Đó là câu hỏi của luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Phan Trung Hoài trong phần bào chữa bổ sung cho ông Đinh La Thăng chiều 24-3 trong phiên xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm.
Các luật sư đề nghị VKS tranh luận đến cùng đối với quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước. Thậm chí, luật sư Nguyễn Huy Thiệp còn cho rằng, việc mua ngân hàng 0 đồng có dấu hiệu của tội hình sự để chiếm đoạt tài sản.
Quyết định mua 0 đồng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự
Ông Thiệp dẫn văn bản trả lời của Ngân hàng nhà nước cho thấy, NHNN có quyền mua, còn không có quy định mua giá bao nhiêu. Và quy trình mua là phải nhận được sự đồng thuận của các cổ đông.
Ông Đinh La Thăng tại tòa
Và giá cả đưa ra thỏa thuận thì cả ông Hà Văn Thắm lẫn PVN, những cổ đông lớn đều không được thông báo, thương lượng, yêu cầu và NHNN đơn phương ra quyết định mua bằng 0 tất cả cổ phần. Như vậy đúng hay sai? Rõ ràng, không có luật nào quy định được mua 0 đồng. Luật sư Nguyễn Huy Thiệp nói.
Ông Thiệp nhấn mạnh: "Có luật sư đã phát biểu rằng việc mua 0 đồng chính là cố ý làm trái, còn tôi thì cho rằng đây đây là hành vi có dấu hiệu của tội tham nhũng: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Liên quan đến việc góp vốn vi phạm quy định của Luật các tổ chức tín dụng, ông Nguyễn Huy Thiệp cho rằng cần xác định ở lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng) là góp vốn hay duy trì vốn để đảm bảo tỉ lệ vốn đã góp?
"Thực tế việc góp vốn đã được thực hiện từ năm 2008, là 20% tỉ lệ vốn điều lệ của OceanBank. Trong các lần góp vốn sau là bổ sung phần vốn góp cho phù hợp với tỉ lệ % mà PVN đang nắm ở OceanBank. Luật các tổ chức tín dụng chỉ cấm việc góp vốn chứ không cấm việc duy trì tỉ lệ vốn góp". Ông Thiệp phát biểu.
Cũng theo ông Thiệp thì từ tháng 3-2011, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo giảm tỉ lệ vốn góp ở PVN để phù hợp với pháp luật hiện hành, như vậy, bản thân ý thức của ông Đinh La Thăng đã biết Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực pháp luật nên đã yêu cầu ban Tổng giám đốc của PVN giảm tỉ lệ vốn góp vào OceanBank, nhưng việc giảm tỉ lệ vốn góp này phải đảm bảo theo lộ trình.
Từ những lập luận trên, ông Nguyễn Huy Thiệp đề nghị VKS tranh luận đến cùng và đưa ra căn cứ bằng văn bản với việc ông Đinh La Thăng ký thỏa thuận góp vốn với Hà Văn Thắm chưa xin ý HĐQT hay ký nghị quyết vốn chưa xin ý kiến thủ tướng thì có quy định nào phải thực hiện việc ấy không? Nếu ông Thăng vi phạm thì vi phạm quy định cụ thể nào về quản lý kinh tế, phải dẫn ra trình tự nào là trình tự đúng.
Còn luật sư Phan Trung Hoài cũng đề nghị VKS xác định lại chắc chắn xem cụ thể về 800 tỉ này bị mất đi do việc góp vốn hay không?
Luật sư Hoài cũng đề nghị VKS đối đáp, quyết định của Ngân hàng nhà nước mua OceanBank với giá 0 đồng có nêu: "Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cổ đông đối với PVN", thì nội dung này được hiểu là "chấm dứt tư cách cổ đông của PVN, chứ không khẳng định PVN mất 800 tỉ".
Lúc này vốn đã được Ngân hàng nhà nước quản lý phần vốn. Vậy thì, tư cách và phần vốn của nhà nước vẫn do nhà nước quản lý 800 tỉ có bị mất đi hay không?
Ông Đinh La Thăng: Lấy tiền đâu để bù lỗ cho OceanBank?
Trước đó, trong phần tự bào chữa, ông Đinh La Thăng cũng đề nghị đại diện VKS đánh giá OceanBank thời điểm đó vốn chủ sở hữu âm... nhưng đối tác vẫn mua, sau khi đã được xem kết luận thanh tra.
Thực tế, việc mua OceanBank với giá 0 đồng, chuyển thành NH TNHH một thành viên thì NHNN đã bỏ đồng nào vào NH Đại Dương chưa? Vẫn đăng ký vốn điều lệ là 4.000 tỉ đồng, Vậy 4.000 tỉ đồng ở đâu, rõ ràng vẫn là của các cổ đông... NHNN lấy tiền đâu để bỏ vào đấy? Nếu NHNN lấy tiền ngân sách bỏ vào đấy là vi phạm Luật Ngân sách nhà nước vì theo quy định, không thể lấy tiền của nhà nước bù lỗ cho doanh nghiệp.
Ông Thăng cũng khẳng định, tháng 8-2011, ông Thăng đã chuyển công tác. Trong ba năm sau đó OceanBank vẫn có lãi. "Vậy sao bị cáo lại phải chịu trách nhiệm được? Xin lỗi HĐXX, xin lỗi đại diện VKS, nó giống như chuyện một ông lấy người vợ mà chồng trước đã chết. Ông này cứ đi ra mộ ông chồng kia khóc vật vã. Hỏi vì sao khóc thì bảo vì ông này chết nên tôi mới phải lấy vợ của ông" - ông Thăng ví.
* Phiên tòa vẫn đang tiếp tục.
Các luật sư đề nghị VKS tranh luận đến cùng đối với quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng của Ngân hàng Nhà nước. Thậm chí, luật sư Nguyễn Huy Thiệp còn cho rằng, việc mua ngân hàng 0 đồng có dấu hiệu của tội hình sự để chiếm đoạt tài sản.
Quyết định mua 0 đồng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự
Ông Thiệp dẫn văn bản trả lời của Ngân hàng nhà nước cho thấy, NHNN có quyền mua, còn không có quy định mua giá bao nhiêu. Và quy trình mua là phải nhận được sự đồng thuận của các cổ đông.
Ông Đinh La Thăng tại tòa
Ông Thiệp nhấn mạnh: "Có luật sư đã phát biểu rằng việc mua 0 đồng chính là cố ý làm trái, còn tôi thì cho rằng đây đây là hành vi có dấu hiệu của tội tham nhũng: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Liên quan đến việc góp vốn vi phạm quy định của Luật các tổ chức tín dụng, ông Nguyễn Huy Thiệp cho rằng cần xác định ở lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng) là góp vốn hay duy trì vốn để đảm bảo tỉ lệ vốn đã góp?
"Thực tế việc góp vốn đã được thực hiện từ năm 2008, là 20% tỉ lệ vốn điều lệ của OceanBank. Trong các lần góp vốn sau là bổ sung phần vốn góp cho phù hợp với tỉ lệ % mà PVN đang nắm ở OceanBank. Luật các tổ chức tín dụng chỉ cấm việc góp vốn chứ không cấm việc duy trì tỉ lệ vốn góp". Ông Thiệp phát biểu.
Cũng theo ông Thiệp thì từ tháng 3-2011, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo giảm tỉ lệ vốn góp ở PVN để phù hợp với pháp luật hiện hành, như vậy, bản thân ý thức của ông Đinh La Thăng đã biết Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực pháp luật nên đã yêu cầu ban Tổng giám đốc của PVN giảm tỉ lệ vốn góp vào OceanBank, nhưng việc giảm tỉ lệ vốn góp này phải đảm bảo theo lộ trình.
Từ những lập luận trên, ông Nguyễn Huy Thiệp đề nghị VKS tranh luận đến cùng và đưa ra căn cứ bằng văn bản với việc ông Đinh La Thăng ký thỏa thuận góp vốn với Hà Văn Thắm chưa xin ý HĐQT hay ký nghị quyết vốn chưa xin ý kiến thủ tướng thì có quy định nào phải thực hiện việc ấy không? Nếu ông Thăng vi phạm thì vi phạm quy định cụ thể nào về quản lý kinh tế, phải dẫn ra trình tự nào là trình tự đúng.
Còn luật sư Phan Trung Hoài cũng đề nghị VKS xác định lại chắc chắn xem cụ thể về 800 tỉ này bị mất đi do việc góp vốn hay không?
Luật sư Hoài cũng đề nghị VKS đối đáp, quyết định của Ngân hàng nhà nước mua OceanBank với giá 0 đồng có nêu: "Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cổ đông đối với PVN", thì nội dung này được hiểu là "chấm dứt tư cách cổ đông của PVN, chứ không khẳng định PVN mất 800 tỉ".
Lúc này vốn đã được Ngân hàng nhà nước quản lý phần vốn. Vậy thì, tư cách và phần vốn của nhà nước vẫn do nhà nước quản lý 800 tỉ có bị mất đi hay không?
Ông Đinh La Thăng: Lấy tiền đâu để bù lỗ cho OceanBank?
Trước đó, trong phần tự bào chữa, ông Đinh La Thăng cũng đề nghị đại diện VKS đánh giá OceanBank thời điểm đó vốn chủ sở hữu âm... nhưng đối tác vẫn mua, sau khi đã được xem kết luận thanh tra.
Thực tế, việc mua OceanBank với giá 0 đồng, chuyển thành NH TNHH một thành viên thì NHNN đã bỏ đồng nào vào NH Đại Dương chưa? Vẫn đăng ký vốn điều lệ là 4.000 tỉ đồng, Vậy 4.000 tỉ đồng ở đâu, rõ ràng vẫn là của các cổ đông... NHNN lấy tiền đâu để bỏ vào đấy? Nếu NHNN lấy tiền ngân sách bỏ vào đấy là vi phạm Luật Ngân sách nhà nước vì theo quy định, không thể lấy tiền của nhà nước bù lỗ cho doanh nghiệp.
Ông Thăng cũng khẳng định, tháng 8-2011, ông Thăng đã chuyển công tác. Trong ba năm sau đó OceanBank vẫn có lãi. "Vậy sao bị cáo lại phải chịu trách nhiệm được? Xin lỗi HĐXX, xin lỗi đại diện VKS, nó giống như chuyện một ông lấy người vợ mà chồng trước đã chết. Ông này cứ đi ra mộ ông chồng kia khóc vật vã. Hỏi vì sao khóc thì bảo vì ông này chết nên tôi mới phải lấy vợ của ông" - ông Thăng ví.
* Phiên tòa vẫn đang tiếp tục.
Relate Threads