Diệp Giản Minh – "Ông trùm" dầu lửa Trung Quốc

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Ngày 1/3/2018, trang mạng tài chính hàng đầu Trung Quốc “Tài Tân” đưa tin: ông Diệp Giản Minh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty hữu hạn năng lượng Hoa Tín Trung Quốc (CEFC) bị điều tra, cùng ngày tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) của tỷ phú Mã Vân đưa tin ông này bị bắt từ ngày 16/2, nhưng nay tin mới lộ lọt.

Tin này cũng được hãng Reuters phát đi, lập tức, cổ phiếu của các công ty trực thuộc Tập đoàn Hoa Tín rớt giá thê thảm tại các thị trường chứng khoán Hongkong, Thâm Quyến và Singapore, chỉ trong 1 giờ tài sản của CEFC đã bốc hơi 4 tỷ NDT. Tuy nhiên, hiện truyền thông Trung Quốc chưa chính thức xác nhận việc Diệp Giản Minh bị bắt.

diep-gian-minh-rockefeller-trung-quoc.jpg

Diệp Giản Minh
Trước đó, ngày 21/11/2017, Hà Chí Bình - cựu Cục trưởng Sự vụ dân chính Hongkong, người đứng đầu “Quỹ năng lượng Trung Hoa”, đã bị FBI bắt tại Mỹ với tội danh thông qua các cơ cấu tài chính Mỹ để hối lộ quan chức các chính phủ Uganda và Chad ở châu Phi; có thông tin cho rằng số tiền mà Hà Chí Bình sử dụng để đưa hối lộ có nguồn gốc từ CEFC…

Sinh năm 1977 tại Phúc Kiến, Tiến sĩ Kinh tế, nghề nghiệp: chủ xí nghiệp, nhà từ thiện; với một lai lịch đầy bí ẩn, Diệp Giản Minh có cả quốc tịch Trung Quốc lẫn thẻ công dân Hongkong hiện đang giữ các chức Chủ tịch kiêm CEO Công ty năng lượng Hoa Tín Trung Quốc, Chủ tịch ban điều hành Quỹ Năng lượng Trung Hoa Hongkong, Chủ tịch điều hành Viện văn hóa Trung Quốc, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu an ninh năng lượng Thượng Hải, Chủ tịch Quỹ công ích Hoa Tín Thượng Hải. Ở tuổi 40, Diệp Giản Minh đã là một “người khổng lồ” trong giới kinh doanh thế giới. Ngày 26/7/2017, khi tạp chí “Fortune” công bố, ông lần thứ 4 liên tiếp có tên trong danh sách top 500 ông chủ xí nghiệp hàng đầu thế giới với thu nhập 43,7 tỷ USD, đứng thứ 222, tăng thêm 7 bậc so với năm trước đó.

Tư liệu công khai cho thấy: năm 2002, Diệp Giản Minh sáng lập ra Công ty hữu hạn năng lượng Hoa Tín; năm 2009 đặt trụ sở tổng bộ Hoa Tín ở Thượng Hải, năm 2013 đặt tổng bộ thứ 2 tại Cộng hòa Czech – Tổng bộ Hoa Tín châu Âu.

diep-gian-minh-rockefeller-trung-quoc-2.jpg

Kho dầu trữ lượng 12 triệu m3 ở Dương Phố, Hải Nam
Theo tự giới thiệu trên trang web chính thức của họ, Hoa Tín là xí nghiệp dân doanh tập thể, chủ yếu kinh doanh năng lượng và tiền tệ, hiện có 2 tập đoàn công ty, 13 công ty cấp 1 và 1 công ty chứng khoán, nắm giữ cổ phần nhiều công ty nước ngoài niêm yết trên sàn chứng khoán; hiện có 30 ngàn cán bộ quản lý và nhân viên, nhiều năm được bình chọn là “Xí nghiệp có ảnh hưởng nhất Trung Quốc”, đứng thứ 7 trong top 500 xí nghiệp dân doanh Trung Quốc năm 2017.

Diệp Giản Minh rất ít khi xuất hiện trước giới truyền thông và đặc biệt kín tiếng về gia thế cũng như tiểu sử của mình. Ông bắt đầu nổi tiềng khi bất ngờ bỏ ra 9,1 tỷ USD thu mua 14,2% cố phần của Công ty dầu khí Nga Rosneft, trở thành cổ đông lớn thứ 3 của công ty dầu khí lên sàn lớn nhất thế giới này. Khi đó người ta mới để ý đến việc trước đó, ngày 14/12/2015, Hoa Tín đã thu mua 51% cổ phần của Công ty Dầu khí quốc gia Kazackstan (KMGI), mỗi năm giành quyền tiêu thụ 10 triệu tấn dầu của nước này.

Hoa Tín cũng đã ký Hợp đồng hợp tác chiến lược với Abudabi, giành được quyền sở hữu 4% khu tô nhượng ADCO và quyền tiêu thụ 3,2 triệu tấn dầu/năm cùng hợp đồng cung ứng lâu dài 10 triệu tấn dầu thô/năm với Công ty dầu khí quốc gia nước này. Hoa Tín cũng thông qua hợp tác với Công ty dầu khí Trung Hoa của Đài Loan giành được 35% cổ phần cùng quyền khai thác của 3 mỏ dầu có trữ lượng 3,3 tỷ thùng ở Cộng hòa Chad…Tính ra, từ 2015 đến nay Hoa Tín đã chi hơn 1,7 tỷ USD để thu mua các xí nghiệp năng lượng ở Rumania, UAE, Nga, Chad và bỏ ra 1,2 tỷ USD để mua các xí nghiệp dịch vụ tiền tệ ở Mỹ và CH Czech. Năm 2015 thu nhập của Hoa Tín đạt 263 tỷ NDT, trong đó 60% là do mua bán dầu khí.

diep-gian-minh-rockefeller-trung-quoc-3.jpg

Trụ sở Tập đoàn Hoa Tín.
Bên cạnh việc tiến ra chiếm lĩnh thị trường dầu khí nước ngoài, Hoa Tín còn mạnh tay đầu tư xây dựng các căn cứ dự trữ dầu khí lớn và hợp tác với các xí nghiệp quốc doanh, liên doanh đưa mua bán dầu khí lên tầm cao phục vụ chiến lược quốc gia. Hiện Hoa Tín đang xây dựng các kho dầu trữ lượng 12 triệu m3 ở Dương Phố, Hải Nam và 10 triệu m3 ở Nhật Chiếu, Sơn Đông, 2 triệu m3 ở Thanh Đảo cùng một số kho khác ở Chu Hải, Giang Tô…

Nguồn vốn của Hoa Tín chủ yếu có từ Ngân hàng phát triển quốc gia Trung Quốc (CDB). Ngân hàng này đã rót cho Hoa Tín vay 32,3 tỷ NDT, chiếm 87,5% tổng số tiền vay ngân hàng của Hoa Tín.


Ngô Tuyết
vietnamnet.vn
 

Việc làm nổi bật

Top