Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Phiên tòa mang lại niềm tin đối với người dân về công cuộc phòng, chống tham nhũng của Ðảng và Nhà nước.
Bản hợp đồng EPC số 33
Ðông đảo cán bộ và nhân dân cho rằng, việc đưa bị cáo Ðinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN; bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HÐQT PVC cùng 20 đồng phạm nguyên là các lãnh đạo, cán bộ cấp cao của PVN và PVC ra xét xử chính là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, sự quyết liệt của Ðảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Ðây cũng là bài học xương máu cho những người giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước nhưng đã thoái hóa, biến chất, cấu kết thành nhóm lợi ích đục khoét, vơ vét tài sản của Nhà nước.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa
Cáo trạng nêu rõ, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Ðinh La Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo Tổng công ty Ðiện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, và chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án cấp tạm ứng tiền trái quy định. Thực hiện chỉ đạo của Ðinh La Thăng, Ðỗ Chí Thanh, nguyên Chủ tịch HÐQT PV Power và Vũ Huy Quang, nguyên Tổng Giám đốc PV Power giao cho cán bộ cấp dưới soạn thảo Hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 theo mẫu của Hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1. Hợp đồng EPC số 33 chỉ có tám trang giấy A4 gồm 10 điều. Hồ sơ đề xuất gói thầu EPC và các tài liệu làm rõ đều không có. Do thiết kế kỹ thuật hiệu chỉnh, tổng dự toán hiệu chỉnh, hồ sơ yêu cầu gói thầu EPC chưa thực hiện cho nên giá trị quy định trong Hợp đồng EPC số 33 được tạm tính là 1,2 tỷ USD. Ðáng chú ý, trong bản Hợp đồng EPC số 33 có nêu nhiều căn cứ là các quyết định, thông báo, biên bản đàm phán... tuy nhiên, thực tế PV Power và PVC không lập, không ban hành các tài liệu này. Việc chọn nhà thầu và ký Hợp đồng EPC số 33 được chứng minh là làm trái nhiều quy định của pháp luật: Ðiều 41 của Nghị định 85/2009/NÐ-CP ngày 15-10-2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ðấu thầu và quy định về lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Ðiều 16, Ðiều 17 của Nghị định số 12/2009/NÐ-CP ngày 12-2-2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Ðiều 9, Ðiều 10 của Nghị định số 48/2010/NÐ-CP ngày 7-5-2010 của Chính phủ quy định về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Mặt khác, Hợp đồng EPC số 33 được lập, ký không đúng quy định của pháp luật, có nhiều nội dung không có thật, nhất là không có quy định về giá trị Hợp đồng và thanh toán của điều khoản và điều kiện hợp đồng. Không có Phụ lục 2 (điều kiện và quy trình thanh toán) quy định về khoản tạm ứng, không có thỏa thuận Hợp đồng. Ban quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 báo cáo PVN vẫn đang đàm phán và chưa đi đến thống nhất tỷ lệ tạm ứng hợp đồng với PVC, nhưng theo đề nghị của PVC, PVN căn cứ hợp đồng này đã chi 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC tạm ứng trái quy định. Không chỉ cho tạm ứng sai quy định, từ bản Hợp đồng EPC số 33 Trịnh Xuân Thanh cùng một số cá nhân đã sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước gần 120 tỷ đồng. Từ ngày 7-9-2011, PVN đã biết rõ việc PVC sử dụng số tiền tạm ứng trong dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sai mục đích, nhưng lãnh đạo PVN không có ý kiến thu hồi.
Cơ quan tố tụng nhận định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong các đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn, trong đó có dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án này, vì những động cơ khác nhau, các bị cáo đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế cho Nhà nước. Thậm chí, một số bị cáo còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập chứng từ khống, rút tiền của dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Cơ quan truy tố cũng cho rằng, hành vi này của các bị cáo đã gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân, cần được xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Những luận điệu, dư luận không đúng về vụ án
Trong quá trình xét xử vụ án, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội (VKS) đã đưa ra những luận cứ, hồ sơ, bút lục lời khai thể hiện rõ hành vi phạm tội của Ðinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm. Ðối với phần bào chữa của bị cáo Ðinh La Thăng và các luật sư cho rằng, việc chỉ định tổng thầu là theo chủ trương đã có và được Chính phủ đồng ý là không đúng. VKS dẫn chứng các văn bản trả lời của Chính phủ khẳng định không có nội dung nào thể hiện Chính phủ đồng ý cho PVN chỉ định PVC làm tổng thầu. Bởi lẽ, văn bản của Chính phủ chỉ nêu việc lựa chọn nhà thầu phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu. Như vậy, PVN đã không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ. Ðiều này bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về vụ án, nhất là những thông tin không chính xác lan truyền trên mạng xã hội khi cho rằng, bị cáo Ðinh La Thăng thực hiện việc chỉ định thầu vì được sự đồng ý từ Chính phủ bằng văn bản cụ thể.
Ðại diện VKS đưa ra nhiều chứng cứ chứng minh bị cáo Ðinh La Thăng lợi dụng vị trí là người có trách nhiệm cao nhất của tập đoàn, mặc dù biết rõ PVC không đủ năng lực và kinh nghiệm, nhưng đã lấy lý do sức ép về tiến độ, chủ động đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trái với Nghị quyết của Hội đồng thành viên PVN. Bị cáo phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại rất lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội. Ðại diện VKS khẳng định, ngoài việc gây thiệt hại ban đầu xác định được, việc làm trên của các bị cáo đã khiến dự án kéo dài gấp hai lần thời gian, gây đội vốn đầu tư.
Trong phần luận tội, VKS chỉ rõ mối quan hệ cho thấy, Ðinh La Thăng có vai trò quyết định trong việc bổ nhiệm, cất nhắc Vũ Ðức Thuận, nguyên Tổng Giám đốc PVC và Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù biết rõ PVC khó khăn về tài chính, không đủ năng lực, nhưng để tạo điều kiện cho PVC, Ðinh La Thăng vẫn chỉ định thầu, chỉ đạo các bị cáo và đối tượng liên quan ở PV Power ký Hợp đồng EPC số 33 và tạm ứng tiền trái pháp luật để Trịnh Xuân Thanh, Vũ Ðức Thuận sử dụng trái mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước. Từ đây, VKS cho rằng, phải chăng bị cáo Ðinh La Thăng đã nhắm tới dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 để cho PVC làm tổng thầu? Ðó phải chăng là lợi ích nhóm?
Ðại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Ðinh La Thăng 14 đến 15 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; bị cáo Trịnh Xuân Thanh 13 đến 14 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và chung thân về tội "Tham ô tài sản", tổng hình phạt là chung thân.
Theo dõi phiên xét xử vừa qua, chúng tôi nhận thấy tinh thần làm việc với trách nhiệm rất cao của đại diện các cơ quan tố tụng, tuân thủ Hiến pháp và theo đúng tinh thần cải cách tư pháp của Ðảng và Nhà nước. Có thể nói, đây là lần đầu trong lịch sử tố tụng của nước ta, một cán bộ từng giữ trọng trách rất cao bị truy tố trước tòa vì sai phạm kinh tế. Ðiều này là minh chứng rõ nhất cho tinh thần "luật pháp bất vị thân". Dù là cán bộ ở cấp nào, một khi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt công bằng, nghiêm minh.
Bản hợp đồng EPC số 33
Ðông đảo cán bộ và nhân dân cho rằng, việc đưa bị cáo Ðinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN; bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HÐQT PVC cùng 20 đồng phạm nguyên là các lãnh đạo, cán bộ cấp cao của PVN và PVC ra xét xử chính là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, sự quyết liệt của Ðảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Ðây cũng là bài học xương máu cho những người giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước nhưng đã thoái hóa, biến chất, cấu kết thành nhóm lợi ích đục khoét, vơ vét tài sản của Nhà nước.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa
Mặt khác, Hợp đồng EPC số 33 được lập, ký không đúng quy định của pháp luật, có nhiều nội dung không có thật, nhất là không có quy định về giá trị Hợp đồng và thanh toán của điều khoản và điều kiện hợp đồng. Không có Phụ lục 2 (điều kiện và quy trình thanh toán) quy định về khoản tạm ứng, không có thỏa thuận Hợp đồng. Ban quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 báo cáo PVN vẫn đang đàm phán và chưa đi đến thống nhất tỷ lệ tạm ứng hợp đồng với PVC, nhưng theo đề nghị của PVC, PVN căn cứ hợp đồng này đã chi 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC tạm ứng trái quy định. Không chỉ cho tạm ứng sai quy định, từ bản Hợp đồng EPC số 33 Trịnh Xuân Thanh cùng một số cá nhân đã sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích gây thiệt hại cho Nhà nước gần 120 tỷ đồng. Từ ngày 7-9-2011, PVN đã biết rõ việc PVC sử dụng số tiền tạm ứng trong dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sai mục đích, nhưng lãnh đạo PVN không có ý kiến thu hồi.
Cơ quan tố tụng nhận định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Các bị cáo trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong các đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn, trong đó có dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án này, vì những động cơ khác nhau, các bị cáo đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế cho Nhà nước. Thậm chí, một số bị cáo còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập chứng từ khống, rút tiền của dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Cơ quan truy tố cũng cho rằng, hành vi này của các bị cáo đã gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân, cần được xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Những luận điệu, dư luận không đúng về vụ án
Trong quá trình xét xử vụ án, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội (VKS) đã đưa ra những luận cứ, hồ sơ, bút lục lời khai thể hiện rõ hành vi phạm tội của Ðinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm. Ðối với phần bào chữa của bị cáo Ðinh La Thăng và các luật sư cho rằng, việc chỉ định tổng thầu là theo chủ trương đã có và được Chính phủ đồng ý là không đúng. VKS dẫn chứng các văn bản trả lời của Chính phủ khẳng định không có nội dung nào thể hiện Chính phủ đồng ý cho PVN chỉ định PVC làm tổng thầu. Bởi lẽ, văn bản của Chính phủ chỉ nêu việc lựa chọn nhà thầu phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu. Như vậy, PVN đã không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ. Ðiều này bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về vụ án, nhất là những thông tin không chính xác lan truyền trên mạng xã hội khi cho rằng, bị cáo Ðinh La Thăng thực hiện việc chỉ định thầu vì được sự đồng ý từ Chính phủ bằng văn bản cụ thể.
Ðại diện VKS đưa ra nhiều chứng cứ chứng minh bị cáo Ðinh La Thăng lợi dụng vị trí là người có trách nhiệm cao nhất của tập đoàn, mặc dù biết rõ PVC không đủ năng lực và kinh nghiệm, nhưng đã lấy lý do sức ép về tiến độ, chủ động đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trái với Nghị quyết của Hội đồng thành viên PVN. Bị cáo phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại rất lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội. Ðại diện VKS khẳng định, ngoài việc gây thiệt hại ban đầu xác định được, việc làm trên của các bị cáo đã khiến dự án kéo dài gấp hai lần thời gian, gây đội vốn đầu tư.
Trong phần luận tội, VKS chỉ rõ mối quan hệ cho thấy, Ðinh La Thăng có vai trò quyết định trong việc bổ nhiệm, cất nhắc Vũ Ðức Thuận, nguyên Tổng Giám đốc PVC và Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù biết rõ PVC khó khăn về tài chính, không đủ năng lực, nhưng để tạo điều kiện cho PVC, Ðinh La Thăng vẫn chỉ định thầu, chỉ đạo các bị cáo và đối tượng liên quan ở PV Power ký Hợp đồng EPC số 33 và tạm ứng tiền trái pháp luật để Trịnh Xuân Thanh, Vũ Ðức Thuận sử dụng trái mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước. Từ đây, VKS cho rằng, phải chăng bị cáo Ðinh La Thăng đã nhắm tới dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 để cho PVC làm tổng thầu? Ðó phải chăng là lợi ích nhóm?
Ðại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Ðinh La Thăng 14 đến 15 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; bị cáo Trịnh Xuân Thanh 13 đến 14 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và chung thân về tội "Tham ô tài sản", tổng hình phạt là chung thân.
Theo dõi phiên xét xử vừa qua, chúng tôi nhận thấy tinh thần làm việc với trách nhiệm rất cao của đại diện các cơ quan tố tụng, tuân thủ Hiến pháp và theo đúng tinh thần cải cách tư pháp của Ðảng và Nhà nước. Có thể nói, đây là lần đầu trong lịch sử tố tụng của nước ta, một cán bộ từng giữ trọng trách rất cao bị truy tố trước tòa vì sai phạm kinh tế. Ðiều này là minh chứng rõ nhất cho tinh thần "luật pháp bất vị thân". Dù là cán bộ ở cấp nào, một khi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt công bằng, nghiêm minh.
Qua theo dõi vụ án, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều nức lòng. Rất tin tưởng Ðảng và Nhà nước ta với tinh thần kiên quyết, nghiêm trị tội phạm tham nhũng, tiêu cực. Quá trình xét xử cũng phải theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trừng trị tội phạm tham nhũng phải thật nghiêm minh, không có vùng cấm, "xử lý vài người để cứu muôn người". Mong muốn lớn nhất của người dân là bên cạnh đưa ra mức trừng phạt đích đáng, các cơ quan pháp luật có biện pháp thu hồi tài sản của Nhà nước bị thất thoát.
Lù Văn Que
Ủy viên Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam
Relate Threads