Viện KSND Tối cao nhận định, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của OceanBank trước khi PVN tham gia đầu tư góp vốn lần thứ nhất và thứ hai thuộc trách nhiệm của ông Nguyễn Ngọc Sự.
Có vai trò nhất định trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trong việc góp 800 tỷ đồng vào OceanBank, nhưng ông Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của PVN không bị truy tố cùng Đinh La Thăng và 6 đồng phạm.
Ông Nguyễn Ngọc Sự được bổ nhiệm giữ chức Phó TGĐ PVN từ năm 2008 đến tháng 9/2010, được TGĐ PVN phân công phụ trách theo dõi, chỉ đạo công tác tài chính kế toán và kiểm toán của PVN.
Theo Cáo trạng số 13/CTr-VKSTC-V3 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, hành vi của ông Nguyễn Ngọc Sự trong quá trình PVN góp vốn vào OceanBank, dẫn đến việc tập đoàn này mất trắng 800 tỷ đồng như sau:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN, Nguyễn Ngọc Sự phân công, chỉ đạo Ban Tài chính kế toán do Ninh Văn Quỳnh, Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tiến hành thẩm định, đánh giá hoạt động của OceanBank.
Ngày 18/09/2008, Nguyễn Ngọc Sự ký Văn bản số 140B/CVNB-NNS về việc đàm phán với OceanBank để báo cáo, trình HĐQT PVN xem xét phê duyệt và ký Thỏa thuận với OceanBank về việc đầu tư.
Ngày 29/09/2008, Nguyễn Ngọc Sự ký báo cáo số 146/CVNB-NNS gửi HĐQT PVN. Mặc dù báo cáo đánh giá về năng lực của OceanBank yếu nhưng ông Sự vẫn nhận định và đề xuất sự cần thiết tham gia đầu tư của PVN vào OceanBank để trình HĐQT.
Ngày 23/10/2008, Nguyễn Ngọc Sự được cử làm người đại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank (12%), Nguyễn Xuân Sơn, Trưởng Ban Trù bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt (8%). Ngày 29/12/2008, Nguyễn Ngọc Sự được cử làm người đại diện vốn góp của PVN (20%).
Tháng 12/2010, Nguyễn Ngọc Sự thôi tham gia đại diện vốn góp của PVN tại OceanBank để chuyển sang làm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đến khi về hưu vào tháng 7/2017 vừa qua.
Viện KSND Tối cao nhận định, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của OceanBank trước khi PVN tham gia đầu tư góp vốn lần thứ nhất và thứ hai thuộc trách nhiệm của Nguyễn Ngọc Sự.
Cụ thể, ngày 18/09/2008, Nguyễn Ngọc Sự ký văn bản số 140B/CVNB-NNS gửi Đinh La Thăng báo cáo kết quả đàm phán với Hà Văn Thắm, Chủ tịch OceanBank, kèm theo báo cáo đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu tài chính của OceanBank, trong đó có nêu: “… nhìn tổng thể đến 31/3/2008, Ngân hàng TMCP Đại Dương là Ngân hàng có quy mô nhỏ, khả năng thanh toán thấp;… trong bối cảnh kinh tế hiện tại, OceanBank đứng trước khó khăn trong vấn đề huy động vốn với lãi suất hợp lý để cân đối với nguồn sử dụng… Ngân hàng TMCP Đại Dương thuộc nhóm TCTD có xếp hạng trung bình khá trong số các Ngân hàng thương mại cổ phần”.
Cùng ngày, mặc dù không tổ chức họp HĐQT, không lấy ý kiến các thành viên HĐQT nhưng Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận số 6934/TTHT-Petrovietnam & Oceanbank với Hà Văn Thắm để PVN tham gia góp vốn vào OceanBank theo nội dung các bên đã thống nhất.
Ngày 29/09/2008, Nguyễn Ngọc Sự ký tiếp văn bản số 146/CVNB-NNS gửi HĐQT đánh giá về năng lực của OceanBank, nêu rõ: Tính thanh khoản của ngân hàng hiện nay kém và rất nhạy cảm với bất cứ một biến động nào của thị trường…; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của OceanBank giảm từ 30,6% năm 2006; 19,5% năm 2007, xuống còn 18,6% cho những tháng đầu năm 2008... Từ đó PVN kết luận về tình hình hoạt động của OceanBank như sau:
“OceaBank là Ngân hàng TMCP có quy mô hoạt động nhỏ (tổng tài sản đến hết tháng 6/2008 là hơn 10 ngàn tỷ đồng)/ Trong quý 2/2008, OceanBank không tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mặc dù các khoản vay dưới chuẩn vẫn gia tăng. Do đó số liệu tháng 6 cho thấy sẽ phát sinh lỗ nếu Ngân hàng hạch toán đúng các khoản thu nợ và tiến hành rà soát lại hoạt động tín dụng, lập dự phòng cho hoạt động đầu tư. Hiện nay OceanBank đang đứng trước bài toán nặng nề nhất về khả năng đứng vững và có thể phát triển trong giai đoạn thị trường tài chính tiền tệ đang có nhiều biến động, cạnh tranh khốc liệt ở một tương lai rất gần khi khả năng thanh khoản kém, vốn và tiềm lực tài chính thấp, chất lượng tài sản thấp…”.
Trước khi Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm ký thỏa thuận hợp tác vào ngày 18/09/2008, Hà Văn Thắm đã chủ động gặp và bàn bạc với Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Ngọc Sự và Nguyễn Mạnh Hà, chuyên viên Ban trù bị ngân hàng Hồng Việt, để trao đổi, thống nhất việc PVN góp 400 tỷ đồng (20%) trong đợt tăng vốn mới của OceanBank.
Trong đợt tăng vốn lần 2 của OceanBank, PVN góp thêm 300 tỷ đồng. Để thực hiện việc này, ngày 20/5/2010, Nguyễn Ngọc Sự ký văn bản số 100/DKVN-NNS gửi HĐQT PVN đề nghị HĐQT chấp thuận việc OceanBank tăng vốn điều lệ năm 2010 lên 5.000 tỷ đồng. Ngày 24/5/2010, Nguyễn Ngọc Sự có văn bản số 106/CVNB-TCNS gửi HĐQT và ngày 27/5/2010, Bùi Thị Nguyệt, thành viên BKS có văn bản báo cáo Đinh La Thăng bổ sung thêm thông tin về phương án tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng của OceanBank và ngày 29/5/2010 Đinh La Thăng có ý kiến “đồng ý tăng vốn”.
Tuy nhiên, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có Quyết định số 40/C46-P11 ngày 27/12/2017 tách hành vi liên quan trong vụ án hình sự của Nguyễn Ngọc Sự cùng một số đối tượng khác nguyên là thành viên HĐQT PVN để tiếp tục điều tra làm rõ.
Có vai trò nhất định trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trong việc góp 800 tỷ đồng vào OceanBank, nhưng ông Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của PVN không bị truy tố cùng Đinh La Thăng và 6 đồng phạm.
Ông Nguyễn Ngọc Sự được bổ nhiệm giữ chức Phó TGĐ PVN từ năm 2008 đến tháng 9/2010, được TGĐ PVN phân công phụ trách theo dõi, chỉ đạo công tác tài chính kế toán và kiểm toán của PVN.
Theo Cáo trạng số 13/CTr-VKSTC-V3 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, hành vi của ông Nguyễn Ngọc Sự trong quá trình PVN góp vốn vào OceanBank, dẫn đến việc tập đoàn này mất trắng 800 tỷ đồng như sau:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN, Nguyễn Ngọc Sự phân công, chỉ đạo Ban Tài chính kế toán do Ninh Văn Quỳnh, Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tiến hành thẩm định, đánh giá hoạt động của OceanBank.
Ngày 29/09/2008, Nguyễn Ngọc Sự ký báo cáo số 146/CVNB-NNS gửi HĐQT PVN. Mặc dù báo cáo đánh giá về năng lực của OceanBank yếu nhưng ông Sự vẫn nhận định và đề xuất sự cần thiết tham gia đầu tư của PVN vào OceanBank để trình HĐQT.
Ngày 23/10/2008, Nguyễn Ngọc Sự được cử làm người đại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank (12%), Nguyễn Xuân Sơn, Trưởng Ban Trù bị thành lập Ngân hàng Hồng Việt (8%). Ngày 29/12/2008, Nguyễn Ngọc Sự được cử làm người đại diện vốn góp của PVN (20%).
Tháng 12/2010, Nguyễn Ngọc Sự thôi tham gia đại diện vốn góp của PVN tại OceanBank để chuyển sang làm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đến khi về hưu vào tháng 7/2017 vừa qua.
Viện KSND Tối cao nhận định, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của OceanBank trước khi PVN tham gia đầu tư góp vốn lần thứ nhất và thứ hai thuộc trách nhiệm của Nguyễn Ngọc Sự.
Cụ thể, ngày 18/09/2008, Nguyễn Ngọc Sự ký văn bản số 140B/CVNB-NNS gửi Đinh La Thăng báo cáo kết quả đàm phán với Hà Văn Thắm, Chủ tịch OceanBank, kèm theo báo cáo đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu tài chính của OceanBank, trong đó có nêu: “… nhìn tổng thể đến 31/3/2008, Ngân hàng TMCP Đại Dương là Ngân hàng có quy mô nhỏ, khả năng thanh toán thấp;… trong bối cảnh kinh tế hiện tại, OceanBank đứng trước khó khăn trong vấn đề huy động vốn với lãi suất hợp lý để cân đối với nguồn sử dụng… Ngân hàng TMCP Đại Dương thuộc nhóm TCTD có xếp hạng trung bình khá trong số các Ngân hàng thương mại cổ phần”.
Cùng ngày, mặc dù không tổ chức họp HĐQT, không lấy ý kiến các thành viên HĐQT nhưng Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận số 6934/TTHT-Petrovietnam & Oceanbank với Hà Văn Thắm để PVN tham gia góp vốn vào OceanBank theo nội dung các bên đã thống nhất.
Ngày 29/09/2008, Nguyễn Ngọc Sự ký tiếp văn bản số 146/CVNB-NNS gửi HĐQT đánh giá về năng lực của OceanBank, nêu rõ: Tính thanh khoản của ngân hàng hiện nay kém và rất nhạy cảm với bất cứ một biến động nào của thị trường…; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của OceanBank giảm từ 30,6% năm 2006; 19,5% năm 2007, xuống còn 18,6% cho những tháng đầu năm 2008... Từ đó PVN kết luận về tình hình hoạt động của OceanBank như sau:
“OceaBank là Ngân hàng TMCP có quy mô hoạt động nhỏ (tổng tài sản đến hết tháng 6/2008 là hơn 10 ngàn tỷ đồng)/ Trong quý 2/2008, OceanBank không tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mặc dù các khoản vay dưới chuẩn vẫn gia tăng. Do đó số liệu tháng 6 cho thấy sẽ phát sinh lỗ nếu Ngân hàng hạch toán đúng các khoản thu nợ và tiến hành rà soát lại hoạt động tín dụng, lập dự phòng cho hoạt động đầu tư. Hiện nay OceanBank đang đứng trước bài toán nặng nề nhất về khả năng đứng vững và có thể phát triển trong giai đoạn thị trường tài chính tiền tệ đang có nhiều biến động, cạnh tranh khốc liệt ở một tương lai rất gần khi khả năng thanh khoản kém, vốn và tiềm lực tài chính thấp, chất lượng tài sản thấp…”.
Trước khi Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm ký thỏa thuận hợp tác vào ngày 18/09/2008, Hà Văn Thắm đã chủ động gặp và bàn bạc với Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Ngọc Sự và Nguyễn Mạnh Hà, chuyên viên Ban trù bị ngân hàng Hồng Việt, để trao đổi, thống nhất việc PVN góp 400 tỷ đồng (20%) trong đợt tăng vốn mới của OceanBank.
Trong đợt tăng vốn lần 2 của OceanBank, PVN góp thêm 300 tỷ đồng. Để thực hiện việc này, ngày 20/5/2010, Nguyễn Ngọc Sự ký văn bản số 100/DKVN-NNS gửi HĐQT PVN đề nghị HĐQT chấp thuận việc OceanBank tăng vốn điều lệ năm 2010 lên 5.000 tỷ đồng. Ngày 24/5/2010, Nguyễn Ngọc Sự có văn bản số 106/CVNB-TCNS gửi HĐQT và ngày 27/5/2010, Bùi Thị Nguyệt, thành viên BKS có văn bản báo cáo Đinh La Thăng bổ sung thêm thông tin về phương án tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng của OceanBank và ngày 29/5/2010 Đinh La Thăng có ý kiến “đồng ý tăng vốn”.
Tuy nhiên, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có Quyết định số 40/C46-P11 ngày 27/12/2017 tách hành vi liên quan trong vụ án hình sự của Nguyễn Ngọc Sự cùng một số đối tượng khác nguyên là thành viên HĐQT PVN để tiếp tục điều tra làm rõ.
Relate Threads