. Vì thế việc đàm phán dù là song phương hay ba bên đều sẽ không dễ dàng" - ông Solozobov nói.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Ukraine hiện nay trên báo Pháp Luật TPHCM, theo hãng tin Sputnik, tạp chí tài chính Les Echos của Pháp nhận định rằng Moscow sẽ tìm cách bảo vệ quyền lợi quốc gia của mình tại nơi đây như đã từng làm ở Ukraine và Syria nhưng không phải theo hình thức chiến tranh.
Trích dẫn tuyên bố mới đây của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, cũng là người đứng đầu Ủy ban quốc gia Nga về Bắc Cực, tờ Les Echos khẳng định Moscow đang cố tìm cách chinh phục Bắc Cực.
“Nga sẽ đầu tư 20 triệu USD trong vòng 15 năm tới cho việc phát triển công nghệ thám hiểm Bắc Cực” - ông Rogozin nói tại diễn đàn Tekhnoprom hồi tháng 6. Ông cho hay chính phủ cũng sẽ chi tiền để đóng thêm tàu mới và phát triển công nghệ khám phá môi trường lạnh giá ở Bắc Cực.
Theo phó thủ tướng Nga, mục tiêu của Moscow là giảm sự phụ thuộc vào trang thiết bị nước ngoài trong các lĩnh vực như công nghệ sưởi ấm, vật liệu xây dựng và thiết bị liên lạc.
Ông Rogozin cho biết 90% các thiết bị nghiên cứu hiện được Nga sử dụng ở vùng Bắc Cực đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, Nga cần đầu tư vào phát triển công nghệ cho riêng mình nhằm tránh các tổn thương và căng thẳng trong chính trị quốc tế.
Tờ Les Echos cũng nhấn mạnh rằng hồi tháng 6, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Dự án 22220, có tên gọi Arktika đã được hạ thủy ở xưởng đóng tàu Baltic, TP St. Petersburg. Ông Rogozin nói Nga cũng sẽ biên chế ba tàu phá băng loại này vào năm 2020.
Các tàu phá băng này sẽ dọn đường cho các tàu chở dầu với trọng lượng 200.000 tấn và biến Nga thành quốc gia khai thác dầu mỏ lớn nhất trong khu vực này. Ông Rogozin cũng nói rằng Nga đang phát triển robot đặc biệt để hoạt động dưới nước ở Bắc Cực.
Tờ Les Echos cho hay Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi gìn giữ Bắc Cực như một khu vực hòa bình và hợp tác. Bằng sự hiện diện của quân đội Nga trong khu vực, Moscow sẽ làm mọi cách để bảo vệ quyền lợi quốc gia ở nơi đây.
Nguyễn Yên - vietq.vn/
Relate Threads