Việt Nam có thể phải nhập khẩu dầu khí từ 20 - 30%

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Ngày 14/12, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo Kinh tế Năng lượng và triển vọng.

Tại Hội thảo, các đại biểu đưa ra nhận định, trước áp lực dịch chuyển cơ cấu năng lượng, cần thay đổi cách tiếp cận khai thác tài nguyên cũng như thay đổi chính sách, cơ chế, cách thức quản trị các tập đoàn điện, than, dầu khí…

Trước những thách thức về năng lượng mà Việt Nam đang đối mặt, ông Nguyễn Hồng Minh - Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam cho biết, về dầu khí, sản lượng khai thác năm 2017 ước đạt gần 16 triệu tấn, tuy không giảm nhiều so với năm 2016, nhưng nhìn bức tranh tổng thể thì dầu khí cũng gặp nhiều khó khăn.

anh%20minhhoakkin.jpg

Nếu như trước đây chỉ cần khai thác mỏ Bạch Hổ đóng góp 15% ngân sách nhà nước, thì nay hàng chục mỏ đang khai thác nhưng sản lượng ngày càng suy giảm. Những mỏ tiềm năng ngày càng xa và sâu hơn, dẫn đến chi phí khai thác tăng cao. Về khí, sản lượng hiện đang tăng tuy nhiên tại các mỏ lớn đang suy giảm. Hai dự án khí lớn phải chờ đến năm 2021 - 2022 mới đi vào hoạt động.

Trong tương lai, Việt Nam có thể phải nhập khẩu dầu khí từ 20-30%. Ông Nguyễn Hồng Minh cho biết, một thời gian dài xuất khẩu dầu mang lại ngân sách cho đất nước nhưng nay nguồn trữ lượng bắt đầu khó tìm hơn, mỏ lớn suy giảm. Hiện giờ khó duy trì vai trò đáp ứng đầy đủ năng lượng đất nước và phải chuyển sang nhập khẩu dầu khí. Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động có khả năng phải nhập khẩu 10 triệu tấn dầu. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm thăm dò phát triển thêm nguồn năng lượng mới nhưng trong quy hoạch ngành mà Chính phủ phê duyệt cũng nhìn thấy khó khăn trong gia tăng trữ lượng.

Thực tế, từ năm 2015, Việt Nam đã chuyển từ quốc gia xuất khẩu sang nhập khẩu về năng lượng. Việc phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu sẽ mang lại rủi ro trong việc cung cấp năng lượng, khi nguồn cung giảm hoặc khi giá năng lượng tăng đột biến, việc bảo đảm an ninh năng lượng sẽ khó kiểm soát. Nguồn nhiên liệu hóa thạch khai thác trong nước (khí thiên nhiên, than đá và dầu mỏ) đã đến mức giới hạn và dần suy giảm trong thời gian tới, phát triển bền vững và an ninh năng lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

TS Võ Trí Thanh, chuyên gia kinh tế, ngành năng lượng đang có cuộc cách mạng trong cơ cấu, thay đổi sử dụng năng lượng, thị trường và công nghệ. Năng lượng đòi hỏi đầu tư chi phí lớn nên đây còn là câu chuyện tương tác vai trò của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn. Việt Nam đang trong quá trình phát triển nên nhu cầu năng lượng rất cao, quá trình chuyển đổi năng lượng cũng khó khăn hơn. Theo đó, phải vừa chuyển đổi được chiến lược năng lượng, vừa xử lý được các vấn đề còn tồn tại nghiêm trọng hiện nay liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, đó là vấn đề nhân sự, quản trị doanh nghiệp.

“Nhìn ngành năng lượng Việt Nam, cơ cấu phát điện khác cơ cấu chung của thế giới và châu Á Thái Bình Dương vì thủy điện cao hơn nhiều so với các nước, nhu cầu về điện năng vẫn tăng nhanh. Công nghệ đang hướng đến nănn lượng tái tạo nhưng tỷ lệ còn nhỏ. Trong 5-7 năm tới chưa có bước ngoặt nhanh chóng được” - Ông Võ Trí Thành nói. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn rất lớn, chiến lược phải gắn với cung cầu và thị trường. Thị trường trước kia ngành điện chỉ là trong quốc gia nhưng nay có thể xuất khẩu. Ngoài ra là nâng cao công nghệ, cải cách đổi mới quản trị tập đoàn, xử lý những vấn đề hiện nay mắc phải.

Những ngành khai thác tài nguyên như than và dầu khí có thay đổi căn bản trong tương quan phát triển kinh tế và năng lượng… Trước áp lực dịch chuyển cơ cấu năng lượng, cần thay đổi cách tiếp cận về khai thác tài nguyên cũng như thay đổi chính sách, cơ chế, cách thức quản trị. Các Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí đều đứng trước nhiều thách thức thay đổi quản trị, nhận sự…không thể độc quyền và dễ dãi trong quản trị doanh nghiệp như xưa. (TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam)

kinhtedothi.vn
 

Việc làm nổi bật

Top