Sau khi ký 2 hợp đồng mua khí đốt trong nước và Indonesia tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tuần trước, Việt Nam có thể gia tăng nguồn cung cấp khí tự nhiên ngay trong năm 2023, cho phép nước này phát triển điện năng và hóa dầu.
Trong bối cảnh Hội nghị các nhà lãnh đạo chính phủ của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương diễn ra tại Đà Nẵng, Công ty dầu khí Nhà nước PetroVietnam đã đồng ý mua khí đốt từ mỏ Tuna trong khu vực phía bắc biển Natuna, Indonesia. Việt Nam cũng đã ký hợp đồng khai thác khí đốt từ mỏ Rồng, Liên doanh dầu khí Việt - Nga ngoài khơi Việt Nam.
Sau khi giá dầu và khí đốt sụt giảm năm 2014 khiến đầu tư chững lại, các thỏa thuận này có thể đem lại sự thúc đẩy vô cùng cần thiết cho sự phát triển lĩnh vực khí đốt khu vực Đông Nam Á. Quan chức các Chính phủ và công ty cho biết, mỏ Cá voi xanh, dự án thứ ba của Tập đoàn Exxon Mobil, cũng đang tiến triển, nghĩa là sản lượng khí đốt của Việt Nam có thể tăng gấp ba trong vòng 8 năm tới.
Ông Andrew Harwood, Giám đốc nghiên cứu dầu khí thượng nguồn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Wood Mackenzie cho biết: "Nguồn cung sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu điện năng và công nghiệ ngày càng tăng ở miền Nam và miền Bắc, cũng như nhu cầu điện năng mới ở miền Trung Việt Nam.
Khi các nguồn cung cấp mới khác và mỏ Cá voi xanh đi vào hoạt động, sản lượng khí đốt của Việt Nam có thể tăng lên gần 2.400 triệu feet khối tiêu chuẩn/ngày (mmscfd) vào năm 2025, so với mức 800 mmscfd hiện nay, ông Harwood nói.
Chuyên gia nhà phân tích Peter Lee của BMI Research nói: "Khí đốt sẽ tiếp tục đóng vai trò chính trong việc kết hợp nguồn năng lượng trong nước trong khi tính cạnh tranh về giá thành của than trong những năm tới sẽ tăng trưởng thị phần, gây ảnh hưởng cho thủy điện".
Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) đối với mỏ Cá voi xanh dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm 2019, ông Liam Mallon, Chủ tịch Công ty Phát triển ExonMobil phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tuần trước.
"Mục đích là đạt được một số thoả thuận vào cuối năm 2017, hy vọng như vậy và điều đó sẽ cho phép chúng tôi tham gia dự án giai đoạn thiết kế tổng thể", ông nói.
Nằm trong khu vực Biển Đông, Cá voi xanh là dự án khí đốt lớn nhất của Việt Nam, với trữ lượng ước tính khoảng 150 tỷ mét khối. Theo kế hoạch của dự án, khí đốt đi qua ống dẫn dài 80 km để xử lý gần thành phố Đà Nẵng và sau đó cung cấp cho 4 nhà máy điện được đề xuất ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, ông Mallon cho biết.
Mỏ Rồng, mỏ Tuna
Petrovietnam cũng đã ký hợp đồng mua bán với Zarubezhneft để khai thác khí đốt tự nhiên từ vùng đông bắc của mỏ Rồng, công ty Nga cho biết trên trang web của mình.
Vietsovpetro, công ty liên kết, hiện đang điều hành mỏ Rồng ở ngoài khơi, hay còn gọi là mỏ 09-1. Cho đến nay, mỏ này chỉ sản xuất dầu.Petrovietnam cũng đã ký Bản ghi nhớ với Công ty khai thác mỏ Premier Oil (Anh) để mua khí đốt từ mỏ Tuna, Công ty giám sát dầu khí thượng nguồn SKK Migas (Indonesia) cho hay vào tuần trước.
Công ty SKK Migas cho biết, khí đốt từ mỏ Tuna sẽ được chuyển đến hệ thống đường ống Nam Côn Sơn tại Việt Nam qua đường ống dẫn toàn quốc đang được xây dựng.Mỏ Tuna dự kiến sẽ sản xuất khoảng 100-120 mmscfd khí đốt tự nhiên, Wisnu Prabawa Taher, phát ngôn viên của SKK Migas nói với Reuters. Ông cho biết, kế hoạch phát triển của mỏ này dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 20ắ bắt đầu sản xuất vào năm 2023./.
Trong bối cảnh Hội nghị các nhà lãnh đạo chính phủ của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương diễn ra tại Đà Nẵng, Công ty dầu khí Nhà nước PetroVietnam đã đồng ý mua khí đốt từ mỏ Tuna trong khu vực phía bắc biển Natuna, Indonesia. Việt Nam cũng đã ký hợp đồng khai thác khí đốt từ mỏ Rồng, Liên doanh dầu khí Việt - Nga ngoài khơi Việt Nam.
Sau khi giá dầu và khí đốt sụt giảm năm 2014 khiến đầu tư chững lại, các thỏa thuận này có thể đem lại sự thúc đẩy vô cùng cần thiết cho sự phát triển lĩnh vực khí đốt khu vực Đông Nam Á. Quan chức các Chính phủ và công ty cho biết, mỏ Cá voi xanh, dự án thứ ba của Tập đoàn Exxon Mobil, cũng đang tiến triển, nghĩa là sản lượng khí đốt của Việt Nam có thể tăng gấp ba trong vòng 8 năm tới.
Ông Andrew Harwood, Giám đốc nghiên cứu dầu khí thượng nguồn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Wood Mackenzie cho biết: "Nguồn cung sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu điện năng và công nghiệ ngày càng tăng ở miền Nam và miền Bắc, cũng như nhu cầu điện năng mới ở miền Trung Việt Nam.
Chuyên gia nhà phân tích Peter Lee của BMI Research nói: "Khí đốt sẽ tiếp tục đóng vai trò chính trong việc kết hợp nguồn năng lượng trong nước trong khi tính cạnh tranh về giá thành của than trong những năm tới sẽ tăng trưởng thị phần, gây ảnh hưởng cho thủy điện".
Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) đối với mỏ Cá voi xanh dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm 2019, ông Liam Mallon, Chủ tịch Công ty Phát triển ExonMobil phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tuần trước.
"Mục đích là đạt được một số thoả thuận vào cuối năm 2017, hy vọng như vậy và điều đó sẽ cho phép chúng tôi tham gia dự án giai đoạn thiết kế tổng thể", ông nói.
Nằm trong khu vực Biển Đông, Cá voi xanh là dự án khí đốt lớn nhất của Việt Nam, với trữ lượng ước tính khoảng 150 tỷ mét khối. Theo kế hoạch của dự án, khí đốt đi qua ống dẫn dài 80 km để xử lý gần thành phố Đà Nẵng và sau đó cung cấp cho 4 nhà máy điện được đề xuất ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, ông Mallon cho biết.
Mỏ Rồng, mỏ Tuna
Petrovietnam cũng đã ký hợp đồng mua bán với Zarubezhneft để khai thác khí đốt tự nhiên từ vùng đông bắc của mỏ Rồng, công ty Nga cho biết trên trang web của mình.
Vietsovpetro, công ty liên kết, hiện đang điều hành mỏ Rồng ở ngoài khơi, hay còn gọi là mỏ 09-1. Cho đến nay, mỏ này chỉ sản xuất dầu.Petrovietnam cũng đã ký Bản ghi nhớ với Công ty khai thác mỏ Premier Oil (Anh) để mua khí đốt từ mỏ Tuna, Công ty giám sát dầu khí thượng nguồn SKK Migas (Indonesia) cho hay vào tuần trước.
Công ty SKK Migas cho biết, khí đốt từ mỏ Tuna sẽ được chuyển đến hệ thống đường ống Nam Côn Sơn tại Việt Nam qua đường ống dẫn toàn quốc đang được xây dựng.Mỏ Tuna dự kiến sẽ sản xuất khoảng 100-120 mmscfd khí đốt tự nhiên, Wisnu Prabawa Taher, phát ngôn viên của SKK Migas nói với Reuters. Ông cho biết, kế hoạch phát triển của mỏ này dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 20ắ bắt đầu sản xuất vào năm 2023./.
(Thu Hà dịch)
vietnam.vn
vietnam.vn
Sửa lần cuối:
Relate Threads