Hơn 35 năm qua, cùng với sự phát triển của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác dầu khí ngày càng làm chủ về công nghệ, đưa năng lực thi công công trình dầu khí biển lên ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.
Thực hiện nghị quyết Hội đồng Xí nghiệp Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro lần thứ II, ngày 9-7-1982, Cục Xây lắp thuộc Vietsovpetro được thành lập với nhiệm vụ xây lắp các công trình biển cho Vietsovpetro. Đến năm 2004, Cục Xây lắp đổi tên thành Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác dầu khí (gọi tắt là Xí nghiệp Xây lắp) như bây giờ.
Phát triển nhanh chóng sau hai năm thành lập, năm 1984, lần đầu tiên Xí nghiệp Xây lắp (lúc đó là Cục Xây lắp) đã tổ hợp, xây dựng giàn MSP-1 với trọng lượng khoảng 5.000 tấn, lắp đặt tại vùng nước sâu 50m. Việc xây dựng và đưa vào khai thác giàn MSP-1 đã đánh dấu một giai đoạn phát triển ngành xây dựng dầu khí ở Việt Nam. Giai đoạn này, công nghệ xây dựng chủ yếu là lắp ráp các cấu kiện (block) đã được chế tạo sẵn từ Liên Xô (cũ) chuyển qua. Sau hơn 30 năm hoạt động, đến nay giàn MSP-1 vẫn hoạt động và duy trì sản lượng trên 1.800 tấn/ngày.
Tiếp đến, năm 1996, Xí nghiệp Xây lắp đã liên doanh với nhà thầu Halliburton - Mỹ thắng thầu quốc tế dự án EPC giàn khai thác N1 của Công ty Dầu khí Việt - Nhật (JVPC), Ruby A của Công ty Petronas Carigali. Đây là dự án đầu tiên của Việt Nam thắng thầu quốc tế trong lĩnh vực dầu khí và thực hiện một dây chuyền hoàn chỉnh để chế tạo một công trình dầu khí biển từ nguyên liệu thô theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sau khi thực hiện thành công 2 dự án trên, Xí nghiệp Xây lắp đã học hỏi và làm chủ hoàn toàn công nghệ để xây dựng hoàn chỉnh một công trình dầu khí. Kể từ đó, Xí nghiệp Xây lắp thắng thầu liên tiếp các gói thầu xây dựng cho các công ty dầu khí trong và ngoài nước như: Unocal - Thái Lan, CNOOC - Indonesia, PVGas - Vietnam, Trường Sơn JOC, Hoàn Vũ JOC, Cửu Long JOC, Premier Oil, VRJ, Hoàng Long JOC... với tổng cộng hơn 30 giàn khai thác dầu khí, 500km đường ống, 3 tầu chứa dầu FSO.
Đến năm 2010-2011, Xí nghiệp Xây lắp đã trúng thầu gói thầu EPCI công trình giàn khai thác nước sâu trên 110m đó là giàn ĐH02 cho Công ty Dầu khí Đại Hùng POC với trọng lượng lên đến 8.000 tấn và đã trở thành đơn vị đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công công trình lắp đặt ở độ sâu trên 100m nước. Tiếp theo thành công đó, Xí nghiệp Xây lắp tiếp tục thi công chế tạo 2 chân đế Hải Thạch và Mộc Tinh cho Công ty Lam Sơn JOC, và công trình Thiên Ưng của Vietsovpetro cùng lắp đặt ở độ sâu 130m nước…
Theo thống kê thì kể từ ngày thành lập đến nay, Xí nghiệp Xây lắp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Hội đồng hai phía giao như: xây dựng trên 60 công trình giàn khoan khai thác dầu khí ở độ sâu 50-60m nước tại mỏ Rồng, Bạch Hổ, Gấu Trắng và Thỏ Trắng; chế tạo, lắp đặt hơn 400.000 tấn kết cấu kim loại; rải hơn 780km đường ống ngầm dẫn dầu, khí, nước; khảo sát duy trì chứng chỉ trên 700 lượt công trình.
Ngoài ra, Vietsovpetro cũng đã thực hiện đấu thầu quốc tế xây dựng gần 36 công trình dầu khí cho các công ty dầu khí trong và ngoài nước với gần 200.000 tấn kết cấu được chế tạo, lắp đặt; rải trên 500km đường ống ngầm. Đặc biệt, đã thực hiện chế tạo, lắp đặt thành công 6 chân đế có kích thước lớn và trọng lượng đến 8.000 tấn, lắp đặt ở vùng nước sâu từ 100m đến 130m nước. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã tin tưởng giao cho Vietsovpetro thiết kế, thi công, lắp đặt 27 công trình nhà giàn DKI.
Hơn 35 năm qua, cùng với sự phát triển của Vietsovpetro, phù hợp với chiến lược phát triển ngành xây dựng dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Xí nghiệp Xây lắp luôn luôn quan tâm đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý; nghiên cứu ứng dụng đổi mới làm chủ công nghệ; phát huy lao động sáng tạo; đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất; an toàn trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất, gia công chế tạo, thi công xây dựng, lắp đặt các công trình dầu khí của Vietsovpetro mà còn cung cấp dịch vụ cho các đơn vị khác trong ngành Dầu khí trong và ngoài nước.
Bãi chế tạo trên bờ của Xí nghiệp Xây lắp có khu vực thi công rộng 210.000m2, trong đó 20.000m2 là nhà xưởng, bờ cảng dài 800m với độ sâu 8m tính từ mực nước thủy triều thấp nhất. Các trang thiết bị cẩu bờ có sức nâng 1.350 tấn, tổng công suất cẩu 3.000 tấn; hàng trăm thiết bị hàn tự động và bán tự động; các thiết bị gia công cơ khí CNC; phòng thí nghiệm đã đạt tiêu chuẩn VILAB 17025... giúp công suất bãi chế tạo có thể đạt 30 nghìn tấn kết cấu/năm. Về các thiết bị thi công biển, xí nghiệp trang bị hệ thống búa hơi và búa thủy lực để đóng cọc có công suất đến 750 KNm; 2 thiết bị khảo sát dưới biển ROV làm việc ở độ sâu 500m nước.
Về mảng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên dụng được chú trọng đầu tư phát triển. Ví dụ như phần mềm thiết kế kết cấu, thiết bị cơ khí, công nghệ hệ thống đường ống, HVAC, cáp điện…; phần mềm phân tích, thiết kế mô phỏng hệ thống điện EDSA; phần mềm thiết kế và phân tích bình áp lực PV Elite; phần mềm quản lý dự án Primavera và các ứng dụng khác trong điều hành quản lý sản xuất...
Với những thành tựu đã đạt được thời gian qua, Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác Dầu khí đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân như: Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2010); 1 Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2005); 1 Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1997); 1 Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1988), 4 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (các năm 1996, 2002, 2008, 2009)...
Trong định hướng phát triển giai đoạn 2015-2020 và xa hơn nữa của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro nói riêng và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói chung, việc nỗ lực tìm kiếm và khai thác các mỏ mới ở vùng nước sâu, xa bờ là ưu tiên hàng đầu. Với sự cố gắng của tập thể lao động quốc tế, Xí nghiệp Xây lắp - Vietsovpetro sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các giải pháp cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành xây dựng các công trình dầu khí biển trong sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường.
Thực hiện nghị quyết Hội đồng Xí nghiệp Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro lần thứ II, ngày 9-7-1982, Cục Xây lắp thuộc Vietsovpetro được thành lập với nhiệm vụ xây lắp các công trình biển cho Vietsovpetro. Đến năm 2004, Cục Xây lắp đổi tên thành Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác dầu khí (gọi tắt là Xí nghiệp Xây lắp) như bây giờ.
Phát triển nhanh chóng sau hai năm thành lập, năm 1984, lần đầu tiên Xí nghiệp Xây lắp (lúc đó là Cục Xây lắp) đã tổ hợp, xây dựng giàn MSP-1 với trọng lượng khoảng 5.000 tấn, lắp đặt tại vùng nước sâu 50m. Việc xây dựng và đưa vào khai thác giàn MSP-1 đã đánh dấu một giai đoạn phát triển ngành xây dựng dầu khí ở Việt Nam. Giai đoạn này, công nghệ xây dựng chủ yếu là lắp ráp các cấu kiện (block) đã được chế tạo sẵn từ Liên Xô (cũ) chuyển qua. Sau hơn 30 năm hoạt động, đến nay giàn MSP-1 vẫn hoạt động và duy trì sản lượng trên 1.800 tấn/ngày.
Tiếp đến, năm 1996, Xí nghiệp Xây lắp đã liên doanh với nhà thầu Halliburton - Mỹ thắng thầu quốc tế dự án EPC giàn khai thác N1 của Công ty Dầu khí Việt - Nhật (JVPC), Ruby A của Công ty Petronas Carigali. Đây là dự án đầu tiên của Việt Nam thắng thầu quốc tế trong lĩnh vực dầu khí và thực hiện một dây chuyền hoàn chỉnh để chế tạo một công trình dầu khí biển từ nguyên liệu thô theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đến năm 2010-2011, Xí nghiệp Xây lắp đã trúng thầu gói thầu EPCI công trình giàn khai thác nước sâu trên 110m đó là giàn ĐH02 cho Công ty Dầu khí Đại Hùng POC với trọng lượng lên đến 8.000 tấn và đã trở thành đơn vị đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công công trình lắp đặt ở độ sâu trên 100m nước. Tiếp theo thành công đó, Xí nghiệp Xây lắp tiếp tục thi công chế tạo 2 chân đế Hải Thạch và Mộc Tinh cho Công ty Lam Sơn JOC, và công trình Thiên Ưng của Vietsovpetro cùng lắp đặt ở độ sâu 130m nước…
Theo thống kê thì kể từ ngày thành lập đến nay, Xí nghiệp Xây lắp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Hội đồng hai phía giao như: xây dựng trên 60 công trình giàn khoan khai thác dầu khí ở độ sâu 50-60m nước tại mỏ Rồng, Bạch Hổ, Gấu Trắng và Thỏ Trắng; chế tạo, lắp đặt hơn 400.000 tấn kết cấu kim loại; rải hơn 780km đường ống ngầm dẫn dầu, khí, nước; khảo sát duy trì chứng chỉ trên 700 lượt công trình.
Ngoài ra, Vietsovpetro cũng đã thực hiện đấu thầu quốc tế xây dựng gần 36 công trình dầu khí cho các công ty dầu khí trong và ngoài nước với gần 200.000 tấn kết cấu được chế tạo, lắp đặt; rải trên 500km đường ống ngầm. Đặc biệt, đã thực hiện chế tạo, lắp đặt thành công 6 chân đế có kích thước lớn và trọng lượng đến 8.000 tấn, lắp đặt ở vùng nước sâu từ 100m đến 130m nước. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã tin tưởng giao cho Vietsovpetro thiết kế, thi công, lắp đặt 27 công trình nhà giàn DKI.
Hơn 35 năm qua, cùng với sự phát triển của Vietsovpetro, phù hợp với chiến lược phát triển ngành xây dựng dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Xí nghiệp Xây lắp luôn luôn quan tâm đến việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý; nghiên cứu ứng dụng đổi mới làm chủ công nghệ; phát huy lao động sáng tạo; đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất; an toàn trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất, gia công chế tạo, thi công xây dựng, lắp đặt các công trình dầu khí của Vietsovpetro mà còn cung cấp dịch vụ cho các đơn vị khác trong ngành Dầu khí trong và ngoài nước.
Bãi chế tạo trên bờ của Xí nghiệp Xây lắp có khu vực thi công rộng 210.000m2, trong đó 20.000m2 là nhà xưởng, bờ cảng dài 800m với độ sâu 8m tính từ mực nước thủy triều thấp nhất. Các trang thiết bị cẩu bờ có sức nâng 1.350 tấn, tổng công suất cẩu 3.000 tấn; hàng trăm thiết bị hàn tự động và bán tự động; các thiết bị gia công cơ khí CNC; phòng thí nghiệm đã đạt tiêu chuẩn VILAB 17025... giúp công suất bãi chế tạo có thể đạt 30 nghìn tấn kết cấu/năm. Về các thiết bị thi công biển, xí nghiệp trang bị hệ thống búa hơi và búa thủy lực để đóng cọc có công suất đến 750 KNm; 2 thiết bị khảo sát dưới biển ROV làm việc ở độ sâu 500m nước.
Về mảng công nghệ thông tin, các phần mềm chuyên dụng được chú trọng đầu tư phát triển. Ví dụ như phần mềm thiết kế kết cấu, thiết bị cơ khí, công nghệ hệ thống đường ống, HVAC, cáp điện…; phần mềm phân tích, thiết kế mô phỏng hệ thống điện EDSA; phần mềm thiết kế và phân tích bình áp lực PV Elite; phần mềm quản lý dự án Primavera và các ứng dụng khác trong điều hành quản lý sản xuất...
Với những thành tựu đã đạt được thời gian qua, Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác Dầu khí đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân như: Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2010); 1 Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2005); 1 Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1997); 1 Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1988), 4 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (các năm 1996, 2002, 2008, 2009)...
Trong định hướng phát triển giai đoạn 2015-2020 và xa hơn nữa của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro nói riêng và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói chung, việc nỗ lực tìm kiếm và khai thác các mỏ mới ở vùng nước sâu, xa bờ là ưu tiên hàng đầu. Với sự cố gắng của tập thể lao động quốc tế, Xí nghiệp Xây lắp - Vietsovpetro sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các giải pháp cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành xây dựng các công trình dầu khí biển trong sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường.
Nguyên Phương - Petrotimes.vn
Relate Threads