Suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới nhu cầu dầu

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Nhu cầu dầu toàn cầu tăng trong năm ngoái với tốc độ thấp nhất kể từ năm 2014, do giá tăng cùng với sự giảm tốc trong hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa đã gây thiệt hại cho nhu cầu nhiên liệu và hóa dầu.

Nhu cầu có thể tăng thậm chí chậm hơn trong năm 2019, do sự suy yếu hơn nữa của hầu hết các chỉ số sản xuất và vận chuyển hàng hóa kể từ đầu năm nay.

dau32_YPLO.jpg

Nhu cầu dầu thế giới tăng chỉ 1,44 triệu thùng/ngày (1,46%) trong năm 2018, theo báo cáo mới nhất đánh giá thống kê của BP về năng lượng thế giới, được công bố vào ngày 11/6/2019.

Tăng trưởng nhu cầu giảm từ 1,67 triệu thùng/ngày (1,72%) trong năm 2017, 1,69 triệu thùng/ngày (1,78%) trong năm 2016 và 1,85 triệu thùng/ngày (1,99%) trong năm 2015.

Nếu kinh tế toàn cầu trảỉ qua suy giảm giữa chu kỳ trong năm nay tương tự như trong năm 2014/15 hay 2011/12, tăng trưởng tiêu thụ toàn cầu có thể giảm tốc xuống 1,0 hay 1,2% trong năm 2019.
Dựa vào nhu cầu hiện tại gần 100 triệu thùng/ngày, điều đó có nghĩa là tăng chỉ 1,0 tới 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2019.

Một cuộc suy thoái toàn cầu rõ ràng sẽ giảm tăng trưởng hơn nữa, có khả năng xuống chưa tới 1,0 triệu thùng/ngày và khiến thị trường dư cung trầm trọng.

Hiện tại, cả ba cơ quan thống kê lớn dự đoán tăng trưởng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2019, cho thấy có sự suy giảm giữa chu kỳ nhưng không phải suy thoái.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đưa dự báo tăng trưởng 1,22 triệu thùng/ngày, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA dự báo 1,2 triệu thùng và tổ chức OPEC dự báo 1,14 triệu thùng.

Nhưng tăng trưởng chậm chạp như vậy trong tiêu thụ đặt ra một vấn đề đối với OPEC vì các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ sẽ nắm bắt tất cả sự gia tăng trong nhu cầu dầu năm nay, như trong năm 2018 và 2017.

EIA dự báo sản lượng dầu mỏ lỏng của Mỹ sẽ tăng gần 2 triệu thùng/ngày trong năm 2019, làm giảm việc tăng nhu cầu.

Thị trường dầu vẫn gần cân bằng chỉ vì các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran và Venezuela, cũng như các vấn đề sản xuất tại một vài nước, đang gây gián đoạn sản lượng của OPEC.

Nhu cầu của sản phẩm chưng cất sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi suy giảm theo chu kỳ vì nhu cầu mạnh thêm trong sản xuất, vận chuyển hàng hóa, khai thác và sản xuất dầu, khí đốt.

Nhu cầu yếu từ các nhà sản xuất và công ty vận tải giải thích tại sao lợi nhuận sản xuất sản phẩm chưng cất vẫn yếu bất chấp việc giới thiệu quy định nhiên liệu hàng hải mới đã lên kế hoạch vào cuối năm nay.

Tiêu thụ sản phẩm chưng cất tăng khoảng 740.000 thùng/ngày (2,1%) trong năm 2018, giảm từ 800.000 thùng/ngày (2,3%) trong năm 2017, nhưng vẫn khá nhanh so với sự mở rộng kinh tế hiện nay.

Nếu kinh tế toàn cầu trải qua suy giảm giữa kỳ tương tự năm 2015/16 hay 2011/12, tăng trưởng nhu cầu có thể chậm lại xuống chỉ 180.000 - 360.000 thùng/ngày (0.5-1%) trong năm 2019.

Nguồn: VITIC/Reuters
 

Việc làm nổi bật

Top