Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc - hai nhà máy có vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng - đang kinh doanh thua lỗ...
Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc - hai nhà máy có vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ, từng được kỳ vọng sẽ hiện thực hoá giấc mơ tự chủ hoá phân bón cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Giấc mơ ấy giờ đã trở thành hiện thực khi xét về công suất sản xuất phân bón, nhưng các nhà máy lại lâm vào thua lỗ.
Lỗ lớn
Đạm Hà Bắc là một thương hiệu đã trở nên quen thuộc đối với những người nông dân và được cho là “huyền thoại” của sự nghiệp phát triển kinh tế miền Bắc của thế kỷ trước.
Nhà máy được hình thành trong giai đoạn xây dựng đất nước sau chiến tranh năm 1960. Sau nhiều lần phân tách rồi sáp nhập, phát triển, đến năm 1975, nhà máy phân đạm Hà Bắc chính thức được hợp nhất.
Năm 2010, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) triển khai dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc với tổng vốn đầu tư 568 triệu USD. Khi đó nguồn vốn tự có chỉ có khoảng 102 triệu USD, nên công ty phải đi vay tổng cộng hơn 5.000 tỷ đồng.
Theo đó, công suất nhà máy phân đạm Hà Bắc lên mức 500.000 tấn urê, trong đó đầu tư một dây chuyền sản xuất mới có công suất 320.000 tấn urê, và cải tạo dây chuyền sản xuất hiện có sang sử dụng nguyên liệu than cám có công suất 180.000 tấn urê một năm.
Nhưng năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động, cũng là lúc công ty lâm vào thua lỗ nặng với con số 675 tỷ đồng, năm 2016 số lỗ dự kiến khoảng 488 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, năm 2019 Đạm Hà Bắc sẽ hết lỗ luỹ kế, tuy nhiên, trong bối cảnh giá phân đạm giảm mạnh cùng sự cạnh tranh quyết liệt, thì số lỗ của công ty có nguy cơ sẽ lớn hơn nhiều lần so với dự báo ban đầu.
Nợ vay của Đạm Hà Bắc hiện đã lên tới trên 7.000 tỷ đồng. Chi phí lãi vay, khấu hao lớn khiến công ty vẫn đứng trước nguy cơ chìm trong thua lỗ.
Trong khi đó, một đơn vị khác là Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình cũng được chấp thuận đầu tư 667 triệu USD, công suất 560.000 tấn urê cung cấp cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc, nhằm thay thế phân đạm nhập khẩu, tạo sự ổn định về giá và góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho toàn miền Bắc.
Đạm Ninh Bình được khẳng định là dự án lớn nhất, sử dụng công nghệ hiện đại nhất châu Âu của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem). Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của Vinachem khi đó chỉ có 100 triệu USD và được phía Eximbank Trung Quốc đề nghị cho vay 250 triệu USD với lãi suất 4% một năm, với điều kiện ký kết hợp đồng với tổng thầu Trung Quốc.
Năm 2012, nhà máy đi vào hoạt động nhưng lỗ lớn từ đó, và đến nay, tổng lỗ luỹ kế đã lên gần 2.700 tỷ đồng. Chi phí lãi vay, khấu hao thiết bị, công nghệ đã khiến nhà máy rơi vào cảnh càng sản xuất càng lỗ lớn.
Tháng 3/2016 nhà máy công bố dừng hoạt động do thua lỗ quá lớn, không cạnh tranh được với phân bón Trung Quốc. Hơn nữa, dây chuyền thiết bị của nhà máy thường xuyên bị hư hỏng trong khi việc mua mới, thay thế phải phụ thuộc hoàn toàn về phía nhà thầu Trung Quốc.
Khó khăn chồng chất, Đạm Ninh Bình đang phải đối mặt với khoản nợ 8.300 tỷ đồng. Năm 2016, Đạm Ninh Bình phải trả nợ cho phía Trung Quốc gần 600 tỷ đồng.
Vì sao?
Thua lỗ, giảm lợi nhuận không chỉ là vấn đề của hai nhà máy mà còn là nỗi lo của ngành công nghiệp phân đạm sản xuất từ than.
Đặc biệt, giá nguyên liệu than trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao, trong khi giá sản phẩm urê lại giảm mạnh. Năm 2015, giá phân urê là 8,7 triệu đồng/tấn đến nay chỉ còn 6 triệu đồng/tấn.
Hai nhà máy đạm Ninh Bình, Hà Bắc vốn đã mất lợi thế vì sản xuất từ than, cộng với giá than tăng, chi phí lãi vay lớn, khấu khao thiết bị lớn, dẫn tới lỗ lớn hơn nhiều so với kế hoạch đề ra trước đó.
Hơn nữa, hai nhà máy đi vào hoạt động trong lúc thị trường đã bão hoà. Nhu cầu phân đạm hàng năm của Việt Nam khoảng 2 triệu tấn. Riêng 4 nhà máy sản xuất phân đạm với tổng công suất tương đương 2,65 triệu tấn là Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường phân bón Việt Nam trong bối cảnh cung vượt cầu.
Ngoài đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, với sản lượng nhập khẩu phân bón chiếm tới 50% của toàn ngành.
Giá phân đạm tiếp tục được duy trì ở mức thấp 240 USD một tấn, tạo lợi thế cho phân bón nhập khẩu tràn vào Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 322.787 tấn urê tương ứng 77,1 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.
Mặc dù được quảng bá với công nghệ hiện đại châu Âu, song nhiều thiết bị, máy móc của hai nhà máy Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong một văn bản gửi lên Bộ Công Thương, ban lãnh đạo Đạm Ninh Bình đã thừa nhận tình trạng hư hỏng vặt của máy móc thiết bị nhập từ Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.
Có thể thấy rõ những yếu điểm của hai nhà máy nếu đặt trong bản đồ các nhà máy phân đạm lớn của cả nước như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau. Hiện hai nhà máy này có công suất phân đạm sản xuất từ khí lớn nhất Việt Nam. Dù giá phân urê xuống thấp, song Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau vẫn có lợi nhuận cao.
Năm 2012, Đạm Phú Mỹ lãi 3.500 tỷ đồng, đến năm 2015 lãi 1.800 tỷ. Trong khi đó, Đạm Cà Mau vẫn duy trì ổn định mức lợi nhuận trên 800 tỷ đồng.
Khó thì xin… ưu đãi
Trong khi Đạm Hà Bắc tiến hành cổ phần hoá, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của nhà máy, thì Đạm Ninh Bình nhiều lần báo cáo lên Bộ Công Thương khất việc bán cổ phần do thua lỗ lớn và vướng mắc trong công tác tất toán với nhà thầu Trung Quốc.
Trong bối cảnh khó khăn, Vinachem - chủ đầu tư của hai dự án trên, đã từng tính đến việc đóng cửa Đạm Ninh Bình hoặc chuyển sang dùng các loại nguyên liệu khác để sản xuất.
Trong một văn bản gửi Bộ Công Thương, Tổng giám đốc Vinachem Nguyễn Gia Tường còn đề nghị cấm nhập khẩu phân bón để ổn định sản xuất của nhà máy.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình tiếp tục gửi đơn “kêu cứu” lên Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm urê nhằm giúp hạn chế hàng nhập khẩu quá rẻ trong trong thời gian qua, và là nguyên nhân trực tiếp gây lỗ lớn cho Đạm Ninh Bình.
Biện pháp này được cho là sẽ có tác dụng lớn trong việc bảo toàn vốn Nhà nước, bảo vệ được mặt hàng phân urê trong nước.
Ngoài ra, Đạm Ninh Bình cũng xin chính sách giãn trả nợ với phía Eximbank Trung Quốc, chuyển nợ vay thành vốn góp, áp dụng thuế giá trị gia tăng đầu ra 0%…
Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc - hai nhà máy có vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ, từng được kỳ vọng sẽ hiện thực hoá giấc mơ tự chủ hoá phân bón cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Giấc mơ ấy giờ đã trở thành hiện thực khi xét về công suất sản xuất phân bón, nhưng các nhà máy lại lâm vào thua lỗ.
Lỗ lớn
Đạm Hà Bắc là một thương hiệu đã trở nên quen thuộc đối với những người nông dân và được cho là “huyền thoại” của sự nghiệp phát triển kinh tế miền Bắc của thế kỷ trước.
Năm 2010, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) triển khai dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc với tổng vốn đầu tư 568 triệu USD. Khi đó nguồn vốn tự có chỉ có khoảng 102 triệu USD, nên công ty phải đi vay tổng cộng hơn 5.000 tỷ đồng.
Theo đó, công suất nhà máy phân đạm Hà Bắc lên mức 500.000 tấn urê, trong đó đầu tư một dây chuyền sản xuất mới có công suất 320.000 tấn urê, và cải tạo dây chuyền sản xuất hiện có sang sử dụng nguyên liệu than cám có công suất 180.000 tấn urê một năm.
Nhưng năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động, cũng là lúc công ty lâm vào thua lỗ nặng với con số 675 tỷ đồng, năm 2016 số lỗ dự kiến khoảng 488 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, năm 2019 Đạm Hà Bắc sẽ hết lỗ luỹ kế, tuy nhiên, trong bối cảnh giá phân đạm giảm mạnh cùng sự cạnh tranh quyết liệt, thì số lỗ của công ty có nguy cơ sẽ lớn hơn nhiều lần so với dự báo ban đầu.
Nợ vay của Đạm Hà Bắc hiện đã lên tới trên 7.000 tỷ đồng. Chi phí lãi vay, khấu hao lớn khiến công ty vẫn đứng trước nguy cơ chìm trong thua lỗ.
Trong khi đó, một đơn vị khác là Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình cũng được chấp thuận đầu tư 667 triệu USD, công suất 560.000 tấn urê cung cấp cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc, nhằm thay thế phân đạm nhập khẩu, tạo sự ổn định về giá và góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho toàn miền Bắc.
Đạm Ninh Bình được khẳng định là dự án lớn nhất, sử dụng công nghệ hiện đại nhất châu Âu của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem). Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của Vinachem khi đó chỉ có 100 triệu USD và được phía Eximbank Trung Quốc đề nghị cho vay 250 triệu USD với lãi suất 4% một năm, với điều kiện ký kết hợp đồng với tổng thầu Trung Quốc.
Năm 2012, nhà máy đi vào hoạt động nhưng lỗ lớn từ đó, và đến nay, tổng lỗ luỹ kế đã lên gần 2.700 tỷ đồng. Chi phí lãi vay, khấu hao thiết bị, công nghệ đã khiến nhà máy rơi vào cảnh càng sản xuất càng lỗ lớn.
Tháng 3/2016 nhà máy công bố dừng hoạt động do thua lỗ quá lớn, không cạnh tranh được với phân bón Trung Quốc. Hơn nữa, dây chuyền thiết bị của nhà máy thường xuyên bị hư hỏng trong khi việc mua mới, thay thế phải phụ thuộc hoàn toàn về phía nhà thầu Trung Quốc.
Khó khăn chồng chất, Đạm Ninh Bình đang phải đối mặt với khoản nợ 8.300 tỷ đồng. Năm 2016, Đạm Ninh Bình phải trả nợ cho phía Trung Quốc gần 600 tỷ đồng.
Vì sao?
Thua lỗ, giảm lợi nhuận không chỉ là vấn đề của hai nhà máy mà còn là nỗi lo của ngành công nghiệp phân đạm sản xuất từ than.
Đặc biệt, giá nguyên liệu than trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao, trong khi giá sản phẩm urê lại giảm mạnh. Năm 2015, giá phân urê là 8,7 triệu đồng/tấn đến nay chỉ còn 6 triệu đồng/tấn.
Hai nhà máy đạm Ninh Bình, Hà Bắc vốn đã mất lợi thế vì sản xuất từ than, cộng với giá than tăng, chi phí lãi vay lớn, khấu khao thiết bị lớn, dẫn tới lỗ lớn hơn nhiều so với kế hoạch đề ra trước đó.
Hơn nữa, hai nhà máy đi vào hoạt động trong lúc thị trường đã bão hoà. Nhu cầu phân đạm hàng năm của Việt Nam khoảng 2 triệu tấn. Riêng 4 nhà máy sản xuất phân đạm với tổng công suất tương đương 2,65 triệu tấn là Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường phân bón Việt Nam trong bối cảnh cung vượt cầu.
Ngoài đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, với sản lượng nhập khẩu phân bón chiếm tới 50% của toàn ngành.
Giá phân đạm tiếp tục được duy trì ở mức thấp 240 USD một tấn, tạo lợi thế cho phân bón nhập khẩu tràn vào Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 322.787 tấn urê tương ứng 77,1 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.
Mặc dù được quảng bá với công nghệ hiện đại châu Âu, song nhiều thiết bị, máy móc của hai nhà máy Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong một văn bản gửi lên Bộ Công Thương, ban lãnh đạo Đạm Ninh Bình đã thừa nhận tình trạng hư hỏng vặt của máy móc thiết bị nhập từ Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.
Có thể thấy rõ những yếu điểm của hai nhà máy nếu đặt trong bản đồ các nhà máy phân đạm lớn của cả nước như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau. Hiện hai nhà máy này có công suất phân đạm sản xuất từ khí lớn nhất Việt Nam. Dù giá phân urê xuống thấp, song Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau vẫn có lợi nhuận cao.
Năm 2012, Đạm Phú Mỹ lãi 3.500 tỷ đồng, đến năm 2015 lãi 1.800 tỷ. Trong khi đó, Đạm Cà Mau vẫn duy trì ổn định mức lợi nhuận trên 800 tỷ đồng.
Khó thì xin… ưu đãi
Trong khi Đạm Hà Bắc tiến hành cổ phần hoá, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của nhà máy, thì Đạm Ninh Bình nhiều lần báo cáo lên Bộ Công Thương khất việc bán cổ phần do thua lỗ lớn và vướng mắc trong công tác tất toán với nhà thầu Trung Quốc.
Trong bối cảnh khó khăn, Vinachem - chủ đầu tư của hai dự án trên, đã từng tính đến việc đóng cửa Đạm Ninh Bình hoặc chuyển sang dùng các loại nguyên liệu khác để sản xuất.
Trong một văn bản gửi Bộ Công Thương, Tổng giám đốc Vinachem Nguyễn Gia Tường còn đề nghị cấm nhập khẩu phân bón để ổn định sản xuất của nhà máy.
Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình tiếp tục gửi đơn “kêu cứu” lên Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiến nghị áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm urê nhằm giúp hạn chế hàng nhập khẩu quá rẻ trong trong thời gian qua, và là nguyên nhân trực tiếp gây lỗ lớn cho Đạm Ninh Bình.
Biện pháp này được cho là sẽ có tác dụng lớn trong việc bảo toàn vốn Nhà nước, bảo vệ được mặt hàng phân urê trong nước.
Ngoài ra, Đạm Ninh Bình cũng xin chính sách giãn trả nợ với phía Eximbank Trung Quốc, chuyển nợ vay thành vốn góp, áp dụng thuế giá trị gia tăng đầu ra 0%…
VNeconomy.vn
Relate Threads