“Điểm danh” các dự án dầu khí lớn của PVN

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 10/9/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Giá dầu giảm từ giữa năm 2014 đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các DN trong ngành dầu khí, đặc biệt ở khâu thượng nguồn và trung nguồn. Từ đầu năm 2016, giá dầu hồi phục trở lại và duy trì ở mức 50 USD/thùng đã làm giảm bớt áp lực lên các DN.

    Một vài dự án dầu khí lớn góp phần hiện đang được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và các công ty con triển khai gồm:

    Dự án Lô B Ô Môn

    Dự án có tổng mức khí thu hồi khoảng 107 tỷ m3 và 12,65 triệu thùng condensate. Theo kế hoạch ban đầu, dự án đi vào hoạt động từ năm 2014, nhưng tiến độ phát triển chậm do bất đồng trong giá mua bán khí giữa Chevron và PVN. Để xử lý vấn đề này, PVN đã mua lại số cổ phần của Chevron tại dự án này nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

    [​IMG]
    Mới đây, UBND tỉnh Kiên Giang chính thức trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Điều hành Đường ống Tây Nam (SW POC) để triển khai thực hiện Dự án đường ống dẫn khí trong tháng 5/2017. Cũng trong thời gian trên, Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (PVE) cùng đối tác Worley Parsons Australia ký hợp đồng thiết kế tổng thể FEED dự án trên với mục tiêu đến quý 1/2018 sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng.

    Tiếp theo đó, các dự án tổng thầu EPC sẽ được triển khai từ cuối năm 2018, đi cùng đó là hợp đồng khoan thăm dò dầu khí. Chính vì vậy, dự án này sẽ tạo cú hích trong kết quả kinh doanh của các công ty thượng nguồn như Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD), Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC), Tổng CTCP Kết cấu thương mại và lắp máy Dầu khí (PXS), hay CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PVB) nhờ khối lượng công việc lớn trải dài trong nhiều năm. Bên cạnh đó, Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PVGas) cũng được hưởng lợi khi công ty có thể gia tăng thêm công suất cung cấp khí của mình thêm 6,4 tỷ m3/năm. Theo quy hoạch phát triển ngành khí đến 2025, dự án sẽ cho dòng khí đầu tiên vào quý 4/2021.

    Dự án Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 2

    Dự án Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 2 được kỳ vọng hoàn thành vào năm 2019 với công suất thiết kế 7 tỷ m3 khí/năm. Mục tiêu dự án là thu gom khí từ mỏ Sư Tử Trắng – giai đoạn 2 và mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt về nhà máy xử lý khí Dinh Cố 2 nhằm chế tạo ra các sản phẩm LPG, condensate và Ethane. Trước đó, dự án Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1 được hoàn thành cuối năm 2015.

    Với việc hoàn thành 2 hợp phần của dự án, PVN kỳ vọng kích thích hoạt động thăm dò và khai thác tại khu vực nước sâu bể Nam Côn Sơn và Tư Chính - Vũng Mây đồng thời tạo tiền đề thay thế đường ống Bạch Hổ trong chiến lược phát triển dài hơi của PVN.

    Dự án Cá Rồng Đỏ

    Cùng với mỏ Sư Tử Trắng và Sao Vàng – Đại Nguyệt, dự án Cá Rồng Đỏ là một trong những dự án lớn với tổng lượng khí thu hồi vào khoảng 2,4 tỷ m3/năm. Dự án được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào 2018-2019 nhằm bù đắp sản lượng khí khô vốn được dự báo sẽ suy giảm trong các năm tới. Cá Rồng Đỏ sẽ tạo thêm công việc cho các công ty trong khâu thượng nguồn như PVD, PVS … Cụ thể, PVS đã công bố 2 hợp đồng cung cấp dịch vụ M&C với một giàn chân căng và một tàu xử lý dầu FPSO trong khi giàn PVD 5 của PVD cũng sẽ đảm nhận công việc khoan thăm dò tại khu vực này trong năm 2019.

    Dự án Cá Voi Xanh

    Đầu năm 2017, ExxonMobil và PVN đã ký thỏa thuận phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh tại lô 117, 118, 119 tại vùng trũng Sông Hồng với mục tiêu đưa khí vào bờ cung cấp cho 2 nhà máy nhiệt điện khí (công suất mỗi nhà máy 1.500 mWh) và 1 nhà máy xử lý khí tại khu kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam). Dự án được đánh giá có tiềm năng về khí lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay với khả năng thu hồi khoảng 150 tỷ m3 khí, gấp 3 lần lượng khí thu được 2 mỏ khí lớn nhất hiện tại Lan Tây, Lan Đỏ.

    Theo kế hoạch, ExxonMobil sẽ đầu tư 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi, 2 cụm khai thác ngầm và một đường ống dài khoảng 88km nối vào bờ biển Chu Lai. Cũng như dự án Lô B, dự án Cá Voi Xanh được kỳ vọng mang lại nguồn công việc lớn cho các công ty ngành dầu khí trong nhiều năm.

    Hiện ExxonMobil đã triển khai thiết kế tổng thể FEED và trong điều kiện thuận lợi, ExxonMobil có thể tiến hành xây dựng các cơ sở trên bờ từ cuối năm tháng 10/2017 để đảm bảo cho dòng khí đầu tiên vào năm 2023. Theo quy hoạch, công suất thiết kế đường ồng mỏ Cá Voi Xanh vào khoảng 9-11 tỷ m3 khí/năm.

    P/s: Hình như thiếu dự án Lọc hoá dầu Long Sơn ?

    infonet.vn​
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/9/17

Chia sẻ trang này