Căng thẳng Iran-Mỹ làm hồi sinh nỗi lo dầu mỏ của Ấn Độ

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran quanh Eo biển Hormuz đã làm hồi sinh bóng ma giá dầu tăng cao đang đè nén khoảng trống cho chi tiêu liên bang lớn khi Chính phủ Ấn Độ đang chuẩn bị tăng cường hoạt động kinh tế.

69910749-701x468.jpg

Cho đến nay, giá dầu và nhiên liệu vẫn ở trong vùng thoải mái, biến động trong một phạm vi hẹp. Điều này đã cho phép chính quyền lên kế hoạch chi tiêu lớn cho các chương trình xã hội về vệ sinh, nhà ở, sức khỏe và công bằng năng lượng thông qua điện khí hóa các hộ gia đình, cũng như kết nối LPG miễn phí cho các hộ nghèo.

Nhưng điều này có thể thay đổi cùng với biến động thị trường dầu trong thời gian dài và giá cao. Điều đó sẽ chèn ép người tiêu dùng bằng cách khiến nhiên liệu đắt đỏ hơn và ảnh hưởng xấu đến tài chính của chính phủ. Các báo cáo của các cơ quan xếp hạng cho rằng, giá dầu thô tăng mỗi thùng 10 USD sẽ làm giảm 0,4% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) bằng cách mở rộng thâm hụt tài khoản vãng lai thêm 12 tỷ USD.

Dầu thô đắt hơn cũng đẩy mạnh trách nhiệm trợ cấp của chính phủ và hóa đơn nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ, làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối và ảnh hưởng đến giá trị đồng rupee. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến khả năng của chính phủ trong việc nâng cao khả năng chi tiêu cho các chương trình ở khu vực xã hội.

Một cách nhanh chóng, trong tuần (17-23/6/2019) Bộ trưởng Dầu mỏ Dharmendra Pradhan đã liên tục điện đàm với các đối tác của từ Abu Dhabi và Ả Rập Xê Út để bày tỏ mối quan ngại của Ấn Độ về giá dầu cao kể từ khi có báo cáo về vụ tấn công hai tàu chở dầu.

Vào ngày 21/6/2019, ông Pradhan đã tìm sự hỗ trợ từ Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Khalid Al-Falih, để tìm kiếm sự hỗ trợ tích cực của OPEC để trấn an thị trường và giữ giá dầu ở mức hợp lý. Trước đó, ông Pradhan đã nói chuyện với Tiểu vương Ahmed Al Jaber để tìm kiếm sự đảm bảo về nguồn cung dầu và LPG không bị gián đoạn dù xảy ra sự gián đoạn ở eo biển Hormuz.

Điều trớ trêu là, hy vọng duy nhất của thị trường dầu ổn định dường như nằm trong kịch bản nhu cầu giảm sút do hoạt động kinh tế toàn cầu chậm lại và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra. Cả hai dự kiến sẽ hoạt động như một công cụ giảm tốc giá dầu.

Tuyến đường biển hẹp giữa Iran và UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) là tuyến vận chuyển cho 20% các lô hàng sản phẩm thô và tinh chế toàn cầu cũng như 25% nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Ấn Độ, nước nhập khẩu 83% nhu cầu dầu mỏ, cũng phụ thuộc rất nhiều vào tuyến đường này khi một lượng lớn các lô hàng dầu và LPG (khí hóa lỏng) đi qua đây.

Giá dầu đã liên tục tăng, điều này dường như phù hợp với những căng thẳng gia tăng ở vùng Vịnh Ba Tư, đặc biệt là kể từ khi các cuộc tấn công vào hai tàu chở dầu hồi đầu tuần. Hôm thứ Năm (20/6/2019), giá dầu thô Brent toàn cầu tăng 5%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 1/2019, vì các báo cáo về việc Iran bắn hạ một máy bay không người lái của quân đội Mỹ. Ngày 21/6/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh không kích, nhưng sau đó đã hủy lệnh lại càng làm tăng thêm sự lo lắng trên thị trường, dù giá dầu đã ổn định ở mức 65 USD/thùng.

Ấn Độ đã kiên định về nhu cầu một thị trường dầu ổn định và bền vững. New Delhi, cùng với Washington, đã liên tục thúc đẩy các nước sản xuất kiểm tra sự biến động khi cho rằng giá dầu thô ở mức cao làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu - từ đó làm giảm nhu cầu và gây tổn thương cho các nhà sản xuất.



 

Việc làm nổi bật

Top