Theo báo cáo của mình, VinaCapital tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn của cả PV Power và BSR.
VinaCapital vừa cho biết, quỹ đầu tư Vietnam Opportunity Fund (VOF) của tổ chức này đã đầu tư xấp xỉ 45 triệu USD vào hai công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là PV Power và Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trong đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) trong tháng 1/2018.
Theo thông báo mới nhất, giá trúng thầu của VOF thấp hơn 4% so với giá trúng trung bình 23.000 đồng/cp đối với cổ phiếu BSR, tổng giá trị đầu tư vào khoảng 25 triệu USD.
Với 33% thị phần của các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam khiến cho BSR trở thành mục tiêu rất đáng theo đuổi của VOF. Theo quỹ đầu tư này, hoạt động kinh doanh của nhà máy lọc dầu có xu hướng ít bị ảnh hưởng do sự biến động của giá dầu so với các phân đoạn khác của ngành dầu khí.
VOF cũng đã tiến hành đầu tư hơn 20 triệu USD vào PV Power, công ty điện lực lớn thứ 2 tại Việt Nam, tổng công suất 4,2 GW và mức vốn hóa thị trường thời điểm hiện tại là khoảng 1,5 tỷ USD. Đây được đánh giá là khoản đầu tư hấp dẫn với P/E ước tính 11,5x, mức giá khởi điểm 14.400 đồng/cp.
Các đợt IPO của PV Power và BSR đã đem về lần lượt 308 triệu USD và 245 triệu USD, đều cao hơn so với kỳ vọng ban đầu của Chỉnh phủ.
Thị trường tăng trưởng mạnh mẽ cùng với việc định giá cao đã giúp cho VOF có thể tái huy động tiền vào hoạt động cổ phần hóa của Chính phủ. Trong một báo cáo của mình, quỹ đầu tư này thể hiện sự tin tưởng vào việc định giá hợp lý, cũng như tiềm năng tăng trưởng trung hạn của BSR và PV Power.
Được thành lập năm 2003, VOF tập trung vào các giao dịch vốn cổ phần tư nhân cũng như nhắm mục tiêu nhiều loại tài sản. Trong đó, lĩnh vực tiêu dùng và công nghiệp chiếm đa số trong tỷ trọng đầu tư của VOF, các khoản đầu tư tài chính chiếm khoảng 10%.
Giá trị tài sản ròng của VOF trên mỗi cổ phiếu hiện là 6,03 USD, tăng 9,2% so với tháng trước đó. Chênh lệch giữa giá cổ phiếu và NAV (giá trị tài sản thuần) trên cổ phiếu thu hẹp xuống còn 14,2%.
Trong một thông báo trên website của công ty, Giám đốc đầu tư VinaCapital Andy Ho từng cho biết, công ty đã gom tới 200 triệu USD cho kế hoạch vốn cổ phần của riêng mình, thời điểm đó thông báo cho biết VinaCapital đã nắm 120 triệu USD tiềm mặt.
VOF cho biết, sẽ tiếp tục tìm kiếm các công ty có giá trị từ 100 – 500 triệu USD, và đầu tư vào các khoản từ 10 – 50 triệu USD.
Thời điểm cuối năm 2017, VinaCapital cũng cho biết đã chi khoảng 22 triệu USD (gần 500 tỷ đồng) cho khoản đầu tư vào ngân hàng HDBank.
Bạch Mộc
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
VinaCapital vừa cho biết, quỹ đầu tư Vietnam Opportunity Fund (VOF) của tổ chức này đã đầu tư xấp xỉ 45 triệu USD vào hai công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là PV Power và Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) trong đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) trong tháng 1/2018.
Với 33% thị phần của các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam khiến cho BSR trở thành mục tiêu rất đáng theo đuổi của VOF. Theo quỹ đầu tư này, hoạt động kinh doanh của nhà máy lọc dầu có xu hướng ít bị ảnh hưởng do sự biến động của giá dầu so với các phân đoạn khác của ngành dầu khí.
VOF cũng đã tiến hành đầu tư hơn 20 triệu USD vào PV Power, công ty điện lực lớn thứ 2 tại Việt Nam, tổng công suất 4,2 GW và mức vốn hóa thị trường thời điểm hiện tại là khoảng 1,5 tỷ USD. Đây được đánh giá là khoản đầu tư hấp dẫn với P/E ước tính 11,5x, mức giá khởi điểm 14.400 đồng/cp.
Các đợt IPO của PV Power và BSR đã đem về lần lượt 308 triệu USD và 245 triệu USD, đều cao hơn so với kỳ vọng ban đầu của Chỉnh phủ.
Thị trường tăng trưởng mạnh mẽ cùng với việc định giá cao đã giúp cho VOF có thể tái huy động tiền vào hoạt động cổ phần hóa của Chính phủ. Trong một báo cáo của mình, quỹ đầu tư này thể hiện sự tin tưởng vào việc định giá hợp lý, cũng như tiềm năng tăng trưởng trung hạn của BSR và PV Power.
Được thành lập năm 2003, VOF tập trung vào các giao dịch vốn cổ phần tư nhân cũng như nhắm mục tiêu nhiều loại tài sản. Trong đó, lĩnh vực tiêu dùng và công nghiệp chiếm đa số trong tỷ trọng đầu tư của VOF, các khoản đầu tư tài chính chiếm khoảng 10%.
Giá trị tài sản ròng của VOF trên mỗi cổ phiếu hiện là 6,03 USD, tăng 9,2% so với tháng trước đó. Chênh lệch giữa giá cổ phiếu và NAV (giá trị tài sản thuần) trên cổ phiếu thu hẹp xuống còn 14,2%.
Trong một thông báo trên website của công ty, Giám đốc đầu tư VinaCapital Andy Ho từng cho biết, công ty đã gom tới 200 triệu USD cho kế hoạch vốn cổ phần của riêng mình, thời điểm đó thông báo cho biết VinaCapital đã nắm 120 triệu USD tiềm mặt.
VOF cho biết, sẽ tiếp tục tìm kiếm các công ty có giá trị từ 100 – 500 triệu USD, và đầu tư vào các khoản từ 10 – 50 triệu USD.
Thời điểm cuối năm 2017, VinaCapital cũng cho biết đã chi khoảng 22 triệu USD (gần 500 tỷ đồng) cho khoản đầu tư vào ngân hàng HDBank.
Bạch Mộc
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads