Cảnh báo thừa giàn khoan dầu ngoài khơi

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 9/2/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Nhiều chuyên gia năng lượng quốc tế đang cảnh báo tình trạng dư thừa giàn khoan dầu khí ngoài khơi, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, số lượng giàn đóng mới đang nhiều lên, trong khi phải ít nhất là đến năm 2019, may ra chúng mới có thể tìm thấy khách hàng.

    Khoan dầu khí ngoài khơi đã là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nhất khi giá dầu sụt giảm kể từ giữa mùa hè năm 2014. Chi phí thăm dò dầu khí ngoài khơi đã giảm đáng kể trong 2 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm nay. Nhưng trong khi nhiều giàn khoan ngoài khơi vẫn đang chỏng chơ, thiếu việc làm thì nhiều giàn khoan, tàu khoan khác lại đang được đóng mới, khiến cho tình hình dư thừa nguồn cung các loại công cụ này trở nên tồi tệ hơn.

    Theo cảnh báo của ông Allan Durham, Giám đốc điều hành của Công ty Presserv, Na Uy, một công ty chuyên về bảo quản và bảo vệ ăn mòn trong công nghiệp vận chuyển dầu khí, hiện tại, nhiều tàu và giàn khoan đang được xây dựng như để đầu cơ, tích trữ, vì không có hợp đồng nào đảm bảo chúng xây dựng xong sẽ được sử dụng ngay cả. Phải đến ít nhất là năm 2019, các tàu và giàn khoan này may ra mới có thể tìm thấy khách hàng.

    Hiện có ít nhất 61 công trình nổi đang được đặt hàng, bao gồm cả tàu khoan và giàn khoan nửa nổi nửa chìm và 85% trong số đó đang được xây dựng theo kiểu đầu cơ. Tình trạng này chủ yếu diễn ra ở Đông Nam Á. Và ở một đất nước nổi tiếng về công nghiệp dịch vụ dầu khí như Singapore, điều này không giúp xoa dịu nỗi đau của tình trạng thừa cung loại tài sản đắt đỏ này.

    Việc xây dựng các giàn khoan, tàu khoan theo kiểu đầu cơ có thể hiểu như là để “đón lõng” khi giá dầu cao lên, hoạt động khoan khai thác dầu ngoài khơi sẽ sôi động hơn. Nhưng rõ ràng, yếu tố rủi ro cũng là rất lớn. Trên tờ The Business Times, nhà phân tích Kim Eng ở Maybank nhận định, năm 2017 sẽ không phải là một năm dễ dàng cho ngành công nghiệp dịch vụ dầu khí. Dù giá dầu cao hơn có thể giúp cải thiện tỷ lệ sử dụng các giàn khoan dầu ngoài khơi, nhưng quá trình này có thể cũng không nhanh so với tốc độ “đốt tiền” của những người đầu cơ. Nói cách khác, chờ được đến lúc cho thuê được giàn khoan thì các chủ sở hữu giàn cũng đã cạn tiền.

    [​IMG]
    Đây là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi theo tính toán của chuyên gia Durham, từ quý II năm nay sẽ có sẵn tổng cộng 112 giàn khoan tự nâng (jack-up). Trong số này, chỉ có 32 giàn là được xây dựng để thay thế cho số giàn khoan sẽ được cho “nghỉ hưu” trong năm 2017. Kết quả là sẽ có 80 giàn khoan mới trong một thị trường đã dư cung.

    Trong khi đó, Tạp chí Offshore dẫn một báo cáo về thị trường của Evercore cho biết, số lượng các công trình nổi được hợp đồng tính đến cuối năm ngoái là 150, giảm 2,9% so với tháng 11-2016 và giảm 30% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số dấu hiệu cải thiện. Số giàn jack-up đang làm việc đã tăng tháng thứ hai liên tiếp và đây là điều xảy ra lần đầu tiên kể từ tháng 7-2014, theo Evercore.

    Nhưng thực tế là trên toàn cầu vẫn có những giàn khoan đang nhàn rỗi.

    Mà đối với giàn khoan thì theo ông Durham, càng lâu không sử dụng giàn thì các công việc và chi phí liên quan đến việc tái kích hoạt giàn khi thị trường lấy lại được “sức nổi” sẽ càng nhiều và lớn hơn.

    Đó cũng là lý do khiến Công ty Tư vấn Năng lượng Douglas-Westwood hy vọng rằng, chi tiêu trong việc bảo dưỡng ngoài khơi, sửa chữa và duy trì hoạt động của 8.700 tài sản nổi và cố định trên toàn cầu sẽ tăng khoảng 4,1% hằng năm, từ năm 2017 đến 2021, từ mức 81 triệu USD lên 95 triệu USD vào năm 2021.

    Ngoài ra, Douglas-Westwood dự báo rằng, việc lão hóa cơ sở hạ tầng và sự cần thiết phải đáp ứng các tiêu chuẩn có thể đẩy chi tiêu này lên mức cao hơn. Châu Á và Bắc Mỹ sẽ dẫn đầu về các khoản mục chi tiêu này từ nay đến năm 2021, chiếm lần lượt 24 và 20% tổng chi tiêu toàn cầu.

    Trong khi đó, theo một báo cáo của Công ty Tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, mặc dù chi phí bảo trì các tài sản ngoài khơi được dự báo là sẽ tăng trong năm nay và 4 năm tới, tổng đầu tư vào thăm dò dầu mỏ và khí đốt vẫn giảm trong năm 2017 và giảm xuống còn 37 tỉ USD - mức đầu tư thăm dò thấp nhất kể từ năm 2009 và còn thấp hơn con số 40 tỉ USD của năm 2016. Cần nhắc lại là tổng đầu tư thăm dò dầu khí trên toàn cầu trong năm 2014, trước khi giá dầu suy giảm là 100 tỉ USD.

    Điều để hy vọng nhất trong báo cáo của Wood Mackenzie là dự báo là sẽ có sự phục hồi vào năm 2018. Khi đó, tổng đầu tư trong thăm dò dầu khí sẽ đạt khoảng 50 tỉ USD và đến năm 2020 sẽ tăng lên 60 tỉ USD.

    Linh Phương - http://petrotimes.vn
     
  2. kaipham1993
    Offline

    kaipham1993 New Member

    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    tphcm
    "Kết quả là sẽ có 80 giàn khoan mới trong một thị trường đã dư cung.", dư tới 80 dàn vậy số tiền tổn thất cũng ko hể nhỏ, theo ý kiến của nha xinh là vậy. @@
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/6/17

Chia sẻ trang này