Theo TS Trần Đình Thiên, tình trạng nhà máy Lọc dầu Dung Quất “kêu cứu” và “dọa” đóng cửa như hiện nay là một bài học “không hề rẻ” về việc doanh nghiệp dựa dẫm vào Nhà nước khi cơ chế và lộ trình ưu đãi không rõ ràng.
Không thể kéo dài vô tận việc ưu đãi
Trao đổi bên lề Diễn đàn “Cơ hội và thách thức của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với ngành công nghiệp Việt Nam” diễn ra sáng nay (01/03/2016), PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, sự hỗ trợ của Nhà nước với doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó, nhất là giai đoạn khởi đầu là quan trọng, nhưng không thể cứ kéo dài vô tận
Theo đó, giữa bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, Nhà nước cần đặt ra một lộ trình cụ thể trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp và đến một lúc nào đó thì chuyển hoàn toàn sang cơ chế thị trường.
Chẳng hạn, trong 3 năm đầu tiên, Nhà nước có những chính sách hỗ trợ nhất định để doanh nghiệp có điều kiện phát triển, nhưng mức độ ưu đãi giảm dần, sau 3 năm thì dừng lại.
“Rất rõ ràng là đến một thời gian nào đó, doanh nghiệp phải tự sống. Phải lo lấy vợ con chứ không thể bám mãi vào bố mẹ” – vị chuyên gia ví von.
Tuy nhiên, ông Thiên cũng nhìn nhận, ở Việt Nam, cơ chế này không rõ ràng nên dẫn đến việc các doanh nghiệp cứ khất lần và dựa dẫm mãi vào Nhà nước. Đến khi diễn biến thị trường thế giới bất thường thì “chịu không nổi”.
“Đây có lẽ là trường hợp của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Bài học kinh nghiệm ở đây tôi cho rằng không phải là rẻ với những ngành công nghiệp khác” – ông Thiên trầm ngâm.
Theo ông, hiện nay do Dung Quất đã được đầu tư rất lớn và sự tồn tại, phát triển của dự án này liên quan đến lợi ích quốc gia, thế nên không thể lạnh lùng nói rằng “cứ để mặc cho chết”.
Với hai nhà máy lọc dầu này, cần có sự can thiệp tối thiểu và phải công khai. Nhà nước cũng cần đưa ra một lộ trình rõ ràng cho Dung Quất, để làm sao câu chuyện đi tìm kiếm chỗ dựa như hiện nay đến một thời điểm phải chấm dứt. Như thế mới giải quyết được vấn đề.
Cần "lắng nghe" tín hiệu thị trường
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Dân Trí, GS.TS Nguyễn Quang Thái – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng, việc các doanh nghiệp xin ưu đãi phải xuất phát từ bức tranh chung của nền kinh tế chứ không phải từng ngành một ai cũng muốn thu lợi cho riêng.
“Ưu đãi của nhà nước với doanh nghiệp xuất phát từ tiền thuế của dân. Ưu đãi địa phương này thì ảnh hưởng địa phương khác, ưu đãi ngành này ảnh hưởng đến ngành khác. Vì vậy, tôi cho rằng, các cơ quan, doanh nghiệp khi đề xuất ưu đãi phải có những tính toán kỹ lưỡng hơn” – ông Thái bình luận.
Riêng về trường hợp của Dung Quất, ông Thái cho rằng, đây là câu chuyện của thị trường chứ không phải mong muốn duy ý chí. Về lâu dài, thị trường sẽ quyết định.
Rõ ràng, trong bối cảnh giá dầu thô lao dốc thì mức 147 USD/thùng xuống mức hơn 30 USD/thùng như hiện nay, Lọc dầu Dung Quất cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí khác đều thiệt hại, nhiều mỏ khoan dầu không còn hiệu quả khi giá thành cao (từ 30 đến 45 USD/thùng). Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước từ dầu thô.
Tuy nhiên, ông Thái nhận xét, tỉ lệ đóng góp từ dầu thô vào ngân sách Nhà nước đã giảm và được bù lại bằng nguồn thu nội địa. Đây mới là bài toán phát triển căn cơ hơn. Do đó, những quyết định ưu đãi cho doanh nghiệp hay định hướng điều hành ngân sách thời gian tới, theo Giáo sư Nguyễn Quang Thái, cần phải “nghe” tín hiệu của thị trường.
Mới đây, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đã gửi đơn “kêu cứu” lên Thủ tướng Chính phủ về việc tồn kho lớn của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và cảnh báo nguy cơ bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm dừng nhà máy trong thời gian tới.
Đây không phải là lần đầu tiên PVN “dọa” đóng cửa Dung Quất. Hồi năm ngoái khi thuế nhập khẩu xăng giảm từ 35% xuống còn 20%; thuế nhập khẩu dầu diesel từ mức 30% và có lộ trình giảm xuống còn 5% cho năm 2015 và sau đó giảm về 0% cho năm 2016 đến năm 2018, thời điểm đó, Dung Quất cũng đã “kêu cứu” và lo ngại phải đóng cửa nhà máy. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã đồng ý điều chỉnh mức thuế áp dụng cho xăng của Dung Quất từ 35% giảm xuống còn 20%, dầu diesel giảm từ 30% xuống còn 20%.
Không thể kéo dài vô tận việc ưu đãi
Trao đổi bên lề Diễn đàn “Cơ hội và thách thức của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với ngành công nghiệp Việt Nam” diễn ra sáng nay (01/03/2016), PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, sự hỗ trợ của Nhà nước với doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó, nhất là giai đoạn khởi đầu là quan trọng, nhưng không thể cứ kéo dài vô tận
Theo đó, giữa bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, Nhà nước cần đặt ra một lộ trình cụ thể trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp và đến một lúc nào đó thì chuyển hoàn toàn sang cơ chế thị trường.
“Rất rõ ràng là đến một thời gian nào đó, doanh nghiệp phải tự sống. Phải lo lấy vợ con chứ không thể bám mãi vào bố mẹ” – vị chuyên gia ví von.
Tuy nhiên, ông Thiên cũng nhìn nhận, ở Việt Nam, cơ chế này không rõ ràng nên dẫn đến việc các doanh nghiệp cứ khất lần và dựa dẫm mãi vào Nhà nước. Đến khi diễn biến thị trường thế giới bất thường thì “chịu không nổi”.
“Đây có lẽ là trường hợp của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Bài học kinh nghiệm ở đây tôi cho rằng không phải là rẻ với những ngành công nghiệp khác” – ông Thiên trầm ngâm.
Theo ông, hiện nay do Dung Quất đã được đầu tư rất lớn và sự tồn tại, phát triển của dự án này liên quan đến lợi ích quốc gia, thế nên không thể lạnh lùng nói rằng “cứ để mặc cho chết”.
Với hai nhà máy lọc dầu này, cần có sự can thiệp tối thiểu và phải công khai. Nhà nước cũng cần đưa ra một lộ trình rõ ràng cho Dung Quất, để làm sao câu chuyện đi tìm kiếm chỗ dựa như hiện nay đến một thời điểm phải chấm dứt. Như thế mới giải quyết được vấn đề.
Cần "lắng nghe" tín hiệu thị trường
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Dân Trí, GS.TS Nguyễn Quang Thái – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng, việc các doanh nghiệp xin ưu đãi phải xuất phát từ bức tranh chung của nền kinh tế chứ không phải từng ngành một ai cũng muốn thu lợi cho riêng.
Riêng về trường hợp của Dung Quất, ông Thái cho rằng, đây là câu chuyện của thị trường chứ không phải mong muốn duy ý chí. Về lâu dài, thị trường sẽ quyết định.
Rõ ràng, trong bối cảnh giá dầu thô lao dốc thì mức 147 USD/thùng xuống mức hơn 30 USD/thùng như hiện nay, Lọc dầu Dung Quất cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí khác đều thiệt hại, nhiều mỏ khoan dầu không còn hiệu quả khi giá thành cao (từ 30 đến 45 USD/thùng). Điều này sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước từ dầu thô.
Tuy nhiên, ông Thái nhận xét, tỉ lệ đóng góp từ dầu thô vào ngân sách Nhà nước đã giảm và được bù lại bằng nguồn thu nội địa. Đây mới là bài toán phát triển căn cơ hơn. Do đó, những quyết định ưu đãi cho doanh nghiệp hay định hướng điều hành ngân sách thời gian tới, theo Giáo sư Nguyễn Quang Thái, cần phải “nghe” tín hiệu của thị trường.
Mới đây, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đã gửi đơn “kêu cứu” lên Thủ tướng Chính phủ về việc tồn kho lớn của Nhà máy lọc dầu Dung Quất và cảnh báo nguy cơ bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm dừng nhà máy trong thời gian tới.
Đây không phải là lần đầu tiên PVN “dọa” đóng cửa Dung Quất. Hồi năm ngoái khi thuế nhập khẩu xăng giảm từ 35% xuống còn 20%; thuế nhập khẩu dầu diesel từ mức 30% và có lộ trình giảm xuống còn 5% cho năm 2015 và sau đó giảm về 0% cho năm 2016 đến năm 2018, thời điểm đó, Dung Quất cũng đã “kêu cứu” và lo ngại phải đóng cửa nhà máy. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã đồng ý điều chỉnh mức thuế áp dụng cho xăng của Dung Quất từ 35% giảm xuống còn 20%, dầu diesel giảm từ 30% xuống còn 20%.
Bích Diệp - Báo Dân Trí
Relate Threads