Phố Wall nói gì về giá dầu năm 2019?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Thị trường đang có nhiều bất ổn lớn và việc dự đoán xu hướng cho giá dầu năm 2019 khó hơn bình thường, trong khi chính sách của OPEC vẫn chưa đủ gây sốc cho thị trường.

Thị trường dầu có một năm 2018 đầy biến động, khi giá vọt lên đỉnh 4 năm vào tháng 10 rồi quay đầu lao dốc và mất hơn 30 USD trong những tháng sau đó. Lo ngại dư cung và thiếu cầu là nguyên chính dẫn tới sự biến động mạnh của thị trường dầu trong nửa sau của năm 2018.

Tất nhiên vẫn có những yếu tố khác chi phối giá dầu trong năm ngoái, ví như việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tái khởi động thỏa thuận giảm sản lượng dầu vào đầu tháng 12. Những dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan tới giá dầu và sản lượng của Mỹ cũng khiến thị trường hoang mang.

Thị trường đang có nhiều bất ổn lớn và việc dự đoán xu hướng cho giá dầu năm 2019 khó hơn bình thường, ông Neil Atkinson, Giám đốc nghiên cứu thị trường dầu tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho biết. Trong đó, bất ổn địa chính trị là mối đe dọa lớn đối với ngành dầu mỏ, theo ông Ryan Lance, Giám đốc điều hành ConocoPhillips.

Trong khi đó, nhà quản lý danh mục Greg Sharenow tại Quỹ Pacific Investment Management cho rằng chính sách của OPEC vẫn chưa đủ gây sốc.

Ryan Lance, CEO Conoco Phillips

033ryan-lance.jpg
“Chúng tôi dự đoán thị trường dầu vẫn sẽ biến động, một phần vì sản lượng dầu đá phiến tại Bắc Mỹ có thể tăng lên hoặc giảm nhanh chóng dựa vào sự thay đổi trong đầu tư.

Để tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi tin rằng cần phải vận hành một doanh nghiệp thăm dò và sản xuất dầu với doanh thu tài chính ổn định trong suốt chu kỳ. Đây là điều cần thiết để thu hút giới đầu tư trở lại với ngành dầu mỏ. Chúng tôi phải tìm cách để giới đầu tư có thể rút lui khi giá thấp và trở lại tham gia khi giá cao.

Xét về nguồn lực và sản lượng, ngành dầu đá phiến của Bắc Mỹ sẽ tiếp tục là điểm sáng của lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Dầu đá phiến đã thay đổi lĩnh vực năng lượng và sẽ giúp Mỹ giữ vững vị trí là nước sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới. Lĩnh vực năng lượng cũng nhờ đó mà giữ đà tăng trưởng trong nhiều năm tới.

Những rủi ro nghiêm trọng nhất trong ngắn hạn đối với lĩnh vực năng lượng là bất ổn địa chính trị và các yếu tố có thể khiến tăng trưởng kinh tế thế giới và nhu cầu năng lượng giảm”.

Greg Sharenow, Quản lý danh mục, Pimco

600greg.jpg
“Đối với giới đầu tư hàng hóa, có một sự thay đổi rõ rệt so với 4 năm trước, do động lực chính cho cân bằng cung – cầu và giá cả sẽ giảm đáng kể.

Năm 2014, OPEC vẫn đang cạnh tranh để giành thị phần nhưng hai năm sau, tổ chức này phải giảm mạnh sản lượng để cứu giá dầu. Tuy nhiên, đến năm 2019, xét theo nhiều khía cạnh, chính sách của OPEC có thể thiếu sự bất ngờ đối với thị trường vì tổ chức này sẽ luôn hành động để tránh tình trạng dư cung hoặc thâm hụt nguồn cung. Vì vậy, sự biến động của giá dầu vẫn nằm trong dự báo của thị trường.

Có người cho rằng, quyết định của OPEC sẽ giúp giá dầu Brent dần ổn định lại và mức độ biến động của thị trường sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, điều này vẫn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác, như việc Mỹ có tiếp tục tăng sản lượng dầu hay không, kinh tế thế giới có tồi tệ hơn không, các nhà hoạch định chính sách có thay đổi chủ trương hay không và lệnh tái trừng phạt Iran của Mỹ có hiệu lực tới đâu.

Bên cạnh đó, vào cuối năm 2019, Tổ chức Hàng hải Quốc tế có thể yêu cầu giảm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu dùng cho ngành. Khi đó, chính sách này sẽ hỗ trợ lớn cho giá dầu Brent. Hiện tại, chúng tôi cho rằng OPEC vẫn có thể xoay xở được với những rủi ro này”.

David Lebovitz, Chiến lược gia thị trường toàn cầu, JPMorgan

de5david.jpg
“Bước sang năm 2019, chúng ta sẽ thấy các nhà sản xuất dầu đá phiến hành động có trách nhiệm hơn. Có vẻ họ sẽ kỷ luật hơn trong việc bơm dầu và đầu tư, nên theo kịch bản cơ bản của chúng tôi, nguy cơ dư cung giống như vài năm trước là không có.

Những gì xảy ra với OPEC và quyết định rời tổ chức của Qatar là một tín hiệu thú vị cho thấy mọi thứ có thể không tốt đẹp như ta tưởng, thậm chí chúng ta sẽ chứng kiến thêm nhiều sự chia rẽ khác. Tôi có cảm giác không có lợi ích nhóm ở OPEC. Theo phán đoán của tôi, trong bối cảnh chính trị hiện nay, tình hình có thể tệ hơn.

Trong bối cảnh thế giới hy vọng Mỹ sẽ phần nào siết nguồn cung dầu và thỏa thuận của OPEC không đạt hiệu quả như mong muốn, mọi con mắt sẽ lại đổ dồn về Mỹ”.

Neil Atkinson, Giám đốc mảng dầu của IEA

e3cNeil.jpg
“Việc dự đoán xu hướng của thị trường dầu trong năm 2019 khó hơn mọi khi. Có một danh sách dài các bất ổn ở phía cung và cầu.

Ngày thực hiện quy định mới về nhiên liệu hàng hải của Tổ chức Hàng hải Quốc tế đang tới gần. Khi đó, chúng ta sẽ biết ngành vận tải biển và lọc dầu chuẩn bị như thế nào cho sự thay đổi lớn về chính sách này mà không gây gián đoạn cho thị trường nhiên liệu.

Phía cung có nhiều yếu tố phức tạp, mà một trong số đó là thỏa thuận giảm sản lượng dầu của OPEC+ với mục tiêu đưa thị trường từ tình trạng dư thừa về cân bằng. Năm 2019, chúng ta cũng sẽ được biết Mỹ dự kiến làm gì với các khách hàng của Iran sau thời hạn miễn trừng phạt 180 ngày. Liệu sản lượng dầu của Venezuela có tiếp tục giảm mạnh? Và liệu hoạt động sản xuất tại Libya vẫn được duy trì hay bị gián đoạn nhiều hơn?

Tất cả đều là bất ổn với thị trường dầu. IEA kỳ vọng rằng thị trường dầu năm 2019 sẽ không biến động mạnh như năm 2018. Việc giá dầu vượt 85 USD/thùng sẽ không phải là điều tốt đẹp gì đối với người tiêu dùng. Nhưng giá giảm về 55 USD/thùng cũng chẳng phải là tin đáng vui cho các nhà sản xuất dầu”.


NDH.vn
 

Việc làm nổi bật

Top