Vụ việc ở Nhiệt điện Sông Hậu 1: Cần xem xét việc giao thầu của tổng thầu Lilama

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Việc tổng thầu dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Lilama giao gói thầu khủng cho đơn vị được cho là có hồ sơ năng lực yếu như Narime, việc thi công và chọn nhà thầu khi chưa phê duyệt dự toán xây dựng... đang hé lộ nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Vì sao Narime có thể nhận được gói thầu khủng?

Theo Quyết định 1791, ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thí điểm 3 nhà máy nhiệt điện trong đó nhà máy nhiệt điện sông Hậu 1 được giao chỉ tiêu định mức nội địa hoá không dưới 50%. Tuy nhiên cho tới nay, tính toán trên hợp đồng ký kết, dự án này mới nội địa hoá được 20,6%.

Được biết, dự án nhiệt điện Sông Hậu 1 có tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỉ đồng, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư (PVN); Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm tổng thầu EPC. Ngày 10/4/2015, PVN đã ký hợp đồng EPC dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 với Lilama. Ngay sau đó, Lilama đã ký với Tập đoàn Doosan Hàn Quốc hợp đồng cung cấp thiết bị chính chiếm đến gần 80% dự án, trị giá hàng tỉ đô la Mỹ.

Điều đáng nói là có doanh nghiệp lèo tèo vài công nhân mấy cỗ máy cũ kỹ từ thời Liên Xô cũ vẫn được giao gói thầu khủng, trong khi nhưng doanh nghiệp có năng lực thì không được tham gia. Điển hình như Viện nghiên cứu Cơ khí (Narime) chỉ lèo tèo vài công nhân, song vẫn nhận được các gói thầu khủng. Điều đáng nói, tại nhiều cuộc họp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nhắc nhở về các nhà thầu năng lực yếu kém, nhưng không hiểu sao, tổng thầu Lilama vẫn không chịu khắc phục mà tiếp tục đẩy cho đơn vị này gói thầu khủng.

Theo báo cáo của vụ chức năng Bộ Công thương thì Narime nhận được gói thầu Hệ thống vận chuyển than có giá trị thiết bị theo hợp đồng EPC là 58.601.818 USD, phần gia công chế tạo trong nước của gói thầu này là 330 tỉ đồng. Như vậy, chỉ riêng Narime đã thâu tóm tới 26,77 % tỉ trọng phần gia công trong nước /20,6% giá trị khối lượng công việc do các đơn vị cơ khí trong nước thực hiện tại dự án nhiệt điện Sông Hậu 1.

Khi phóng viên báo chí hỏi về số lượng công nhân trên thì sẽ khiển khai dự án thế nào? ông Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Narime lý giải là sẽ hợp tác với đối tác nước ngoài có kinh nghiệm để triển khai gói thầu. Điều đó cho thấy đã phần nào hé lộ câu chuyện nhận thầu rồi bán cái cho các đơn vị khác để hưởng lợi.

Điều khó lý giải là với năng lực như thế nhưng không hiểu sao Narime có thể thực hiện chế tạo thiết bị cơ khí với tổng doanh thu năm 2014 lên tới trên 740 tỉ đồng? Theo ý kiến của cơ quan chức năng, đơn vị năng lực yếu kém nhưng lại được ôm đồm nhiệm vụ quá sức, làm theo kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi” như Narime – đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm trái yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc nội địa hoá trên 60% đối với nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 nhưng mới đạt 20,6%.

Hé lộ dấu hiệu vi phạm pháp luật

Tại hội thảo Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam được Bộ Công thương tổ chức vào ngày 10/11, nhiều doanh nghiệp cơ khí trong nước đã bày tỏ nghi ngờ vào năng lực của tổng thầu EPC trong việc thực hiện xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.

Với vấn đề vì sao các gói thầu thiết bị dự án nhà máy nhiệt điện sông Hậu 1 được triển khai xây dựng trong khi chưa có định mức dự toán được phê duyệt? Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Cao Quốc Hưng cho biết: “Cũng có nhiều lý do! Bộ Công thương đang rà soát lại”.

vu-viec-o-nhiet-dien-song-hau-1-can-xem-xet-viec-giao-thau-cua-tong-thau-lilama.jpg
Khi phóng viên báo chí hỏi về định mức dự toán, ông Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí (Narime) nói là không biết . Trước câu hỏi không có định mức giá về thiết bị, gói thầu thì căn cứ vào đâu để thi công? Ông Sáng lại cho rằng, việc này là thẩm quyền của tổng thầu Lilama.

Để tìm hiểu về tính chính xác của “tập định mức” của Bộ Công thương, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Khánh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết là Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời Bộ Công thương phải có báo cáo đánh giá cụ thể về dự án. “Hiện Bộ Công thương mới chỉ gửi sang kết quả, nhưng kết quả này lại chưa có căn cứ. Khi có đánh giá về kết quả còn phải áp dụng với quy định hiện hành và lúc đó mới đi đến thống nhất định mức sao cho phù hợp với thị trường”- ông Khánh nói.

Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Văn phòng luật sư Trường Lộc, TP. Hà Nội khẳng định: Dự toán, dự án đầu tư xây dựng phải tuân theo Nghị định 32/2015 ngày 25/3/2015 của Chính phủ về việc quản lý đầu tư xây dựng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 32, quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt theo Khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng. The đó, chi phí xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng.

“Theo Khoản 5 Điều 10 Nghị định 32 thì dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết trong trường hợp chỉ định thầu. Trong trường hợp này, dự án đã thi công và chọn nhà thầu khi chưa phê duyệt dự toán xây dựng đã vi phạm Nghị định 32 của Chính phủ, vi phạm pháp luật”- luật sư Tuấn nói.

H. Châu- V. Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội​
 

Việc làm nổi bật

Top