“Vàng đen” - một thời vang bóng

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Connect Unlimited, 1/6/16.

  1. Connect Unlimited
    Offline

    Connect Unlimited Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Vung Tau
    Sau khi các nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới hồi tháng Tư vừa qua đã không thể đạt được thỏa thuận về “đóng băng” sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu, sự quan tâm của thế giới lại đang hướng về cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sắp diễn ra vào ngày 2/6 với những hy vọng và lo ngại đan xen.

    Khoảng thời gian hai năm vừa qua là một giai đoạn đầy khó khăn đối với các nước sản xuất và xuất khẩu dầu thế giới, từ các “đại gia” dầu mỏ Trung Đông đến cường quốc “vàng đen” như Nga, Venezuela… Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ Trung Đông đã bị mất 390 tỷ USD doanh thu do giá dầu sụt giảm mạnh trong năm 2015. Dự đoán, mức thiệt hại đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ nghiêm trọng hơn trong năm 2016.

    Thời hoàng kim có thể đã qua

    Đa số các quốc gia thành viên OPEC nhìn chung đều lo ngại khi giá dầu giảm, do nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách chính phủ. Các nước đã từng “hốt bạc” nhờ xuất khẩu dầu mỏ giờ phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn kinh tế khắc nghiệt hơn. Ví dụ, Venezuela và Nigeria đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng và phải chờ đợi đến giai đoạn đa dạng hoá kinh tế hậu dầu mỏ.

    [​IMG]
    Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tình trạng nguồn cung dầu dư thừa trên toàn cầu sẽ giảm mạnh vào cuối năm nay, trong bối cảnh sản lượng dầu thô của Canada đi xuống đáng kể do các vụ cháy rừng và nhu cầu dầu của Ấn Độ tăng mạnh.

    IEA cho rằng giá dầu trong quý I/2016 vẫn theo hướng giảm (hiện khoảng 48 USD/thùng) khi nguồn cung từ các nước ngoài OPEC sẽ giảm mạnh do giá thành khai thác của khối này quá cao. Với nước Mỹ, sau khi sản lượng tăng 3,7 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 2008-2014, sản lượng nước này sẽ giảm bớt 400.000 thùng/ngày trong năm 2016.

    Phải chăng các nước dầu mỏ đã qua thời “hoàng kim”? Một ví dụ điển hình là Saudi Arabia sở hữu 260,1 tỷ thùng dầu, chiếm tới 24% tổng lượng dự trữ dầu mỏ đã được phát hiện của thế giới. Đây là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới và đóng vai trò quyết định trong OPEC.

    Không những thế, trái ngược với hầu hết các nước sản xuất dầu khác, nguồn dầu dự trữ của Saudi Arabia liên tục tăng thêm khi các giếng dầu mới không ngừng được phát hiện. Hiện hoạt động khai thác, sản xuất dầu mỏ chiếm vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của Saudi Arabia. Ngành này đóng góp tới 75% thu ngân sách, 45% GDP, 90% thu nhập từ xuất khẩu, giúp nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 19 thế giới.

    Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi trong hai năm qua, khi giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh từ hơn 100 USD/thùng vào đầu năm 2014 xuống khoảng 40 USD/thùng. Thu nhập bình quân đầu người của Saudi Arabia giảm mạnh.

    Từ chủ nợ, Saudi Arabia đang phải lên kế hoạch vay 10 tỷ USD của các ngân hàng nước ngoài gồm Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, nhằm giúp bù đắp phần thiếu hụt ngân quỹ do thu nhập giảm vì giá dầu lao dốc. Đây sẽ là khoản nợ quốc gia đầu tiên của Saudi Arabia trong nhiều năm qua.

    Thêm một tin không vui khác là hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s gần đây đã đồng loạt hạ mức độ tín nhiệm của các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt ở Vùng Vịnh là Saudi Arabia, Bahrain và Oman. Theo đó, mức tín nhiệm của Saudi Arabia bị hạ một bậc từ Aa3 xuống A1.

    Trong báo cáo của mình, Moody’s nêu rõ quyết định trên được đưa ra phản ánh việc giá dầu giảm đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của Saudi Arabia trong bối cảnh nước này là nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

    Cũng theo Moody’s, nhịp độ tăng trưởng kinh tế chậm lại trong khi tỷ lệ nợ ngày càng cao đã làm giảm khả năng chống đỡ của Saudi Arabia trước các “cú sốc” từ bên ngoài trong tương lai là nguyên nhân chính khiến họ đưa ra quyết định trên. Moody’s hạ độ tín nhiệm của Bahrain, từ mức Ba1 xuống Ba2, và của Oman, từ mức A3 xuống Baa1.

    Trước những diễn biến không mấy tích cực trên đối với các nước sản xuất dầu, ông Daniel Yergin, phó chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường IHS Inc., cho rằng dầu mỏ vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu trong thời gian từ nay đến năm 2040.

    Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu mỏ, IEA cho hay nhu cầu dầu trên thế giới đang tăng đều đặn trong năm 2016, nhất là Ấn Độ - chiếm tới 30% tổng mức tăng nhu cầu dầu thế giới trong quý I/2016.

    Năng lượng tái sinh “lên ngôi”

    Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng Quốc tế 2016 (IEO 2016) của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). tổng sản lượng điện thế giới sẽ tăng lên 69% vào năm 2040, từ 21,6 nghìn tỷ kWh trong năm 2012 đến 25,8 nghìn tỷ kWh vào năm 2020 và 36,5 nghìn tỷ kWh vào năm 2040.

    Ước tính, khoảng 21% sản lượng điện trên thế giới là từ năng lượng tái sinh (nhiên liệu sinh học, địa nhiệt, thủy điện, năng lượng Mặt Trời…) và tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên gần 25% vào năm 2040. Trong khi đó, các nguồn năng lượng tái sinh cũng đóng góp khoảng 11% năng lượng tiêu thụ trên thế giới và con số này dự kiến tăng lên 15% vào năm 2040.

    [​IMG]
    Năng lượng tái sinh sẽ là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất đối với hoạt động sản xuất điện với tỷ lệ trung bình tăng hàng năm là 2,9%, tiếp theo là khí đốt với mức tăng 2,7%/năm và điện hạt nhân với mức tăng 2,4%/năm. Đáng chú ý là sản lượng điện thế giới sẽ tăng gấp đôi từ 2,3 nghìn tỷ kWh vào năm 2012 đến 4,5 nghìn tỷ kWh vào năm 2040.

    IEA cho biết điện Mặt Trời có thể chiếm 20-25% sản lượng điện toàn cầu vào năm 2050. Dựa trên hai báo cáo về điện Mặt Trời công bố tại Hội nghị kế hoạch Mặt Trời khu vực Địa Trung Hải diễn ra ở Tây Ban Nha, Giám đốc điều hành IEA Nobuo Tanaka dự đoán các công nghệ quang điện Mặt Trời (PV) và điện Mặt Trời tập trung (CSP) sẽ có sự phát triển rõ rệt trong những thập niên tới.

    Ông Tanaka cho hay: "Sự kết hợp giữa PV và CPS tạo ra những triển vọng đáng kể đối với việc tăng cường an ninh năng lượng, đồng thời giảm bớt lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng khoảng 6 tỷ tấn/năm vào năm 2050".

    Theo ước tính của IEA, đến năm 2050, các công nghệ PV và CSP được sử dụng kết hợp có thể sản xuất 9.000 Terawatt giờ điện, chiếm khoảng 25% sản lượng điện dự kiến của thế giới. Theo ông Tanaka, nếu đảm bảo những chính sách có hiệu quả đối với sự phát triển điện Mặt Trời, lĩnh vực PV có thể cung cấp hơn 11% tổng sản lượng điện toàn cầu đến năm 2050 trong khi mạng lưới CSP hoạt động toàn thời gian sau đó cũng có thể cung cấp sản lượng điện tương tự.

    Trong khi đó, EIA dự đoán các quốc gia mới nổi bên ngoài OECD sẽ đóng góp nhiều vào sự gia tăng sản lượng điện hạt nhân. Theo báo cáo trên, từ năm 2012 đến năm 2040, tỷ lệ sản xuất điện hạt nhân trung bình tại Trung Quốc là 9,6% còn tỷ lệ tương ứng của Ấn Độ là 7,9%. Trong khi đó, tại một số quốc gia châu Á khác, tỷ lệ sản xuất điện hạt nhân sẽ ở mức trung bình 2,9%, thậm chí khu vực dầu mỏ Trung Đông cũng sẽ tăng công suất sản xuất điện hạt nhân từ 1 GW năm 2012 đến 22GW năm 2030.

    Việc gia tăng sản lượng sản xuất điện hạt nhân cũng sẽ đẩy giá nguyên liệu uranium lên. Báo cáo của EIA cũng cho thấy, hiện có khoảng 60 lò phản ứng đang được xây dựng trên thế giới. Với tình hình này, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Tim Gitzel của Cameco Corp cho rằng số lượng uranium phải được tăng 3%/năm, từ 170 triệu pound vào năm 2016 đến 220 triệu pound vào năm 2025 mới đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy điện hạt nhân (1 pound = 0,454 kg).

    Anh Quân (TTXVN)​
     

Chia sẻ trang này