Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số chủng vi khuẩn và nấm men có đặc tính mới - vừa tạo màng sinh học vừa có khả năng dùng để xử lý ô nhiễm dầu.
Nhóm nghiên cứu do TS Lê Thị Nhi Công - Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công sự hình thành màng sinh học (biofilm) từ các vi sinh vật phân lập tại Việt Nam nhằm định hướng ứng dụng trong xử lý ô nhiễm dầu mỏ.
Trước tình trạng tràn dầu, rò rỉ khí gây ra ô nhiễm môi trường và các biện pháp xử lý làm giảm tác hại không được xử lý một cách triệt để thì công nghệ sử dụng màng sinh học (biofilm) do các vi sinh vật tạo ra hiện đang được xem là công nghệ có hiệu quả xử lý dầu cao.
Bằng phương pháp nghiên cứu cấu trúc hóa lý, cấu trúc phân tử và cấu trúc quần thể của biofilm nhằm sử dụng các chủng tạo biofilm này trong xử lý ô nhiễm dầu ở Việt Nam; kiểm tra khả năng và hiệu quả xử lý các thành phần hydrocarbon dầu mỏ của các màng sinh học trong phòng thí nghiệm.
Trên cơ sở kết quả đạt được sẽ xây dựng mô hình xử lý nước bị nhiễm dầu bằng công nghệ biofilm. Bằng việc phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn và nấm men biển tạo biofilm tốt có khả năng phân hủy các thành phần dầu mỏ, thu thập các mẫu đất và nước bị ô nhiễm dầu ở một số vùng biển tại Việt Nam để tiến hành phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy hoặc chuyển các thành phần hydrocarbon dầu mỏ.
Trong số các chủng được tuyển chọn, chủng nấm men Trichosporon Asahii QN-B1 có khuẩn lạc tròn, gọn, bề mặt khô cằn, ở giữa có nhân lồi, trắng, đường kính 3 - 4mm là chủng có các khả năng tốt hơn các chủng còn lại: phân hủy phenol và tạo biofilm tốt ở pH từ 3 - 7; nồng độ NaCl là 1,5% và nhiệt độ 30 độ C. Chủng này có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở nồng độ phenol lên tới 200ppm.
Đồng thời, từ các mẫu nước thải ở khu công nghiệp Từ Liêm, Hà Nội, nhóm nghiên cứu phân lập được chủng Bacillus sp. B8 vừa có khả năng tạo màng sinh học cao và phân hủy dầu diesel tốt. Nuôi tĩnh chủng B8 dưới các điều kiện bổ sung 1% dầu diesel, sau 5 ngày ở dưới dạng màng sinh học cao, hoạt động bề mặt lớn và phân hủy tốt dầu diesel, chủng B8 có tiềm năng ứng dụng trong xử lý nước bị ô nhiễm dầu.
Các kết quả nghiên cứu này mở ra tiềm năng của việc sử dụng biofilm do hỗn hợp các chủng nấm men tạo thành trong việc xử lý phenol và các hợp chất khác gây ô nhiễm môi trường.
Được biết, kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Journal of Science, Natural Science and Technology, tạp chí Sinh học của Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhóm nghiên cứu do TS Lê Thị Nhi Công - Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công sự hình thành màng sinh học (biofilm) từ các vi sinh vật phân lập tại Việt Nam nhằm định hướng ứng dụng trong xử lý ô nhiễm dầu mỏ.
Bằng phương pháp nghiên cứu cấu trúc hóa lý, cấu trúc phân tử và cấu trúc quần thể của biofilm nhằm sử dụng các chủng tạo biofilm này trong xử lý ô nhiễm dầu ở Việt Nam; kiểm tra khả năng và hiệu quả xử lý các thành phần hydrocarbon dầu mỏ của các màng sinh học trong phòng thí nghiệm.
Trên cơ sở kết quả đạt được sẽ xây dựng mô hình xử lý nước bị nhiễm dầu bằng công nghệ biofilm. Bằng việc phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn và nấm men biển tạo biofilm tốt có khả năng phân hủy các thành phần dầu mỏ, thu thập các mẫu đất và nước bị ô nhiễm dầu ở một số vùng biển tại Việt Nam để tiến hành phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy hoặc chuyển các thành phần hydrocarbon dầu mỏ.
Trong số các chủng được tuyển chọn, chủng nấm men Trichosporon Asahii QN-B1 có khuẩn lạc tròn, gọn, bề mặt khô cằn, ở giữa có nhân lồi, trắng, đường kính 3 - 4mm là chủng có các khả năng tốt hơn các chủng còn lại: phân hủy phenol và tạo biofilm tốt ở pH từ 3 - 7; nồng độ NaCl là 1,5% và nhiệt độ 30 độ C. Chủng này có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở nồng độ phenol lên tới 200ppm.
Đồng thời, từ các mẫu nước thải ở khu công nghiệp Từ Liêm, Hà Nội, nhóm nghiên cứu phân lập được chủng Bacillus sp. B8 vừa có khả năng tạo màng sinh học cao và phân hủy dầu diesel tốt. Nuôi tĩnh chủng B8 dưới các điều kiện bổ sung 1% dầu diesel, sau 5 ngày ở dưới dạng màng sinh học cao, hoạt động bề mặt lớn và phân hủy tốt dầu diesel, chủng B8 có tiềm năng ứng dụng trong xử lý nước bị ô nhiễm dầu.
Các kết quả nghiên cứu này mở ra tiềm năng của việc sử dụng biofilm do hỗn hợp các chủng nấm men tạo thành trong việc xử lý phenol và các hợp chất khác gây ô nhiễm môi trường.
Được biết, kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Journal of Science, Natural Science and Technology, tạp chí Sinh học của Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thu Anh - Một Thế Giới
Relate Threads